Viêm Da Dị Ứng Kiêng Ăn Gì Để Bệnh Nhanh Khỏi, Không Tái Phát

Viêm da dị ứng kiêng ăn gì, nên ăn gì là thắc mắc của không ít độc giả. Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị nhưng chế độ dinh dưỡng lại bị không ít người bệnh bỏ qua hoặc không chú trọng khiến tình trạng bệnh diễn tiến lâu hơn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin chi tiết nhất về các nhóm thực phẩm mà người bệnh viêm mũi dị ứng cần kiêng và nên bổ sung.

Viêm da dị ứng kiêng ăn gì? 

Thời tiết thay đổi thất thường, sức đề kháng yếu, thói quen sinh hoạt thiếu khoa học là những nguyên nhân hàng đầu khiến cho bệnh viêm da dị ứng khởi phát. Trước sự tấn công từ các dị nguyên, hệ miễn dịch sẽ có những phản ứng quá mẫn thể hiện ngoài da thông qua các nốt mẩn ngứa, khô rát da, mụn nước li ti, mọc thành từng mảng đỏ. Viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh, viêm da dị ứng ở trẻ em là dạng bệnh phổ biến nhất.

Viêm da dị ứng kiêng ăn gì là thắc mắc của không ít độc giả.
Viêm da dị ứng kiêng ăn gì là thắc mắc của không ít độc giả.

Viêm da dị ứng được xếp vào dạng bệnh tự miễn, mặc dù không có tính lây lan trực tiếp từ người sang người nhưng đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt để. Phác đồ lý tưởng nhất sẽ kết hợp song song giữa việc dùng thuốc và duy trì lối sống khoa học. Điều này sẽ giúp hạn chế tối đa sự ảnh hưởng và nguy cơ biến chứng của bệnh, đồng thời ngăn ngừa tối đa khả năng tái phát.

Chính vì vậy, một chế độ kiêng khem hiệu quả được xem như “chiếc chìa khóa” có vai trò thúc đẩy hiệu quả của phương pháp điều trị, rút ngắn thời gian dùng thuốc và phục hồi làn da nhanh hơn. Dưới đây là danh sách những thực phẩm, để giải đáp thắc mắc cho các độc giả về chủ đề viêm da dị ứng kiêng ăn gì?

Viêm da dị ứng nên kiêng các loại thịt béo

Viêm da dị ứng nên kiêng các loại thịt béo
Viêm da dị ứng nên kiêng các loại thịt béo

Thực phẩm đứng đầu danh sách “viêm da dị ứng kiêng ăn gì” chính là các loại thịt đỏ và thịt béo. Việc thường xuyên sử dụng các loại thịt có chứa lượng chất béo bão hòa cao như cừu, bò, xúc xích… sẽ khiến cho tình trạng sưng viêm trở nên trầm trọng hơn, gia tăng nguy cơ béo phì và các bệnh huyết áp, tim mạch, đường huyết. Bên cạnh đó, hàm lượng cao protein có trong các loại thịt đỏ sẽ làm tăng sắc tố gây thâm sẹo, kích thích cảm giác ngứa ngáy trên vùng da bị bệnh.

Bị viêm da dị ứng nên kiêng gì? – Các sản phẩm từ sữa

Sữa và các chế phẩm từ nguyên liệu này được xem là một trong những “kẻ thù” của người bệnh viêm da có tác nhân do dị ứng. Mặc dù được đánh giá cao về hàm lượng dưỡng chất như vitamin D, protein, canxi và những giá trị dinh dưỡng cao đem lại cho người dùng nhưng sữa lại thực sự trở thành “con dao hai lưỡi” khi áp dụng cho đối tượng mắc bệnh ngoài da. 

Phô mai, sữa bò, sữa chua, bơ, kem… có khả năng kích thích hoạt động tiết bã nhờn trên da, khiến vết thương khó lành, tăng khả năng tái viêm.

Thực phẩm giàu tinh bột 

Việc sử dụng thực phẩm giàu tinh bột là sai lầm phổ biến mà người bệnh chưa nắm rõ viêm da dị ứng kiêng ăn gì mắc phải. Sử dụng thường xuyên các loại mì, gạo, bánh mì trắng… sẽ khiến hệ tiêu hóa trở nên trì trệ, giảm hiệu quả hoạt động. Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng đến từ Trung tâm Y tế Đại học Maryland đã chứng minh thực phẩm có lượng tinh bột lớn sẽ chứa ít hàm lượng dinh dưỡng và tăng triệu chứng viêm trên da.

Tránh xa các thực phẩm nhiều đường

Viêm da dị ứng nên kiêng các loại thực phẩm nhiều đường
Viêm da dị ứng nên kiêng các loại thực phẩm nhiều đường

Các loại kẹo, bánh ngọt, trà sữa, bánh kem… đều chứa lượng lớn các loại đường như maltose, sucrose và dextrose. Mặc dù là thực phẩm được ưa chuộng bởi nhiều người, đặc biệt là trẻ nhỏ nhưng các chất phẩm màu, đường khi thẩm thấu vào trong cơ thể sẽ gây phản ứng viêm, ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ (do bệnh tiểu đường). Chính vì vậy, các mẹ cần đặc biệt kiểm soát chế độ ăn uống hằng ngày của trẻ, tránh để viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh, viêm da dị ứng ở trẻ nhỏ khởi phát nặng.

