Trào ngược dạ dày uống tinh bột nghệ có thực sự hiệu quả?

Điều trị trào ngược dạ dày thực quản không đúng cách khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy đã có nhiều người bệnh lựa chọn sử dụng các vị thuốc dân gian để điều trị bệnh một cách an toàn mà hiệu quả. Trong đó trào ngược dạ dày uống tinh bột nghệ là cách điều trị bệnh được áp dụng rộng rãi.

Trào ngược dạ dày có nên uống tinh bột nghệ không?

Giải đáp thắc mắc của bệnh nhân về vấn đề trào ngược dạ dày có uống tinh bột nghệ được không, trước hết cần tìm hiểu tác dụng của tinh bột nghệ với dạ dày cũng như bệnh trào ngược.

Tinh bột nghệ được chiết xuất từ củ nghệ tươi, qua quá trình xử lý có thể tinh lọc hết dầu, nhựa, bã và các chất có khả năng gây độc cho cơ thể. Từ đó thu được hàm lượng curcumin cao gấp nhiều lần củ nghệ tươi. Vì vậy, tinh bột nghệ có tác dụng chữa bệnh về dạ dày tốt hơn so với nghệ tươi.

Một số tác dụng của tinh bột nghệ đối với bệnh dạ dày là:

  • Giảm triệu chứng trào ngược: Acid dịch vị dư thừa dẫn đến tình trạng trào ngược và gây ra các hiện tượng như đầy bụng, ợ chua, ợ nóng, đau ngực, rát thực quản,… Thành phần curcumin trong tinh bột nghệ sẽ giúp kiểm soát tình trạng acid trào ngược và giảm nhanh các triệu chứng bệnh.
  • Chống viêm loét: Tinh bột nghệ giúp làm tăng hàm lượng chất nhầy, bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày khỏi bị viêm loét. 
  • Diệt vi khuẩn Hp: Vi khuẩn Hp là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh dạ dày trong đó có trào ngược dạ dày thực quản. Chất curcumin có tác dụng hạn chế quá trình sản xuất vi khuẩn Hp và giảm nhanh các triệu chứng bệnh.
  • Giảm viêm dạ dày: Hoạt chất curcumin là chất chống viêm mạnh có tác dụng làm giảm hiệu quả của các gây hại và ảnh hưởng của acid dịch vị gây viêm.
  • Chống oxy hóa: Trong tinh bột nghệ có chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh giúp cơ thể chống lại sự tấn công của các gốc tự do và các tác nhân gây ung thư.
  • Cải thiện chức năng tiêu hóa: Chất curcumin cũng có tác dụng trợ tiêu hóa do thúc đẩy sự co bóp túi mật và giúp hoạt động tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn.

Vì vậy trả lời cho câu hỏi trào ngược dạ dày uống tinh bột nghệ được không là hoàn toàn có thể sử dụng để giảm nhanh các triệu chứng trào ngược và bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Trào ngược dạ dày uống tinh bột nghệ giúp giảm nhanh các triệu chứng do accid dịch vị gây nên
Trào ngược dạ dày uống tinh bột nghệ giúp giảm nhanh các triệu chứng do accid dịch vị gây nên

Cách sử dụng tinh bột nghệ chữa trào ngược dạ dày

Một số cách uống tinh bột nghệ chữa trào ngược dạ dày mang lại hiệu quả điều trị cao:

Trào ngược dạ dày uống tinh bột nghệ với mật ong

Chuẩn bị: Tinh bột nghệ, mật ong nguyên chất.

Cách dùng:

  • Trộn tinh bột nghệ và mật ong theo tỉ lệ 2:1, 200g bột nghệ trộn với 100g mật ong. 
  • Sau đó, vo bột nghệ mật ong thành các viên nhỏ vừa nuốt. Để bảo quản và sử dụng trong thời gian dài thì cho viên bột nghệ vào lọ thủy tinh, đậy kín nắp và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
  • Mỗi lần sử dụng khoảng 2 – 3 viên thuốc, ngày dùng từ 2 – 3 lần tùy thuộc vào tình trạng trào ngược.

Dùng tinh bột nghệ với nước ấm

Cách dùng đơn giản như sau: Pha 2 thìa bột nghệ và 2 thì mật ong vào cốc nước ấm rồi khuấy đều.

Mỗi ngày người bệnh uống 2 cốc vào buổi sáng và tối, trước khi ăn từ 20 – 30 phút. Kiên trì uống nước nghệ sau 1 tháng các triệu chứng do trào ngược acid sẽ thuyên giảm.

Uống tinh bột nghệ và bột chuối hột và bột sắn dây

Chuẩn bị: Bột chuối hột xanh, bột sắn dây và tinh bột nghệ

Cách dùng: 

  • Lấy 3 loại bột với tỉ lệ bằng nhau (2 thìa) sau đó đem trộn đều rồi cho vào cốc nước ấm. 
  • Khi dùng cho thêm khoảng 1 thìa mật ong rồi uống hàng ngày, mỗi ngày 2 cốc vào sau bữa ăn.

Kiên trì sử dụng cách chữa bằng tinh bột nghệ này sẽ mang lại hiệu quả tốt và ngăn ngừa nguy cơ biến chứng bệnh trào ngược dạ dày. 

Uống nước tinh bột nghệ là cách đơn giảm trị bệnh trào ngược dạ dày tại nhà
Uống nước tinh bột nghệ là cách đơn giảm trị bệnh trào ngược dạ dày tại nhà

Lưu ý khi bị trào ngược dạ dày uống tinh bột nghệ

Một số lưu ý khi dùng tinh bột nghệ trị bệnh trào ngược dạ dày nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất bao gồm:

  • Người bệnh chú ý không dùng quá 3g tinh bột nghệ mỗi ngày, nếu sử dụng quá nhiều có thể khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
  • Kiên trì sử dụng các cách trị bệnh trào ngược dạ dày từ tinh bột nghệ ít nhất từ 1 – 2 tháng để mang lại hiệu quả tối ưu nhất.
  • Người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng tinh bột nghệ trị bệnh tại nhà nếu đang dùng các loại thuốc điều trị khác.
  • Kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh, tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê, đồ cay, dầu mỡ,… Đây là các chất cực kỳ có hại, có thể khiến tình trạng trào ngược acid nặng hơn.
  • Nên có lối sống khoa học, lành mạnh, tránh để cơ thể mệt mỏi kéo dài, tránh để dạ dày rỗng quá lâu, không nên ăn nhiều cùng một lúc, không nên ăn quá muộn hoặc nằm ngay sau khi ăn no. Những thói quen xấu này rất nhiều người bệnh đang mắc phải và vô tình khiến bệnh trở nên trầm trọng.
  • Nếu người bệnh xuất hiện các dấu hiệu khó thở, nôn ói liên tục, đi ngoài, viêm họng, cần đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Không nên dùng quá 3g tinh bột nghệ mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe
Không nên dùng quá 3g tinh bột nghệ mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe

Trào ngược dạ dày uống tinh bột nghệ giúp mang lại hiệu quả giảm nhanh các triệu chứng bệnh. Bên cạnh đó, đây còn là vị thuốc an toàn, người bệnh có thể sử dụng hàng ngày mà không phải lo lắng về những tác dụng phụ ngoài ý muốn.

4.9/5 - (8 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?