Vôi hóa đốt sống cổ – Biểu hiện, nguyên nhân, chẩn đoán và hướng điều trị

Vôi hóa cột sống cổ có thể gây nên hậu quả là những cơn đau nhức nghiêm trọng và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Việc phòng tránh và điều trị bệnh từ sớm giúp bệnh nhân tránh được những rủi ro không đáng có. Cùng tìm hiểu các thông tin chi tiết về vôi hóa đốt sống cổ trong bài viết dưới đây.

Vôi hóa đốt sống cổ - Thông tin cần biết
Vôi hóa đốt sống cổ – Thông tin cần biết

Vôi hóa đốt sống cổ là gì?

Vôi hóa đốt sống cổ là bệnh lý tưởng chừng như chỉ xảy ra ở người già nhưng trong những năm gần đây, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Vôi hóa cột sống cổ đang trở thành gánh nặng bệnh tật cho toàn xã hội, nhất là trong vấn đề về lao động.

Đây là bệnh lý xương khớp thuộc nhóm thoái hóa. Khái niệm vôi hoá được dùng để chỉ tình trạng lắng đọng canxi tại dây chằng nối từ đốt sống cổ đến mấu vai hoặc bám vào mấu ngang. Từ đó khiến cho cột sống bị thoái hoá và hình thành nên các gai xương.

Cột sống cổ bao gồm 7 đốt sống xếp chồng lên nhau từ C1 đến C7. Trong đó, tình trạng vôi hoá đốt sống cổ phổ biến nhất là vị trí C4 C5 C6. Nếu bệnh không được kiểm soát kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là bại liệt.

Nguyên nhân và triệu chứng vôi hóa đốt sống cổ

Nguyên nhân vôi hóa đốt sống cổ có nhiều điểm tương đồng với các bệnh lý thoái hoá xương khớp khác. Để điều trị triệt để, bệnh nhân cần xác định chính xác các nguyên nhân gây ra vôi hóa.

Một số yếu tố nguy cơ cần cảnh giác có thể kể đến như:

  • Tuổi tác: Khi tuổi tác càng cao, quá trình lão hóa tự nhiên càng diễn ra nhanh chóng hơn, hệ thống chất sụn xương khớp sẽ mất dần tính đàn hồi khiến khả năng tái tạo sụn suy yếu gây ra vôi hóa.
  • Giới tính: Các thống kê, tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cao hơn phụ nữ. Nguyên nhân được giải thích là do tính chất công việc của nam giới thường phải bê vác và hoạt động mạnh. Ở phụ nữ, vôi hoá thường gặp ở giai đoạn tiền mãn kinh.
  • Chấn thương: Bệnh vôi hóa đốt sống cổ có thể là biến chứng của các chấn thương ở cổ trong quá trình chơi thể thao, tham gia giao thông hoặc làm việc.
  • Tình trạng lắng đọng canxi: Lượng lớn canxi lắng đọng dưới dạng calcipyrophosphat tại dây chằng và các đốt sống làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý xương khớp, trong đó có vôi hóa cột sống cổ. Lâu dần, chúng sẽ làm cho hệ thống dây chằng dày lên và tạo thành các gai xương gây đau đớn cho người bệnh.
  • Thói quen sinh hoạt: Đây là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh vôi hoá. Ngồi nhiều, ngủ gục trên bàn, lười vận động, vặn bẻ cổ đột ngột hay giữ nguyên một tư thế quá lâu là những thói quen xấu làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Ngoài các nguyên nhân kể trên, bệnh nhân còn có thể mắc bệnh do yếu tố di truyền, rối loạn tuần hoàn máu hoặc nhiễm trùng.