Bị viêm da dị ứng kiêng ăn gì? – Các loại hải sản

Bị viêm da dị ứng nên kiêng hải sản
Bị viêm da dị ứng nên kiêng hải sản

Hải sản là thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao, không phù hợp sử dụng các người mắc bệnh viêm da dị ứng nói riêng và các loại bệnh ngoài da nói chung. Khi cơ thể dung nạp dưỡng chất từ các thực phẩm như tôm, cua, ghẹ, hàu, ốc… sẽ khiến cho hiện tượng sưng viêm trên da trở nên trầm trọng hơn, lượng histamin có trong thành phần làm kích thích cảm giác ngứa, các biểu hiện viêm da dị ứng khó lành hơn, tăng nguy cơ hình thành sẹo xấu.

Đồ ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ

Các loại thức ăn nhanh và thực phẩm có vị cay thường kích thích cảm giác ngon miệng mỗi khi thưởng thức. Nhưng ít ai biết rằng các món ăn được ưa chuộng này có thể kéo theo nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến làn da. Việc sử dụng dầu mỡ đã qua sử dụng, chất bảo quản, gia vị cay nóng sẽ giảm hiệu suất làm việc của dạ dày, gan và thận. Lâu dần khiến độc tố tích tụ, phát qua da khiến tình trạng khô rát, mẩn ngứa và nổi mụn trở nên trầm trọng hơn.

Thịt gà và trứng gà

Khi sử dụng các thực phẩm này, cơ thể sẽ hấp thụ lượng lớn protein gây kích ứng cao. Bên cạnh đó, thịt gà có thể tăng phản ứng ngứa da đối với các vết thương hở, mụn nước. Điều này làm kéo dài thời gian trị bệnh, khiến vết thương lâu lành, tăng nguy cơ để lại sẹo xấu.

Thực phẩm muối chua

Thực phẩm muối chua làm tăng tình trạng sưng viêm
Thực phẩm muối chua làm tăng tình trạng sưng viêm

Đồ ăn đã qua muối chua hoặc để lên men sẽ ảnh hưởng tới hoạt động đào thải độc tố của thận, gia tăng lượng độc tố tích tụ trong da. Bên cạnh đó, các thực phẩm này sẽ làm thay đổi axit trong dạ dày, khiến viêm da cơ địa tiến triển phức tạp hơn. Chính vì vậy, người bệnh cần hạn chế sử dụng các món này trong bữa ăn hằng ngày.

Đồ uống, chất kích thích

Sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn, có gas và các chất kích thích như thuốc lá, cà phê… sẽ khiến cơ thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Khi đó, tổn thương sẽ xảy ra ở gan, thận, dạ dày, khiến sức đề kháng suy giảm, tăng khả năng tích tụ độc tố trong da, gây hiện tượng sưng viêm, khô rát và sạm da. 

Viêm da dị ứng nên ăn gì để khỏi nhanh?

Ngoài việc nắm vững kiến thức liên quan tới chủ đề viêm da dị ứng kiêng ăn gì, người bệnh cần chủ động thay thế các đồ ăn có hại bằng việc bổ sung các thực phẩm có lợi như:

  • Sử dụng các loại sữa hạt (óc chó, hạt macca, đậu nành…) thay cho sữa bò.
  • Tăng cường omega 3 từ các loại các để kích thích sản sinh phản ứng kháng viêm.
  • Thay thế các đồ uống có đường, có cồn bằng các loại trà, nước ép hoặc sinh tố để bổ sung chất xơ và đáp ứng lượng nước cần thiết cho cơ thể.
  • Tích cực bổ sung vitamin C để loại bỏ các sắc tố da thâm sạm, làm đều màu da và giúp vết thương mau lành.
  • Bổ sung kẽm, protein để tăng cường sản sinh tế bào mới, thúc đẩy hình thành lớp màng bảo vệ tự nhiên cho da.
  • Thay thế dần các thực phẩm chứa nhiều tinh bột bằng các loại ngũ cốc nguyên hạt.
  • Nên tích cực ăn các loại rau để bổ sung chất xơ, đặc biệt là các loại củ và rau có lá xanh đậm.
  • Luyện tập thói quen ăn nhạt, sử dụng lượng muối ít hơn 2gr mỗi ngày.

Bị viêm da dị ứng nên kiêng gì trong sinh hoạt?

Dưới đây là một số việc làm người bệnh cần tránh trong sinh hoạt hằng ngày để tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm:

  • Tránh tắm quá lâu và không tắm bằng nước quá nóng. 
  • Không nên lạm dụng các loại xà phòng chứa nhiều chất tẩy để tắm rửa hằng ngày. Nếu không thể tìm được các sản phẩm phù hợp, bạn có thể đun các loại lá cây và dùng nước tắm hằng ngày như lá khế, tía tô hoặc bạc hà…
  • Không nên thức quá khuya, rèn luyện thói quen sống khoa học, duy trì giấc ngủ sâu từ 7 – 8 tiếng mỗi ngày, 
  • Lựa chọn hình thức luyện tập phù hợp để tăng cường sức đề kháng.
  • Nên tăng cường cấp nước cho làn da thông qua việc uống đủ nước và bôi kem dưỡng thể hằng ngày.

Trên đây là danh sách những thực phẩm cần tránh sử dụng trong thời gian điều trị viêm da. Hy vọng rằng qua bài viết trên, độc giả đã tìm thấy đáp án thỏa đáng nhất cho thắc mắc viêm da dị ứng kiêng ăn gì. Đồng thời biết cách thay đổi chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp nhất, giúp làm lành da nhanh và ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát.

4.8/5 - (5 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?