Viêm khớp cùng chậu: Phát hiện sớm để ngăn chặn biến chứng nguy hiểm

Một trong những dạng của viêm cột sống dính khớp là viêm khớp cùng chậu. Bệnh phát triển từ từ, dễ tiến triển thành mãn tính và ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe, cuộc sống. Tuy nhiên, nếu có biện pháp điều trị kịp thời, người bệnh có thể ngăn chặn những biến chứng xấu.

Thông tin về viêm khớp cùng chậu

Viêm khớp cùng chậu là bệnh lý diễn ra trong thời gian dài và có thể gây biến chứng tại mông, đùi, dính khớp, tàn phế. Việc tìm hiểu đúng triệu chứng cùng nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp tăng tỷ lệ chữa khỏi bệnh.

Viêm khớp cùng chậu là gì?

Viêm khớp cùng chậu được hiểu là hiện tượng sưng viêm xuất hiện ở một hoặc nhiều khớp giữa xương chậu và xương cột sống. Các khớp có vị trí nằm dưới cột sống (nối tiếp với xương chậu) và gần hông. Do đó, bệnh có thể tác động tới khu vực hông, mông, chân, bàn chân, lưng dưới.

Khi mắc bệnh, bạn sẽ cảm thấy đau âm ỉ tại cột sống thắt lưng. Sau vài tiếng, cơn đau lan rộng và bắt đầu di chuyển xuống đùi, giữa mông.

Viêm khớp cùng chậu là tình trạng viêm sưng tại các khớp giữa xương cột sống với xương chậu
Viêm khớp cùng chậu là tình trạng viêm sưng tại các khớp giữa xương cột sống với xương chậu

Lưu ý, đây là bệnh mãn tính phát triển từ từ. Do đó, nó có thể tác động nghiêm trọng tới đời sống và hoạt động sinh hoạt. Khi người bệnh không tìm đúng cách chữa, bệnh có khả năng phát sinh nhiều biến chứng xấu, đặc biệt là tàn phế suốt đời.

Dấu hiệu nhận biết viêm khớp cùng chậu

Chuyên gia cho biết, bệnh lý này gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. Người bệnh có thể phát hiện thông qua các dấu hiệu như:

  • Vị trí viêm bị đau: Bệnh nhân cảm thấy đau âm ỉ tại bụng, buồn nôn, đi tiểu, đại tiện ra máu. Nhiều người bệnh còn cảm thấy đau tại cột sống thắt lưng, giữa hai mông, chậu hông. Những cơm đau diễn ra dai dẳng khó kiểm soát. Tần suất đau nhức nghiêm trọng hơn khi bệnh nhân ngồi lâu. Thi thoảng, người bệnh còn cảm thấy cứng và tê dọc xuống hai chân như đau dây thần kinh tọa.
  • Cơ cứng khung chậu: Khi ngủ dậy, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu, bỏng rát và cứng tại khung chậu. Theo thời gian, tình trạng cơ cứng ngày càng gia tăng với mức độ nặng.
  • Hạn chế khả năng vận động: Một trong những yếu tố làm hạn chế khả năng vận động là viêm khớp cùng chậu. Điều này khiến người bệnh khó co, duỗi, gập hoặc khoanh chân như bình thường. Thêm vào đó, dáng đi của bệnh nhân cũng thay đổi.
  • Phụ nữ nói chung và thai phụ nói riêng: Phụ nữ, đặc biệt là thai phụ thường gặp tình trạng đau nhức, nó xuất hiện ngay cả khi ngồi hoặc nằm. Nếu người di chuyển hoặc cử động nhẹ nhàng cũng cảm thấy đau. Bệnh phát triển sau vài tháng mang bầu, thời gian sẽ kéo dài cho đến khi sinh xong.

Trong một vài trường hợp, người bệnh còn nhận thấy những dấu hiệu liên quan đến hiện tượng viêm vùng tiểu khung. Triệu chứng nhận biết là đau bụng dưới, xuất huyết âm đạo bất thường, đau bụng khi đi vệ sinh.

