15 cách chữa viêm da dị ứng bằng lá cây tại nhà vô cùng tiện lợi

Những cách chữa viêm da dị ứng bằng lá cây như lá trầu không, lá lốt, lá chè xanh….được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Phương pháp này khá dễ thực hiện nhờ sử dụng nguyên liệu quen thuộc, dễ kiếm và giá thành rẻ. Bên cạnh đó, nhờ sự lành tính, cách chữa bệnh này hiện nay vẫn được nhiều người áp dụng. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp 15 loại lá cây mang lại hiệu quả điều trị viêm da dị ứng cao:

Tổng hợp 15 cách chữa bệnh viêm da dị ứng tại nhà bằng lá cây

Những thảo dược được sử dụng để chữa bệnh viêm da dị ứng thường có công dụng kháng viêm, thanh nhiệt, giải độc… giúp cải thiện bệnh viêm da dị ứng khá tốt. Cách dùng thông dụng nhất với các loại lá này là đun nước lá tắm hoặc đắp lên vết thương. Một số loại lá cây còn có thể sắc nước uống. 

1. Bài thuốc dân gian chữa viêm da dị ứng bằng lá trầu không

Trầu không vốn là vị thuốc quen thuộc trong các bài thuốc chữa bệnh bằng y học cổ truyền. Lá trầu không có tính ấm, chứa nhiều dưỡng chất giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn và giảm ngứa hiệu quả. Loại lá này được sử dụng cho người bệnh viêm da dị ứng tắm hoặc đắp ngoài da. Để chữa viêm da dị ứng, người bệnh có thể sử dụng lá trầu không theo hướng dẫn sau:

Trầu không có tác dụng tiêu viêm, giải độc, giảm ngứa...
Trầu không có tác dụng tiêu viêm, giải độc, giảm ngứa…
  • Nước cốt trầu không đắp lên da: Lá trầu không rửa sạch, ngâm nước muối loãng trong khoảng 20 phút. Sau đó, giã nát rồi đổ thêm nước và chắt lấy nước cốt. Rửa sạch vùng da bị ngứa đỏ, thoa nước cốt lá trầu không lên da, để yên trong 10 phút. Lau hoặc rửa sạch lại da bằng nước ấm.  
  • Đun nước tắm với lá trầu và bồ kết: Lấy khoảng 20 lá trầu tươi và 10 quả bồ kết, rửa sạch. Bẻ đôi bồ kết vào nồi đổ nước vừa ngập rồi đun sôi. Vò nát lá trầu không rồi thả vào nồi rồi đun thêm 5 phút và tắt bếp. Pha loãng nước đun trên với nước lạnh vừa đủ, dùng tắm hoặc ngâm rửa khu vực da bị viêm da dị ứng. Tuần tắm 2 – 3 lần.

LƯU Ý: Không dùng cách tắm với bồ kết cho phụ nữ mang thai, sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe em bé.

2. Dùng lá chè xanh để cải thiện triệu chứng bệnh

Không chỉ đem lại thứ thức uống thơm mát, chè xanh còn là thảo dược thải độc, kháng viêm, trị dị ứng ngoài da rất tốt. Khi điều trị bệnh viêm da dị ứng, người bệnh có thể áp dụng cách đun nước với lá chè để tắm rửa mỗi ngày.

Cách dùng:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá chè xanh tươi.
  • Rửa sạch lá chè xanh, ngâm nước muối loãng trong 10 phút. Vớt, để ráo nước.
  • Cho chè xanh vào nồi nước vừa ngập cùng vài hạt muối tinh. Đun lửa nhỏ trong khoảng 15-20 phút. 
  • Pha loãng với nước nguội và dùng để tắm hoặc lau người mỗi ngày.

