Viêm khớp liên mấu và những thông tin cần biết

Viêm khớp liên mấu là một bệnh lý xương khớp phổ biến nhưng không phải ai cũng biết về căn bệnh này. Đây là một trong những vấn đề sức khỏe đáng lo ngại vì bệnh gây ra nhiều biến chứng và ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Để biết bệnh viêm khớp liên mấu là gì, nguyên nhân và cách điều trị ra sao, bạn cùng tham khảo thông tin trong bài viết bên dưới. 

Viêm khớp liên mấu là gì?

Giữa các khớp xương cột sống thường có hai mấu chuyển là mấu trên và mấu dưới. Mấu chuyển trên và dưới là điểm bám của một số cơ trên xương. Trong đó, mấu chuyển trên sẽ ở ngoài so với mấu chuyển dưới. Giữa hai mấu chuyển phía trước sẽ có đường liên mấu. 

Viêm khớp liên mấu sẽ gây đau, sưng viêm và khó khăn khi di chuyển
Viêm khớp liên mấu sẽ gây đau, sưng viêm và khó khăn khi di chuyển

Viêm khớp liên mấu là một thuật ngữ để chỉ tình trạng viêm đường liên mấu ở các khớp xương. Viêm khớp liên mấu sẽ làm cho sụn khớp bị phá vỡ, gây đau, sưng viêm và khó khăn trong việc di chuyển. Tình trạng đau này xuất phát từ phần giữa của hai đốt sống liền kề. 

Viêm khớp liên mấu là một bệnh khá phổ biến và thường gặp. Khi mắc bệnh này, mấu chuyển trên và mấu chuyển dưới của vùng khớp xương sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 

Bệnh viêm khớp liên mấu có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào. Tuy nhiên, bệnh thường gặp nhất ở những người cao tuổi, người trung niên hoặc những ai thường xuyên lao động nặng nhọc. 

Nguyên nhân viêm khớp liên mấu cột sống

Hiện nay, nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp liên mấu chưa được xác định rõ ràng. Theo các chuyên gia, bệnh có thể xuất hiện bởi sự kết hợp giữa sự lão hóa, chấn thương và sự quá tải lên diện khớp. 

Sự quá tải lên diện khớp xảy ra do sự thoái hóa đĩa đệm của cột sống. Khi một đĩa đệm bị thoái hóa, chúng sẽ bị bào mòn dần và xẹp xuống. Điều này tạo nên khoảng trống giữa hai đốt sống liền kề bị hẹp lại.

Chính sự hẹp lại ở phía trước của đĩa đệm làm cho lực dồn về hai diện khớp cột sống ở phía sau. Lúc này sẽ tạo nên áp lực ở sụn khớp của hai diện khớp. Ngoài ra, viêm khớp liên mấu còn xảy ra do tăng lực tải lên khớp khi ưỡn cột sống quá mức, do xẹp một bên đĩa đệm hoặc cả hai bên. 

Triệu chứng của bệnh

Nhìn chung, những bệnh nhân mắc bệnh viêm khớp liên mấu sẽ gặp khó khăn khi xoay người, xoắn vặn người và cong người ra trước, sau. 

Nếu người bệnh bị viêm khớp liên mấu ở vùng cột sống cổ thì sẽ có triệu chứng cứng cổ. Khi đó, người bệnh sẽ phải xoay toàn bộ người để nhìn sang bên phải hoặc bên trái. 

Khi bệnh xảy ra ở phần đốt sống lưng, người bệnh sẽ rất khó khăn để giữa cho phần lưng thẳng sau khi ngồi hoặc có tư thế còng người. Hoặc bệnh nhân sẽ khó đứng dậy sau thời gian ngồi ghế thấp. 

Bệnh sẽ gây ra các cơn đau kéo dài dai dẳng
Bệnh sẽ gây ra các cơn đau kéo dài dai dẳng

Ngoài ra, bệnh nhân sẽ mắc các triệu chứng đau, tê, mỏi ở các phần khác nhau của cơ thể phụ thuộc vào mức độ chèn ép lên hệ thần kinh. Nếu hệ thần kinh ảnh hưởng ở phần cột sống cổ thì bệnh nhân bị đau vai gáy, đau cổ, đau cánh tay, bàn tay. Nếu thần kinh ảnh hưởng ở cột sống lưng thì bệnh nhân sẽ bị đau ở mông, chân và bàn chân. 