Nguyên nhân gây bệnh

Thông thường, yếu tố gây bệnh nói chung và gây viêm khớp cùng chậu ở nam giới nói riêng đều do:

  • Viêm khớp cùng chậu do chấn thương: Cơ thể chịu tác động từ bên ngoài hoặc tai nạn khi làm việc. Bệnh nhân di chuyển với cường độ mạnh làm các khớp bị thương tổn. Khi xương khớp gặp vấn đề sẽ gây ra hiện tượng viêm khớp cùng chậu.
Phần lớn tình trạng viêm khớp cùng chậu đều hình thành do chấn thương
Phần lớn tình trạng viêm khớp cùng chậu đều hình thành do chấn thương
  • Mắc bệnh cột sống hoặc viêm khớp: Tình trạng viêm khớp diễn ra trong thời gian dài có thể phát triển ở vùng chậu, thậm chí gây viêm cột sống dính khớp. Nếu người bệnh mắc viêm khớp phản ứng, viêm khớp vảy nến,… tỷ lệ bị viêm khớp cùng chậu càng cao.
  • Mắc bệnh do nhiễm khuẩn: Phụ nữ bị viêm vùng kín hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt nhưng không vệ sinh sạch sẽ rất dễ bị nhiễm khuẩn. Viêm nhiễm lây lan sang xương chậu, tạo điều kiện hình thành các bệnh tại khu vực này. Ở nam giới, tình trạng nhiễm khuẩn xương cùng chậu xảy ra khi mắc các bệnh về cột sống.
  • Thói quen sinh hoạt xấu: Một số thói quen xấu như lười vận động, mang vật nặng,… đều ảnh hưởng đến khớp vùng chậu. Theo thời gian, khu vực này sẽ chịu tổn thương.
  • Do di truyền: Đối tượng có người thân có tiền sử bị viêm khớp cùng chậu hoặc viêm khớp mãn tính nhiều khả năng sẽ mắc bệnh.

Ngoài ra viêm khớp cùng chậu ở nữ giới còn bởi nguyên nhân mang thai. Khi mang thai, khớp quanh vùng chậu cần kéo dài để phù hợp với kích thước thai nhi cũng như thuận lợi cho việc sinh đẻ. Lúc này, trọng lượng cơ thể phụ nữ tăng cao, dáng đi thay đổi đã tạo áp lực lên khớp và dẫn đến tổn thương.

Viêm khớp cùng chậu có nguy hiểm không?

Viêm khớp cùng chậu có thể gây ra tình trạng đau nhức nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khả năng vận động. Người bệnh không thể đứng, gập người hoặc ngồi quá lâu, khả năng lao động bị suy giảm.

Nếu không sớm điều trị, viêm khớp cùng chậu có thể tác động xấu đến sức khỏe
Nếu không sớm điều trị, viêm khớp cùng chậu có thể tác động xấu đến sức khỏe

Nếu bệnh nhân ủ bệnh trong thời gian dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chẳng hạn như biến dạng khớp, dính khớp, teo cơ đùi – mông, tàn phế, viêm khớp dạng thấp,… Do đó, khi nhận thấy các cơn đau, bệnh nhân nên sớm đến bệnh viện, cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị. Như vậy bạn sẽ hạn chế rủi ro và ngăn chặn biến chứng ngoài ý muốn.

Chẩn đoán viêm khớp cùng chậu

Các bệnh viện lớn luôn trang bị đầy đủ trang thiết bị để tiến hành kiểm tra, xét nghiệm. Khi thăm khám tại đây, bác sĩ sẽ tiến hành các bước chẩn đoán như:

  • Kiểm tra lâm sàng: Bác sĩ có thể đặt một số câu hỏi hoặc kiểm tra sức khỏe để nhận biết tình trạng tổn thương, triệu chứng lâm sàng, tiền sử bệnh lý. Ngoài ra, chuyên gia có thể day ấn các điểm ở mông, hông, di chuyển hai chân nhằm kiểm tra phản ứng của cơ thể.
  • Chụp X – quang: Hình ảnh từ bước chụp X – quang giúp bác sĩ chuyên khoa xác định chính xác tổn thương tại khớp cùng chậu. Nhờ vậy, bác sĩ có thể đưa ra đúng lộ trình điều trị viêm đau khớp.
  • Xác định khớp tổn thương: Bác sĩ sẽ tiêm vào khớp thuốc tê để xác định vị trí đau nhức tại vùng thắt lưng. Tuy nhiên, biện pháp này ít được áp dụng vì thuốc có thể lan sang nhiều vị trí dẫn đến độ chính xác thấp.
  • Chụp cộng hưởng MRI: Nếu bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân mắc viêm cột sống dính khớp, bác sĩ có thể đề nghị chụp MRI.