3. Chữa viêm da dị ứng bằng hành hoa

Theo một số nghiên cứu, trong thành phần của hành hoa có chứa nhiều hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn giúp diệt khuẩn, đào thải độc tố, ngăn chặn tác nhân gây viêm nhiễm và các tình trạng bệnh viêm da. Sử dụng hành hoa chữa bệnh viêm da dị ứng còn giúp đánh bay cơn ngứa và cải thiện tình trạng sưng đỏ…

Chuẩn bị:

  • Hành hoa: khoảng 1 lạng
  • Muối hạt và nước sạch
Hành hoa đắp ngoài da giúp vết thương nhanh lành
Hành hoa đắp ngoài da giúp vết thương nhanh lành

Cách làm:

  • Hành bỏ rễ, lá hỏng, rửa sạch, cắt nhỏ thành đoạn dài 4-5cm
  • Đổ khoảng 2 lít nước và thêm một chút muối hạt vào nồi, đun sôi.
  • Thả hành hoa sau cùng rồi đun thêm 5 phút nữa và tắt bếp.
  • Vệ sinh vùng da bị dị ứng tổn thương bằng nước sạch
  • Dùng phần nước đã đun để ngâm rửa khu vực da bị viêm ngứa trong thời gian 20 phút và rửa lại bằng nước ấm. Nên thực hiện hàng ngày vào buổi tối để cho hiệu quả tốt nhất.

4. Lá đơn đỏ – vị thuốc chữa bệnh từ dân gian

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong lá đơn đỏ có các hợp chất như: Tanin – ngừa oxy hóa; coumarin – chống viêm, làm lành tổn thương; saponin – tăng cường khả năng miễn dịch… Vì vậy, sử dụng lá đơn đỏ đúng cách có thể giúp cải thiện bệnh các triệu chứng viêm da rất tốt. Có nhiều cách để dùng lá đơn đỏ chữa bệnh như:

  • Sắc nước uống: Lấy 10gr lá đơn đỏ đã rửa sạch, cắt nhỏ rồi sắc với 400ml nước. Đun nhỏ lửa cho đến khi cạn còn gần 1 nửa thì tắt bếp. Uống hết trong ngày.
  • Đun nước tắm: Sử dụng 100gr lá đơn đỏ và 100gr tầm phỏng rửa sạch. Đem cả 2 nguyên liệu nấu cùng 2 lít nước đến khi sôi. Lọc lấy nước để tắm hoặc ngâm rửa vùng da bị viêm nhiễm, ngứa ngáy.  
Lá đơn đỏ có thể dùng để đun nước tắm hoặc sắc uống
Lá đơn đỏ có thể dùng để đun nước tắm hoặc sắc uống

5. Lá khế chữa viêm da dị ứng

Theo y học cổ truyền, lá khế có nhiều hoạt chất có lợi, có tác dụng thanh nhiệt, tăng khả năng đào thải độc tố của cơ thể, tiêu diệt vi khuẩn và kháng viêm hiệu quả… được dùng nhiều trong các bài thuốc điều trị bệnh ngoài da, mề đay, mẩn ngứa. Cách dùng như sau:

  • Dùng 30gr lá khế tươi, rửa sạch và ngâm với nước muối loãng
  • Cho vào nồi đun với khoảng 2 lít nước sạch, đun nhỏ lửa đến khi sôi
  • Đổ nước ra để nguội bớt rồi ngâm rửa hoặc lấy bông gòn thấm nước lau lên vùng da bị viêm.
  • Tận dụng bã lá vò nát rồi chà nhẹ nhàng lên khu vực da bị tổn thương. Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ tuần trong khoảng 3 tuần để cho hiệu quả tốt. 

6. Chữa viêm da dị ứng bằng lá cây sài đất

Lá sài đất không còn xa lạ trong nhiều bài thuốc Đông y chữa các bệnh da liễu trong đó có viêm da dị ứng. Loại thảo dược này có tính kháng khuẩn cao, lại an toàn và dịu nhẹ với làn da. Người bệnh có thể đun nước lá sài đất tắm, dùng cho cả người lớn và trẻ nhỏ giúp giảm cơn ngứa, ngăn bệnh lan rộng.

Cách dùng: 

  • Chuẩn bị 50gr lá sài đất tươi, rửa sạch. Ngâm nước muối loãng khoảng 15 phút.
  • Cho lá vào đun chung với 2 lít nước cho đến khi sôi. 
  • Pha thêm với nước lạnh đến nhiệt độ ấm vừa phải. Dùng nước này để tắm hoặc ngâm rửa vùng da bị bệnh, sau đó tắm lại bằng nước sạch.