Bệnh vôi hóa đốt sống cổ thường dễ bị nhầm lẫn với tình trạng gai cột sống cổ. Do vậy, bệnh nhân cần chú ý một số dấu hiệu triệu chứng điển hình sau đây:

  • Đau nhức, mỏi cứng cổ: Người bệnh có những cơn đau nhức, cứng cổ khi xoay chuyển, đau tăng khi hoạt động và cải thiện khi nghỉ ngơi. Đồng thời xuất hiện nhức đầu ở vùng chẩm và trán, đau lan lên đỉnh đầu và tức ở hốc mắt. Có trường hợp đau lan xuống cả bả vai.
  • Tê bì ở chân tay: Cơn đau kéo dài gây ra cảm giác tê bì, ngứa ran ở một hoặc hai bên cánh tay. Tình trạng này kéo dài có thể gây teo cơ và hạn chế khả năng vận động của phần trên cơ thể.
  • Chóng mặt, ù tai, suy giảm trí nhớ: Nếu thấy đau vùng cổ và kèm theo các triệu chứng này thì người bệnh cần cảnh giác và đi thăm khám sớm.
Những dấu hiệu đầu tiê đầu tiên của bệnh là đau mỏi cột sống cổ, hoa mắt, chóng mặt,...
Những dấu hiệu đầu tiê đầu tiên của bệnh là đau mỏi cột sống cổ, hoa mắt, chóng mặt,…

Vôi hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?

Các chuyên gia xương khớp khẳng định, vôi hoá cột sống cổ là một bệnh lý nguy hiểm nếu bệnh nhân không tiến hành chữa trị sớm. Do những triệu chứng của bệnh không đặc trưng nên bệnh nhân dễ nhầm lẫn với các bệnh về xương khớp khác.

Đa số các trường hợp đều không nhận thức được tình trạng bệnh cho đến khi có có cơn đau và tiến hành chụp X-quang. Đến lúc này thì cột sống cổ đã hình thành gai xương khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn.

Bệnh vôi hóa đốt sống cổ nếu để lâu ngày không chữa trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Chèn ép rễ thần kinh: Gai xương làm tổn thương dây thần kinh khiến quá trình dẫn truyền thông tin bị gián đoạn. Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh là chèn ép rễ thần kinh tủy sống, gây rối loạn cảm giác hoặc thậm chí là bại liệt.
  • Rối loạn tiền đình: Tại các đốt sống cổ tập trung nhiều dây thần kinh, vôi hoá làm suy giảm quá trình tuần hoàn máu đến não, gây rối loạn tiền đình với các biểu hiện đặc trưng là chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, hay quên, mất ngủ triền miên.
  • Hẹp tủy sống: Không gian trong tủy sống thu hẹp lại do các gai xương ngày một dài ra. Lúc này, cấu trúc cột sống cổ bị thay đổi, bệnh nhân thường xuyên cảm thấy đau đầu, đau nhức bả vai và hai cánh tay.
  • Thoát vị đĩa đệm: Đĩa đệm hai đốt sống cổ bị vôi hoá làm giảm khả năng đàn hồi kém, đây là nguy cơ dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm rất.
  • Thiểu năng tuần hoàn não hệ động mạch đốt sống thân nền: Các gai chèn ép lên động mạch đốt sống cổ, gây ra cảm giác hoa mắt, chóng mặt, ù tai và suy giảm trí nhớ kéo dài.
Chèn ép thần kinh, hẹp đốt sống hay thoát vị đĩa đệm đều là những biến chứng thường gặp của vôi hoá
Chèn ép thần kinh, hẹp đốt sống hay thoát vị đĩa đệm đều là những biến chứng thường gặp của vôi hoá

Cách điều trị bệnh vôi hóa đốt sống cổ

Các chuyên gia xương khớp cho rằng: điều trị dứt điểm hoàn toàn bệnh vôi hóa đốt sống cổ rất khó khăn. Tuy nhiên, bệnh nhân bị vôi hoá cũng không cần quá lo lắng.

Nếu bệnh phát hiện ở giai đoạn khởi phát thì các biện pháp cải thiện triệu chứng bệnh có thể giúp bệnh nhân gần như không gặp khó khăn gì trong quá trình sinh hoạt hàng ngày.

Điều trị vôi hóa đốt sống cổ bằng phương pháp của Tây y

Phương pháp Tây y được đa số người bệnh lựa chọn do hiệu quả điều trị tốt và cải thiện các triệu chứng bệnh nhanh chóng. Tùy vào mức độ vôi hóa cột sống mà bác sĩ sẽ có những chỉ định thích hợp như uống thuốc, điều trị với vật lý trị liệu hay can thiệp ngoại khoa.