Khi có kết quả xét nghiệm chính xác, người bệnh sẽ nhận được phác đồ chuẩn và nhanh khỏi bệnh. Vì vậy, bạn nên thăm khám tại cơ sở y tế lớn, hội tụ đội ngũ y, bác sĩ giàu kinh nghiệm. Việc điều trị tại phòng khám chui chỉ khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng.

Các biện pháp điều trị viêm khớp cùng chậu

Biện pháp điều trị được chỉ định dựa trên mức độ thương tổn và số lượng khớp bị viêm. Những cách chữa viêm khớp cùng chậu phổ biến hiện nay là:

Điều trị nội khoa

Cách chữa bệnh bằng thuốc luôn được đánh giá cao vì dễ sử dụng và tác dụng nhanh. Đơn thuốc được kê dựa trên mức độ tổn thương và sự nghiêm trọng của bệnh:

  • Thuốc kháng viêm không Steroid: Tác dụng cải thiện triệu chứng viêm sưng, đẩy lùi đau nhức, tiêu viêm và hạ nhiệt cơ thể
  • Thuốc giãn cơ: Khắc phục hiện tượng co thắt hoặc co cứng cơ. Ngoài ra, bệnh nhân có thể đẩy lùi tình trạng đau nhức, khó chịu bởi bệnh viêm khớp cùng chậu
  • Thuốc giảm đau: Có khả năng cải thiện khả năng hoạt động và kiểm soát tình trạng đau nhức, tê cứng tại các khớp
  • Thuốc kháng sinh: Nếu nguyên nhân gây bệnh do nhiễm khuẩn hoặc bệnh lý liên quan, bác sĩ có thể kê thêm đơn thuốc kháng sinh.
  • Thuốc tiêm ngoài màng cứng: Được sử dụng khi cơn đau không thuyên giảm dù đã dùng thuốc chống viêm, giảm đau. Thuốc sẽ cải thiện triệu chứng sưng viêm, đẩy lùi đau nhức và làm giảm tần suất xuất hiện cơn đau. Từ đó, người bệnh có thể cải thiện khả năng vận động.
Nhóm thuốc tây cần được kê dựa trên tình trạng bệnh lý của các bệnh nhân
Nhóm thuốc tây cần được kê dựa trên tình trạng bệnh lý của các bệnh nhân

Những nhóm thuốc trị đau nhức khớp cần có hướng dẫn sử dụng của y, bác sĩ. Do đó, người bệnh không tự ý mua hoặc sử dụng thuốc trong thời gian dài khi chưa có sự cho phép. Nếu tự ý thay đổi liều lượng hoặc dùng thuốc ngoài đơn, cơ thể có thể gặp phải tác dụng phụ. Khi uống thuốc, nếu xuất hiện triệu chứng bất thường, người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ.

Bài tập khắc phục viêm khớp cùng chậu

Để rút ngắn thời gian chữa bệnh, bác sĩ có thể khuyến nghị việc dùng thuốc với các bài tập thể lực nhẹ. Một số bài tập phù hợp với người bệnh là:

Căng cơ khép háng

  • Nằm ngửa trên thảm hoặc sàn
  • Gập gối và đặt hai chân vuông góc dưới mặt sàn
  • Tiếp theo, bạn dạng rộng đầu gối
  • Giữ nguyên tư thế khoảng 15 – 30 giây và lặp lại 3 lần
  • Kiên trì thực hiện động tác này giúp làm căng cơ đùi trong

Tập cơ mông

  • Nằm sấp trên sàn, duỗi thẳng hai chân và thả lỏng tay
  • Sử dụng lực để gồng cả hai bên cơ mông
  • Giữ nguyên tư thế trong 15 giây rồi thả lỏng cơ thể
  • Thực hiện động tác 2 lần, 15 nhịp/ lần

Duỗi háng có đối kháng

  • Buộc dây chun vào cổ chân
  • Đứng hướng về phía cửa, móc dây chun vào cánh của và đóng chặt
  • Kéo mạnh bên chân được buộc dây về phía sau rồi thu chân về vị trí cũ
  • Khi kéo chân, bạn đồng thời hóp bụng để căng cơ bụng
  • Người bệnh thực hiện đều đặn 2 lần

Ngoài các bài tập thể dục, vật lý trị liệu cũng là biện pháp tốt giúp duy trì chức năng các khớp. Một số cách chữa được áp dụng là chiếu tia sóng ngắn hoặc hồng ngoại, chườm ấm, chườm lạnh, massage,..