7. Chữa viêm da dị ứng bằng cây lá lốt

Trong lá lốt có chứa các thành phần canxi, vitamin C, chất xơ, kali, sắt… Sử dụng lá lốt giúp giảm đau, giảm ngứa, tiêu viêm, cải thiện các tình trạng tổn thương, viêm da khá hiệu quả. Người bệnh có thể dùng theo 2 cách sau:

  • Đắp ngoài da: 40gr lá lốt tươi rửa sạch, giã nát cùng vài hạt muối tinh. Vệ sinh da sạch rồi đắp lên da trong 30 phút. Rửa tráng lại bằng nước ấm. 
  • Tắm bằng nước đun lá lốt: Chuẩn bị 50gr lá tươi rửa, rửa sạch, ngâm nước muối. Đun sôi với 3 lít nước trong 20 phút. Hòa thêm với nước lạnh cho nguội bớt rồi dùng nước này để tắm. Người bệnh có thể vò nát bã lá lốt để chà nhẹ ngoài da. Phương pháp này còn giúp cải thiện một số thể bệnh viêm da khác như viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc….
Lá lốt vừa dùng để nấu ăn vừa là cây thuốc chữa bệnh hiệu quả
Lá lốt vừa dùng để nấu ăn vừa là cây thuốc chữa bệnh hiệu quả

8. Chữa bệnh tại nhà cùng lá hẹ

Hẹ có thể giúp cải thiện các triệu chứng viêm da dị ứng nhờ khả năng thanh nhiệt, giải độc, tăng cường sức đề kháng, chống viêm hiệu quả. Trong thành phần của thảo dược này chứa nhiều vitamin, acid amin và khoáng chất có lợi cho việc phục hồi các tổn thương trên da. Người bệnh có thể tham khảo 3 cách dùng sau:

  • Uống nước lá hẹ: Lấy 1 nắm lá hẹ rửa sạch và cắt thành khúc. Đun sôi nửa lít nước rồi cho lá hẹ vào, đun thêm 5 phút nữa. Chắt lấy nước và chia thành nhiều lần uống trong ngày. Nếu cảm thấy vị quá hăng, người bệnh có thể cho thêm đường phèn vào nước lá hẹ để dễ uống hơn. 
  • Tắm nước lá: Đun sôi 2-3 lít nước, cho lá hẹ đã rửa sạch, cắt khúc vào và thêm 1 ít muối, khuấy đều. Đun thêm 10 phút nữa rồi chắt lấy nước. Pha thêm nước lạnh và tắm. 
  • Đắp lá hẹ ngoài da: Lấy 1 nắm lá hẹ tươi rửa sạch, cho vào cối hoặc máy xay, xay nhuyễn. Vệ sinh vùng da cần điều trị, dùng hỗn hợp lá hẹ đã xay nhuyễn đắp lên. Để khoảng 10 phút rồi vệ sinh sạch sẽ lại làn da. 
Sử dụng lá hẹ chữa viêm da dị ứng rất đơn giản
Sử dụng lá hẹ chữa viêm da dị ứng rất đơn giản

9. Cách chữa viêm da dị ứng bằng lá tía tô

Thành phần của lá tía tô chứa nhiều chất kháng khuẩn, ngừa viêm, giảm ngứa, hiệu quả trong việc cải thiện các triệu chứng bệnh viêm da dị ứng. Bên cạnh đó, dùng lá tía tô tắm hay xông hơi còn giúp làm lưu thông khí huyết, giảm nhanh triệu chứng viêm ngứa ngoài da, cải thiện giấc ngủ tốt hơn. Khi bị viêm da dị ứng người bệnh có thể dùng lá tía tô theo cách sau:

  • Cách 1: Lấy khoảng 30gr lá tía tô rửa sạch đem xay nhuyễn. Vệ sinh dùng da bị viêm rồi đắp trực tiếp hỗn hợp lá đã xay lên trong 10 phút. Rửa lại bằng nước ấm và lau khô bằng khăn sạch.
  • Cách 2: Lấy khoảng 200gr lá tía tô rửa sạch, để ráo, cho vào chảo sao vàng. Cho vào miếng vải sạch và chườm nhẹ lên da khi còn ấm nóng. Chú ý điều chỉnh nhiệt độ lá chườm để không gây bỏng da.