Uống thuốc chữa vôi hóa đốt sống cổ

Các thuốc Tây y có tác dụng giảm đau, chống viêm tương đối nhanh nhưng nếu dùng trong thời gian dài thì có thể gặp nhiều tác dụng phụ.

Do vậy, người bệnh vôi hóa đốt sống cổ cần chú ý dùng thuốc theo đúng liều lượng mà bác sĩ kê, tuyệt đối không tự ý mua để sử dụng.

  • Thuốc giảm đau, kháng viêm: Paracetamol, Meloxicam, Diclofenac, Piroxicam… được chỉ định với mục đích cải thiện các cơn đau tại vị trị bị vôi hóa.
  • Thuốc giãn cơ: Các loại thuốc cải thiện các triệu chứng căng cơ thường được kê như Mydocalm, Chlorzoxazone, Metaxalone,…
  • Thuốc phát triển sụn khớp: Chondroitin, Glucosamine, vitamin D,… đây là các hoạt chất được dùng để hỗ trợ sự tăng trưởng của sụn khớp.

[pr_middle_post]

Vật lý trị liệu

Song song với biện pháp điều trị bằng thuốc, bệnh nhân nên áp dụng thêm các phương pháp vật lý trị liệu để nâng cao hiệu quả của quá trình điều trị.

Một số phương pháp vật lý trị liệu điều trị vôi hoá đốt sống cổ có thể kể đến là:

  • Các phương pháp kéo giãn cột sống cổ bằng thiết bị chuyên dụng.
  • Áp dụng chiếu tia hồng ngoại, sử dụng máy xung điện có bước sóng ngắn.
  • Ứng dụng các tác động của nhiệt năng, điện năng.
Các biện pháp vật lý trị liệu giúp bệnh nhâm kiểm soát tốt các triệu chứng đau đớn, mệt mỏi
Các biện pháp vật lý trị liệu giúp bệnh nhâm kiểm soát tốt các triệu chứng đau đớn, mệt mỏi

Phẫu thuật

Trong trường hợp vôi hóa đốt sống cổ nặng, các bác sĩ có thể chỉ định can thiệp ngoại khoa để điều trị bệnh dứt điểm.

Mục đích của phẫu thuật là loại bỏ phần gai xương hình thành do vôi hóa trên cột sống cổ và cải thiện các chèn ép thần kinh gây đau đớn cho bệnh nhân.

Tuy nhiên, cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định thực hiện phẫu thuật vì phương pháp này tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm.

Cách chữa vôi hóa đốt sống cổ bằng các mẹo dân gian

Thuốc dân gian giúp cải thiện bệnh vôi hoá ở giai đoạn nhẹ. Ngoài ra, những vị thuốc nam còn có công dụng bồi bổ cơ thể, giúp lưu thông khí huyết để cơ thể khỏe mạnh, xương khớp dẻo dai.

  • Ngải cứu và mật ong: Chuẩn bị 300g ngải cứu tươi, đem rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước và thêm 1 thìa mật ong cho dễ uống. Sử dụng hàng ngày 2 lần sáng tối và liên tục khoảng 10 – 15 ngày sẽ thấy bệnh được cải thiện.
  • Ớt và đu đủ: Chuẩn bị 10 – 15 quả ớt chín, 80g rễ cây ớt chỉ thiên và 3 lá đu đủ. Đem nguyên liệu rửa sạch, giã nát và ngâm với rượu 40 độ trong vòng 2 tuần. Sau đó đem rượu ra xoa bóp vào vùng cổ bị vôi hoá, đau nhức.
  • Cỏ xước: Chuẩn bị 300g cỏ xước khô, đem sắc với khoảng 500ml nước cho tới khi còn 2 bát thuốc đặc thì chắt lấy nước uống. Sử dụng 2 lần mỗi ngày cho tới khi tình trạng đau nhức được cải thiện.
  • Rượu lá lốt: Chuẩn bị khoảng 300g lá lốt (dùng cả rễ, thân và lá) cùng với 2 lít rượu trắng 40 độ. Sơ chế dược liệu và cho vào bình khô sạch, ngâm với rượu trắng trong 1 tháng là dùng được. Mỗi lần dùng 1 ít rượu xoa bóp, massage vị trí đau nhức để thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm đau và tiêu sưng.
  • Dây đau xương: Chuẩn bị khoảng 300g dây đau xương và một ít rượu trắng 40 độ. Rửa sạch dược liệu, để ráo, sau đó giã nát và trộn đều với rượu trắng. Có thể sao nóng trên chảo hoặc dùng trực tiếp hỗn hợp chườm đắp lên vùng đốt sống bị vôi hoá trong 15 phút. Áp dụng mẹo này 1 – 2 lần mỗi ngày có thể giúp giảm cơn đau và hiện tượng tê cứng khớp cổ rõ rệt.
Các mẹo dân gian sẽ khắc phục được tác dụng phụ của việc dùng thuốc
Các mẹo dân gian sẽ khắc phục được tác dụng phụ của việc dùng thuốc