Cách đẩy lùi bằng mẹo tại nhà

Đối với người bị dị ứng với tân dược hoặc không muốn sử dụng nhiều thuốc tây có thể tham khảo cách chữa bệnh tại nhà. Phương pháp này chủ yếu sử dụng thảo dược tự nhiên, có khả năng đẩy lùi triệu chứng viêm sưng, đau nhức.

Sử dụng lá lốt

  • Rửa sạch lá lốt và phơi trong bóng râm cho đến khi chúng héo dần (tuy nhiên bạn không phơi dưới ánh nắng vì có thể giảm tác dụng)
  • Sắc 50g dược liệu khô cùng 500ml nước
  • Đến khi nước cạn xuống 200ml, bạn tắt bếp và chia làm 2 phần
  • Uống thuốc trong ngày và sau các bữa ăn

Cách khắc phục bằng cà tím

  • Sau khi rửa sạch cà tím, bạn cắt núm và thái thành từng khúc
  • Đun nước sôi, cho cà vào nồi và đun thêm 5 phút
  • Bạn ngâm cà trong nồi cho đến khi nước nguội thì vớt ra ngoài
  • Người bệnh chỉ lọc lấy nước cốt cà tím và bảo quản ở nhiệt độ thấp
  • Uống phần nước này trước các bữa ăn, mỗi ngày uống 4 lần
Người bệnh có thể cải thiện triệu chứng bằng cách sử dụng cà tím
Người bệnh có thể cải thiện triệu chứng bằng cách sử dụng cà tím

Phối hợp ngải cứu với rượu trắng

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm 100g lá ngải cứu và 2 chén rượu trắng
  • Rửa thật sạch lá ngải cứu và cho vào nồi
  • Đổ rượu trắng lên phía trên rồi đun nóng
  • Dùng hỗn hợp này đắp lên khu vực bị viêm, sưng
  • Sử dụng miếng vải sạch để băng bó và giữ thuốc không bị rơi
  • Bạn ngừng đắp khi thảo dược hết ấm
  • Mỗi ngày áp dụng cách trị viêm đau khớp bằng ngải cứu từ 1 – 2 lần

Mặc dù phương pháp dân gian an toàn nhưng không phù hợp với người mắc bệnh mãn tính. Mặt khác, mẹo tại nhà chỉ có khả năng hỗ trợ phục hồi và không thể loại bỏ tận gốc nguyên nhân phát sinh. Vì vậy, người bệnh không nên quá lạm dụng vào cách chữa này.

Phương pháp chữa bệnh bằng Đông y

Đông y chia bệnh ra làm các thể hàn thấp, thấp nhiệt, thận âm hư, dương hư. Mỗi thể đều có triệu chứng khác nhau nhưng yếu tố hình thành chủ yếu vẫn do sức khỏe yếu, khí huyết bị ứ trệ. Vì vậy nguyên tắc trị bệnh của Đông y là đi sâu trừ thấp – khu phong – thông kinh lạc.

Thành phần của thuốc là các dược liệu có đặc tính tự nhiên, lành tính, không gây hại cho sức khỏe. Hàm lượng thảo dược được lương y gia giảm theo tình trạng bệnh lý nên phù hợp với mọi đối tượng. Mặt khác, thuốc nam còn mang tới tác dụng dài lâu nên có thể ngăn chặn tối đa nguy cơ tái phát.

Nhưng bên cạnh ưu điểm, phương pháp này còn tồn tại một số hạn chế. Theo đó, người bệnh cần uống thuốc trong vài tuần hoặc vài tháng mới có thể chữa khỏi bệnh. Ngoài ra, khâu đun, sắc thuốc cũng tốn nhiều thời gian và công sức của bệnh nhân. Vì vậy, biện pháp này yêu cầu tính kiên nhẫn, sự chịu khó của mỗi người. Khi uống thuốc đều đặn theo liệu trình, người bệnh sẽ sớm khỏi viêm khớp cùng chậu.

Viêm khớp cùng chậu hoàn toàn có thể cải thiện tốt khi người bệnh nắm được biện pháp khắc phục hiệu quả. Thay vì thờ ơ, bệnh nhân nên chủ động thăm khám, điều trị để tìm ra phác đồ phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cần duy trì lối sống khỏe mạnh và chế độ dinh dưỡng hợp lý để rút ngắn thời gian khỏi bệnh.

4.7/5 - (4 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?