10. Dùng lá cây ngải dại

Ngải dại có tính mát, vị đắng, là thảo dược phổ biến vùng núi phía Bắc. Ngoài cách đun nước uống, hay dùng để tắm chữa bệnh ngoài da như một số loại thảo dược khác, ngải dại phổ biến hơn với cách đắp trực tiếp lên da.

Cách dùng:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá ngải tươi, rửa sạch, để ráo nước
  • Giã nát lá ngải cùng 2 thìa muối 
  • Vệ sinh da trước khi đắp hỗn hợp vừa giã lên
  • Để trong 15 phút rồi lau lại bằng khăn sạch hoặc nước ấm
Ngải dại có tính mát, vị đắng, là thảo dược phổ biến vùng núi phía Bắc
Ngải dại có tính mát, vị đắng, là thảo dược phổ biến vùng núi phía Bắc

11. Bài thuốc với lá mướp

Cách chữa bệnh viêm da dị ứng với lá mướp vô cùng đơn giản:

Chuẩn bị:

  • 1 nắm lá mướp tươi
  • 1 miếng vải xô sạch

Cách dùng:

  • Rửa thật sạch lá mướp, ngâm với nước muối.
  • Cắt lá mướp thành các đoạn nhỏ rồi cho vào cối giã nát.
  • Cho hỗn hợp trên vào khăn xô và vắt lấy nước cốt
  • Dùng bông gòn thấm nước cốt thu được và đắp lên vùng da bị viêm da dị ứng trong khoảng 10 phút 
  • Rửa lại sạch sẽ vùng da này, sau đó lấy khăn sạch lau khô. Thực hiện hàng ngày để cho hiệu quả tốt nhất.

12. Chữa viêm da dị ứng bằng lá ổi

Hoạt chất Tanin có trong thành phần của lá ổi có tác dụng kháng viêm, sát trùng, tốt cho người bệnh viêm da dị ứng. Ngoài ra, loại lá cây này còn chứa berbagai – một chất chống oxy hóa giúp tổn thương ngoài da nhanh lành. Cách dùng như sau:

  • Dùng 1 nắm lá ổi tươi, rửa sạch rồi để ráo. 
  • Cho lá ổi vào đun sôi cùng 2-3 lít nước sạch. 
  • Đổ nước ra thau và pha thêm nước lạnh đến nhiệt độ phù hợp để tắm rồi tiến hành tắm hoặc ngâm rửa.
  • Thực hiện cách này 2-3 lần/ ngày liên tục nhiều tuần mới có tác dụng
Chữa viêm da dị ứng bằng lá ổi
Chữa viêm da dị ứng bằng lá ổi

13. Cải thiện ngứa ngáy nhờ lá đu đủ

Để chữa viêm da dị ứng, người bệnh có thể dùng lá đu đủ riêng biệt hoặc kết hợp với đinh lăng, khoai tây để mang lại hiệu quả cao hơn. 

Chuẩn bị:

  • 2-3 lá đu đủ tươi
  • 1 nắm đinh lăng
  • 1 củ khoai tây nhỏ

Thực hiện:

  • Gọt vỏ khoai, rửa sạch lá đinh lăng và đu đủ nhiều lần với nước. 
  • Ngâm các nguyên liệu trong nước muối khoảng 15 phút. 
  • Đem tất cả nguyên liệu này cho vào máy xay nhuyễn.
  • Đắp hỗn hợp lên bề mặt da trong 30 phút. 
  • Rửa lại sạch bằng nước ấm
Lá đu đủ rất tốt cho người bị viêm da dị ứng
Lá đu đủ rất tốt cho người bị viêm da dị ứng

14. Lá bàng chữa viêm da dị ứng

Trong thành phần hoạt chất của lá bàng có papain và chymopapain. Các chất này giúp tiêu độc, kháng viêm cho da. Ngoài ra một số vitamin trong lá bàng còn giúp xoa dịu được cơn ngứa ngáy, giúp vết thương trên da nhanh lành hơn.