Bài tập chữa vôi hóa đốt sống cổ

Các bài tập vận động trị liệu được thiết kế cho bệnh nhân vôi hóa đốt sống cổ mang lại nhiều lợi ích cho quá trình điều trị bệnh.

  • Kéo giãn cơ: Bệnh nhân nghiêng cổ sang phải và giữ nguyên trong vòng 10 giây, sau đó lặp lại cho bên trái. Có thể đặt một tay lên đầu để tạo thêm áp lực và kéo đầu về phía vai cho đến khi phần cổ được kéo giãn hết cỡ. Lặp lại quá trình 5 lần mỗi bên.
  • Xoay cổ: Bệnh nhân xoay cổ theo một vòng tròn từ trái qua phải đến khi thấy cổ được kéo giãn tối đa rồi đổi bên. Lặp lại quá trình 5 lần mỗi hướng.
  • Tăng cường các nhóm cơ cổ: Người bệnh nằm tựa lưng, kéo cằm về phía ngực sao cho phần đốt sống cổ được kéo dãn tối đa. Duy trì động tác này trong 7 – 10 giây và thực hiện lặp lại 3 lần.
  • Giảm mỏi cứng cổ: Người bệnh xoay chậm bả vai từ trước, lên trên, rồi ra sau xuống dưới và lặp lại quy trình 10 lần mỗi ngày.

Lưu ý trong điều trị và phòng ngừa bệnh

Bệnh vôi hóa đốt sống cổ là bệnh lý khó điều trị dứt điểm mà chỉ có thể áp dụng các biện pháp để cải thiện triệu chứng và ngăn bệnh tiến triển xấu. Do đó, thực hiện các biện pháp phòng ngừa từ sớm là điều cần thiết.

Cụ thể, trong quá trình dự phòng và điều trị bệnh, bạn đọc cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Duy trì tư thế đúng, luôn giữ thẳng lưng và hai vai ngang bằng nhau khi ngồi làm việc. Tránh ngồi ỳ quá lâu, ngủ gục trên bàn và hạn chế mang vác vật nặng trên vai.
  • Hạn chế tối đa các tác động mạnh đến vùng cổ, không bẻ gập hay cúi cổ đột ngột.
  • Sau mỗi ngày làm việc, nên xoa bóp massage vùng cổ và thực hiện các bài tập ngăn ngừa thoái hóa cột sống cổ.
  • Khi ngủ nên thường xuyên chuyển mình, không nằm quá lâu ở một tư thế, không nằm sấp vì tư thế này không tốt cho cột sống, khiến cổ bị gập xuống. Nên lựa chọn gối có chất liệu tốt, không dùng các chất liệu quá cứng, không kê gối quá cao hoặc quá thấp.
  • Bổ sung một chế độ ăn uống đầy đủ các dưỡng chất như canxi, protein, vitamin B, C, D, E và glucosamine.
    Khi được chỉ định dùng thuốc, phải tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ điều trị của chuyên gia, không tự ý tăng giảm liều lượng, bỏ thuốc giữa chừng và thay đổi các thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Bệnh vôi hóa đốt sống cổ gây ra nhiều đau đớn và tiềm ẩn các nguy cơ biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Để điều trị dứt điểm, bệnh nhân nên chủ động thăm khám sớm tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Chú ý hơn trong chế độ sinh hoạt hàng ngày cũng là một biện pháp hữu hiệu để dự phòng và ngăn ngừa bệnh lý xương khớp này không tiến triển nặng hơn.

4.8/5 - (11 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?