Cơn đau thường tệ hơn khi duỗi cột sống, vì vậy khi bạn ưỡn lưng mà thấy đau thì có nghĩa là bạn đã bị viêm khớp liên mấu. 

Viêm khớp liên mấu có nguy hiểm không?

Khi các khớp liên mấu cột sống bị viêm nhiều, bề mặt sụn khớp cùng với dịch khớp sẽ bị phá hủy và làm lộ ra bề mặt xương bên dưới. Từ đó, xương sẽ chà xát vào xương. Các chồi xương sẽ bắt đầu hình thành xung quanh khớp cột sống.

Khi các chồi xương phát triển, chúng sẽ làm hẹp lỗ liên hợp – nơi các rễ thần kinh thoát ra ngoài từ ống sống. Chồi xương tiếp tục phát triển vào bên trong ống sống gây nên hiện tượng hẹp ống sống. 

Hơn nữa, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh viêm khớp liên mấu sẽ tiến triển nặng và gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể như:

  • Tổn thương do đè ép khiến cột sống yếu đi và dễ bị vỡ. Bên cạnh đó, tổn thương cột sống có thể gây áp lực và tổn thương lên tủy sống gây chèn ép các dây thần kinh.
  • Viêm khớp liên mấu có thể gây viêm động mạch chủ, làm van động mạch chủ bị biến dạng, ảnh hưởng tới hoạt động và chức năng của xương khớp.

Chưa kể đến trường hợp bệnh gây đau nhức âm ỉ, dai dẳng và kéo dài ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh như khó khăn trong việc đi lại, vận động. 

Cách điều trị bệnh viêm khớp liên mấu

Trước khi tiến hành điều trị, bệnh nhân sẽ được tiến hành thăm khám, xét nghiệm và chẩn đoán bệnh. Một số xét nghiệm được thực hiện để chẩn đoán bệnh bao gồm:

  • Chụp X quang cột sống được thực hiện trước tiên để đánh giá sơ bộ về cột sống của người bệnh có những bất thường gì. 
  • Chụp cắt lớp để đánh giá bề mặt cột sống. 
  • Chụp xạ hình xương để phát hiện các điểm xương khớp đang có hoạt động của phản ứng viêm.

Sau khi có kết quả chẩn đoán bệnh viêm khớp liên mấu, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị theo những cách sau đây:

Tiêm cột sống

Một số trong những phương pháp phổ biến để điều trị viêm khớp liên mấu cột sống là tiêm cột sống dưới sự hướng dẫn của X quang. 

Theo đó, bác sĩ sẽ dùng thuốc tê tiêm trực tiếp vào khớp. Bác sĩ sẽ sử dụng máy X quang để quan sát và định vị mũi kim trước khi tiêm vào. 

Tiêm cột sống là một trong những phương pháp điều trị đau khớp liên mấu
Tiêm cột sống là một trong những phương pháp điều trị đau khớp liên mấu

Sau khi kim được xác định đúng chỗ, thuốc tê sẽ được tiêm từ từ vào khớp. Tiếp đến, bác sĩ sẽ tiêm corticoid vào khớp. Đây là một loại thuốc kháng viêm rất mạnh giúp ức chế quá trình sưng viêm trong khớp và giảm đau. 

Thuốc Tây điều trị viêm khớp liên mấu

Dùng thuốc là một phương pháp điều trị cũng phổ biến không kém. Các loại thuốc chữa bệnh thường có tác dụng giảm đau, sưng viêm, hỗ trợ tái tạo mô sụn và làm lành các tổn thương. 

Bác sĩ thường kê các loại thuốc giảm đau, kháng viêm không chứa steroid. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau khác như aspirin, naproxen (Naprosyn) hay indomethacin (Indocin, Tivorbex)…

Nếu sử dụng thuốc kháng viêm không mang lại hiệu quả cao thì bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng các chế phẩm sinh học như kháng TNF hoặc chất ức chế IL-17 hoặc thuốc chứa corticoid như Prednisone, Sulfasalazine và thuốc Methotrexate. 

[pr_middle_post]

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là một phương pháp điều trị bảo tồn an toàn. Đây là một phương thức điều trị hiệu quả mà các bác sĩ cũng khuyến khích để phục hồi chức năng cho bệnh nhân. 