Nguyên liệu:

  • 7-10 lá bàng non
  • Muối biển/ muối tinh 

Cách dùng:

  • Sơ chế, rửa sạch lá bàng
  • Đun sôi lá bàng với khoảng 3 lít nước và vài hạt muối trắng
  • Đổ nước ra chậu, pha thêm nước lạnh để tắm hoặc ngâm vùng da cần điều trị
  • Thực hiện mỗi ngày trong 2 tuần

15. Nha đam làm dịu cơn ngứa 

Chữa viêm da dị ứng bằng lá nha đam mang lại công dụng dịu da, dưỡng ẩm, giảm ngứa… Ngoài ra, nha đam cũng giúp kiểm soát các triệu chứng viêm da dị ứng không lan rộng, ngừa nhiễm trùng da. Người bệnh có thể thực hiện như sau:

  • Lá nha đam rửa sạch, cắt vỏ lọc lấy thịt nha đam
  • Rửa vùng da bị bệnh cho sạch, rồi lau khô bằng khăn bông mềm
  • Dùng phần gel nha đam lọc được chà nhẹ và massage vùng da bị bệnh
  • Để qua đêm rồi rửa lại vùng da này vào sáng hôm sau

Lưu ý khi chữa viêm da dị ứng bằng lá cây 

Chữa viêm da dị ứng bằng lá cây tuy tiện lợi và lành tính nhưng hiệu quả phương pháp này vẫn chưa được khoa học kiểm chứng. Do đó, để đảm bảo an toàn, trong quá trình áp dụng, người bệnh cần ghi nhớ một số lưu ý sau:

  • Nên lựa chọn lá cây cẩn thận, không chứa tạp chất, vi khuẩn và cần rửa thật sạch trước khi dùng
  • Các phương pháp chữa viêm da dị ứng bằng lá cây chỉ có tác dụng hỗ trợ triệu chứng trong trường hợp bệnh nhẹ, mới mắc. Các trường hợp viêm da nặng hơn, người bệnh nên thăm khám và dùng thuốc điều trị viêm da dị ứng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Hiệu quả phương pháp này khá chậm và phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Do đó người bệnh cần kiên trì trong thời gian dài mới thấy hiệu quả
  • Viêm da dị ứng nên ăn gì, kiêng gì? – Cũng là vấn đề người bệnh cần lưu ý để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất. Nên kết hợp với chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học để bệnh nhanh lành hơn
Trong quá trình chữa bệnh nên kết hợp với chế độ ăn uống và bảo vệ da hợp lý
Trong quá trình chữa bệnh nên kết hợp với chế độ ăn uống và bảo vệ da hợp lý
  • Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, giữ vệ sinh môi trường sống. Quần áo, chăn gối dành cho người bệnh nên dùng chất liệu mềm mại và cần thay giặt thường xuyên
  • Trong quá trình chữa bệnh bằng lá cây, nếu thấy có dấu hiệu da bị kích ứng, người bệnh cần ngưng ngay và đi khám bác sĩ.

Các phương pháp chữa viêm da dị ứng bằng lá cây mặc dù khá an toàn và tiết kiệm chi phí nhưng không thể thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh. Người bệnh chỉ nên coi đây là một giải pháp điều trị hỗ trợ, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ và cẩn trọng trong quá trình sử dụng để tránh các rủi ro có thể xảy ra.

Xem thêm:

4.6/5 - (5 bình chọn)

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Tin mới

Viêm Amidan Là Gì? Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa 

Huyệt túc tam lý nằm ở đâu? Cách châm cứu huyệt trị bệnh

12+ Loại Thuốc Đau Bụng Kinh Hiệu Quả Tốt Nhất Hiện Nay

Những Loại Thuốc Chữa Viêm Hang Vị Dạ Dày An Toàn, Hiệu Quả Nhất

Top 11 bài tập chữa yếu sinh lý nam hiệu quả nhất

Viêm xoang hàm có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Có Nên Bọc Răng Sứ Không? Quy Trình Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Quy Trình Bọc Răng Sứ Chuẩn Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Top 10+ thuốc chữa đau dạ dày cho trẻ em được chuyên gia đánh giá cao

Các phương pháp chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả cao nhất

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?