Cần kiêng gì và nên ăn gì khi bị viêm mũi dị ứng?

Viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì và nên ăn gì là vấn đề được nhiều bạn đọc quan tâm. Chế độ dinh dưỡng không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch mà còn ảnh hưởng đến cả hiệu quả của các phương pháp điều trị. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc biết cách xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý khi bị viêm mũi dị ứng.

Viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì?

Cơ chế gây viêm mũi dị ứng đến từ việc sản sinh quá mức histamin trong cơ thể. Do đó, người bệnh cần kiểm soát và kiêng hẳn các thực phẩm gây dị ứng hoặc ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. 

Sữa và chế phẩm từ sữa

Đứng đầu danh sách các thực phẩm gây dị ứng chính là sữa. Trong đó sữa bò là loại dễ gây dị ứng nhất do sở hữu hai loại protein kích hoạt dị ứng có tên là Casein và Whey. Nếu Casein tồn tại trong phần rắn của sữa thì Whey có mặt ở phần lỏng sau khi sữa lắng lại. Do đó, người bệnh không nên sử dụng các loại sữa bò và chế phẩm của chúng như phô mai, váng sữa…

Sữa và chế phẩm từ sữa có khả năng gây dị ứng
Viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì? Sữa và chế phẩm từ sữa có khả năng gây dị ứng

Các loại hải sản gây dị ứng

Hải sản gây dị ứng vì khi tiếp nạp vào cơ thể, các protein sẽ trở thành kháng nguyên kích hoạt phản ứng này. Một số loại hải sản chỉ ở dạng bán kháng nguyên nhưng khi kết hợp với nhóm “quyết định kháng nguyên” sẵn có trong cơ thể cũng gây ra dị ứng. Mức độ dị ứng của cơ thể ít hay nhiều không phụ thuộc vào khối lượng hải sản tiếp nạp. Điều đó được quy định bởi độ mẫn cảm của cơ thể. Do đó, người bệnh có cơ địa dị ứng chỉ ăn ít hải sản cũng có thể kích hoạt dị ứng gây viêm mũi.

Đồ ăn cay nóng

Người bị viêm mũi dị ứng thường gặp triệu chứng tắc nghẽn và ứ đọng dịch trong xoang. Nếu dịch nhầy bị tiết nhiều hơn, tình trạng này sẽ ngày càng nghiêm trọng và dẫn đến viêm xoang mũi. Vì vậy. những đồ ăn cay nóng khiến cơ thể tích tụ nhiệt độc và kích thích hệ hô hấp sản sinh nhiều chất dịch cần phải loại bỏ ngay khỏi chế độ dinh dưỡng. Người bệnh hãy hạn chế ăn đồ ủ chua, muối chua, những món ăn có nhiều ớt…

Viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì? Đồ ăn cay nóng
Thực phẩm cay nóng gây tích tụ nhiệt độc trong cơ thể

Đồ ngọt

Theo quan điểm của đông y, đồ ăn ngọt thường tác động xấu đến hệ tiêu hóa, lá lách, dạ dày. Nếu cơ thể tiếp nạp quá nhiều đường thì chứng Thấp sẽ xảy ra. Khả năng chuyển hóa chất lỏng trong cơ thể bị rối loạn và dẫn đến tình trạng thủy thũng (ứ nước). 

Về lâu dài, chứng Thấp có thể gây ra chứng Nhiệt khiến viêm mũi dị ứng chuyển thành viêm xoang. Còn theo quan điểm của y học hiện đại, đồ ngọt sẽ hạn chế khả năng diệt khuẩn của hệ miễn dịch và tăng tiết dịch nhầy hệ hô hấp. Người bị viêm mũi dị ứng không nên ăn các loại thực phẩm như bánh kẹo, nước ngọt, siro…trong suốt quá trình điều trị bệnh.

Thực phẩm chứa chất kích thích

Các đồ uống có cồn như rượu, bia và thuốc lá, chất kích thích có thể làm suy giảm khả năng diệt khuẩn của hệ miễn dịch. Chúng phá hủy các chất chống oxy hóa trong cơ thể, gây ra sự thiếu hụt của vitamin C và làm tăng nồng độ kháng thể IgE. Chính sự sản sinh quá mức kháng thể IgE đã giải phóng ồ ạt histamin và là nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng.

Viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì? Thực phẩm chứa chất kích thích
Uống rượu bia có thể kích thích niêm mạc mũi tăng tiết dịch

Thực phẩm nhiều dầu mỡ

Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ hoàn toàn không thích hợp dùng trong suốt thời kỳ bị bệnh. Dư thừa chất béo xấu không chỉ tạo gánh nặng cho dạ dày mà còn cản trở sự trao đổi của nhiều dưỡng chất thiết yếu. 

Hệ miễn dịch không được hấp thụ đủ chất dinh dưỡng sẽ suy yếu, khiến người bệnh bị ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng. Bên cạnh đó, các nhà dinh dưỡng học cũng chỉ ra các món ăn dầu mỡ sẽ làm tăng tiết dịch nhầy trong cơ thể. Việc này khiến tình trạng ngạt mũi, chảy dịch do viêm mũi dị ứng chuyển biến xấu.

Viêm mũi dị ứng nên ăn gì để giảm triệu chứng?

Ngoài việc hạn chế các thực phẩm gây hại, người bệnh nên bổ sung các thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch và chức năng của niêm mạc mũi, bao gồm:

Thực phẩm giàu omega-3

Theo nghiên cứu của Đại học Johns Hopkins (Mỹ), Omega-3 là một chất giúp giảm nhanh các triệu chứng do dị ứng, bao gồm cả viêm mũi dị ứng. Thực tế thì omega-3 có nhiều nhất trong các loại cá (cá hồi, cá thu, cá mòi…). Nhưng với người bệnh có cơ địa dị ứng với hải sản thì không nên ăn cá. Thay vào đó, người bệnh có thể hấp thụ Omega-3 từ nhóm thực phẩm khác. Chẳng hạn như tảo (Spirulina), hạt lanh, hạt cải, đậu nành, bí ngô, óc chó…

Các loại hạt lanh, hạt óc chó, hạt hạnh nhân rất giàu Omega-3
Các loại hạt lanh, hạt óc chó, hạt hạnh nhân rất giàu Omega-3

Thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C giúp giảm nồng độ histamin trong cơ thể nên rất tốt cho người bệnh viêm mũi dị ứng. Ngoài ra, nó còn có khả năng triệt tiêu độc tố của histamin và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng thứ phát do vi khuẩn đường hô hấp. Người bệnh nên bổ sung vitamin C từ các loại trái cây như ổi, việt quất, dâu tây, cam, chanh, bưởi… Hoặc các loại rau xanh họ nhà cải như cải thìa, cải ngọt, rau chân vịt…

Các gia vị có khả năng chống dị ứng

Gừng, nghệ, tỏi, hành…là các loại gia vị chống dị ứng vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, chúng cũng được coi là thần dược kháng viêm, diệt khuẩn từ tự nhiên nhờ sở hữu các hoạt chất sinh học quý giá. Chẳng hạn gừng có Cineol, nghệ có Curcumin, tỏi có Allicin còn hành thì có Quercetin. Trong quá trình chế biến món ăn hàng ngày, người bệnh nên thêm các loại gia vị này vào để tăng cường hệ miễn dịch, giảm triệu chứng ngạt mũi và hỗ trợ chống nhiễm trùng tại xoang.

Nghệ giúp kháng viêm và chống dị ứng
Nghệ giúp kháng viêm và chống dị ứng

Thực phẩm nhiều kẽm

Kẽm tham gia vào nhiều rất nhiều phản ứng của hệ miễn dịch. Đặc biệt là quá trình tăng sinh các tế bào miễn dịch chống nhiễm trùng. Nếu người bệnh tăng cường bổ sung kẽm, hệ thống miễn dịch sẽ được nâng cao và hoạt động đúng cách hơn. Từ đó cũng hạn chế sự giải phóng histamin ồ ạt gây kích ứng đến niêm mạc mũi. Kẽm có nhiều nhất trong các thực phẩm như thịt bò, gà, heo, ngũ cốc…

Viêm mũi dị ứng nên uống gì?