Một số phương pháp vật lý trị liệu được áp dụng khi bị viêm khớp liên mấu như:

  • Vận động nhẹ nhàng: Các bài tập vận động cột sống nhẹ nhàng sẽ giúp làm ấm các khớp, giảm đau và lấy lại sự dẻo dai, linh hoạt. Người bệnh có thể thực hiện bài tập gập duỗi cột sống, nghiêng người qua bên trái hoặc bên phải. Để tránh các chấn thương, bệnh nhân nên tập cùng với sự hướng dẫn của chuyên gia trị liệu. 
  • Massage kéo dãn cột sống: Massage nhẹ nhàng lên cột sống lưng sẽ giúp các khớp xương được thư giãn, thoải mái, giảm tình trạng đau nhức, sưng viêm. Từ đó, tình trạng viêm khớp liên mấu xương sẽ giảm nhanh.
Xoa bóp cột sống lưng giúp người bệnh giảm đau và thư giãn
Xoa bóp cột sống lưng giúp người bệnh giảm đau và thư giãn
  • Sóng siêu âm: Một đầu dò sóng siêu âm sẽ được đặt lên vùng khớp xương bị đau. Bác sĩ sẽ thiết lập các thông số cho phù hợp rồi tiến hành. Phương pháp này giúp người bệnh giảm đau, giảm viêm khớp liên mấu. Đồng thời, tăng cường lưu thông máu đến các khớp bị viêm để phục hồi những tổn thương. 
  • Hồng ngoại: Bác sĩ sẽ dùng một chiếc đèn hồng ngoại và chiếu lên vùng lưng của bạn. Sức nóng của đèn hồng ngoại có tác dụng làm giảm đau, giảm viêm và giảm có thắt dưới cơ. 

Phẫu thuật

Phẫu thuật sẽ được bác sĩ chỉ định khi điều trị bằng tất cả các phương pháp bảo tồn không đạt hiệu quả. Bên cạnh đó, nhằm ngăn chặn bệnh chuyển biến nặng, ảnh hưởng đến vùng hông, xương sống và có thể gây tàn phế thì bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật. 

Phương pháp phẫu thuật với mục đích hàn xương ở diện khớp cột sống. Để thực hiện, bác sĩ sẽ sử dụng các vít cột sống cố định lại và không cho khớp vận động. Đồng thời, xương ghép được lấy từ xương chậu để hàn diện khớp trên cột sống.

Phẫu thuật có thể tốn nhiều chi phí hơn nhưng tỷ lệ thành công và khả năng hồi phục sẽ cao hơn. Tùy vào tình trạng, cơ địa của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp mổ cho phù hợp. 

Làm thế nào để phòng ngừa viêm khớp liên mấu?

Có thể thấy, viêm khớp liên mấu là một bệnh lý xương khớp nguy hiểm và cần được điều trị kịp thời. Do đó, người bệnh cần có những biện pháp phòng ngừa bệnh như sau:

  • Người bệnh nên xây dựng thói quen ăn uống hợp lý, dung nạp các loại thực phẩm lành mạnh cho sự phát triển của hệ thống xương khớp như các loại cá béo, các loại đậu, rau xanh, trái cây… Bồi bổ nhiều chất dinh dưỡng như canxi, kali, vitamin D trong các bữa ăn hàng ngày.
  • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, phòng ngừa bệnh tật. Tuy nhiên, bạn chỉ nên tập luyện với một cường độ vừa phải với thời gian hợp lý. Không được tập luyện quá sức gây chấn thương, viêm đau xương khớp.
Người bệnh nên tập luyện thể dục mỗi ngày để phòng ngừa bệnh tật
Người bệnh nên tập luyện thể dục mỗi ngày để phòng ngừa bệnh tật
  • Không hút thuốc, sử dụng các chất kích thích như rượu bia, các loại thức uống có ga tác động xấu đến sức khỏe xương khớp.
  • Tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ như uống thuốc đúng liều lượng, tái khám đúng hẹn, kiêng cữ các loại thực phẩm gây nguy hại cho xương khớp. 
  • Tránh khuân vác vật nặng, bưng bê vật nặng đột ngột gây ảnh hưởng đến cột sống lưng. 
  • Đi đứng với tư thế chuẩn nhất, cần thay đổi nếu như có thói quen đi đứng, nằm ngồi sai tư thế. 

Thông qua bài viết trên, bạn đã biết được bệnh viêm khớp liên mấu là gì và những thông tin cần biết về căn bệnh này. Có thể thấy, viêm khớp liên mấu là một bệnh lý đáng lo ngại vì ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh. Do vậy, khi phát hiện triệu chứng, người bệnh cần đến bác sĩ chuyên khoa để xét nghiệm và thăm khám bệnh sớm nhất.

4.5/5 - (6 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?