Người bệnh cần uống đủ nước lọc mỗi ngày nhằm hỗ trợ thận bài tiết và giải độc tốt hơn. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên bổ sung thêm một số loại trà hoặc nước ép tốt cho hệ miễn dịch và có khả năng chống dị ứng. 

Các loại nước ép giàu vitamin C như nước ép ổi, cam, bưởi…sẽ giúp nâng cao hệ miễn dịch. Còn các loại nước ép từ cà rốt, dứa, kiwi có chứa nhiều vitamin A hoặc E sẽ hỗ trợ tái tạo vùng niêm mạc mũi bị tổn thương. Thay vì sử dụng nước ép đá lạnh khiến mũi tiết dịch nhiều hơn, người bệnh nên dùng nước ép có nhiệt độ vừa phải, tương đương với nhiệt độ phòng.

Người bệnh có thể tham khảo các loại trà hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng như trà xanh, trà gừng, trà hoa cúc, trà hoa hồng, trà rooibos đỏ… Các loại trà này đều chứa các hợp chất kháng histamin và sở hữu một hàm lượng lớn các chất khoáng cần thiết cho hệ miễn dịch.

Uống trà xanh giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống dị ứng
Uống trà xanh giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống dị ứng

Lời khuyên trong điều trị dứt điểm bệnh viêm mũi dị ứng

Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong điều trị viêm mũi dị ứng, giúp gia tăng hiệu quả của thuốc và sự hồi phục ở người bệnh. Tuy nhiên, nó chỉ đóng vai trò dẫn dắt, còn người bệnh muốn chữa trị dứt điểm, nhanh chóng thì điều quan trọng nhất vẫn là tìm được phương pháp phù hợp.

Hiện nay, viêm mũi dị ứng có thể điều trị bằng thuốc dân gian, đông y hoặc tây y. Mỗi biện pháp phù hợp trong từng giai đoạn và thể trạng của từng người bệnh cụ thể. Cả ba phương pháp đều cho hiệu quả tích cực đối với triệu chứng của bệnh.

Tuy nhiên, mẹo dân gian mặc dù dễ làm, chi phí rẻ nhưng chỉ phù hợp trong giai đoạn nhẹ, mới khởi phát. Chỉ cho hiệu quả tốt như giảm ngạt mũi, giảm đau nhức chứ không có tác dụng ngăn ngừa tái phát, chống nhiễm trùng.

Thuốc tây y tác động tốt với hầu hết triệu chứng của bệnh, giúp mũi thông thoáng nhanh, giảm tiết dịch, chống nhiễm trùng nhưng không có tác dụng ngăn ngừa tái phát. Ngay cả thuốc chống dị ứng – kháng sinh kháng histamin H1 cũng chỉ có tác dụng làm giảm phản ứng của histamin chứ không thể ngăn chặn quá trình hình thành.

Ngoài ra, thuốc tây y dùng nhiều cũng gây phản tác dụng, nhờn thuốc, kháng thuốc. Thậm chí người bệnh có nguy cơ nhiễm trùng cao nếu sử dụng thuốc xịt mũi chứa corticoid quá liều. Mặc dù vậy, không thể phủ nhận sự cần thiết của y học hiện đại trong thăm khám và chẩn đoán. Các biện pháp chẩn đoán hình ảnh, soi tai mũi họng, xét nghiệm dịch tiết chính là cơ sở để bác sĩ đưa ra kết luận cuối cùng về tình trạng của người bệnh. Đó cũng là bước đệm cần thiết cho việc đưa ra phác đồ điều trị phù hợp sau này.

Hy vọng bạn đọc đã giải đáp được vấn đề viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì qua những chia sẻ trong bài viết. Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng là do các dị nguyên của môi trường. Nhưng căn nguyên sâu xa của nó lại xuất phát từ “sự nhầm lẫn” của hệ thống miễn dịch. Do đó, các thực phẩm sử dụng trong quá trình điều trị phải ngăn ngừa được yếu tố này và hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động đúng cách hơn. 

5/5 - (2 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?