Trào ngược dạ dày nên uống nước gì? Giải đáp chi tiết nhất từ các chuyên gia tiêu hóa

Trào ngược dạ dày nên uống nước gì là thắc mắc của không ít bệnh nhân. Bên cạnh việc sử dụng thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, một chế độ dinh dưỡng lành mạnh cùng những đồ uống tốt cho sức khỏe sẽ hỗ trợ tối đa khả năng phục hồi. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tới độc giả danh sách những loại nên và không nên uống khi bị trào ngược dạ dày.

Trào ngược dạ dày nên uống nước gì?

Trào ngược dạ dày là căn bệnh tổn thương đường tiêu hóa ngày một trở nên phổ biến trong cộng đồng. Bệnh có thể khởi phát ở đối tượng trẻ nhỏ cho tới người trưởng thành, chủ yếu do những nguyên nhân như: thói quen ăn uống, lạm dụng rượu bia, di truyền hoặc thường xuyên vận động mạnh sau khi ăn no. 

Trào ngược dạ dày nên uống gì là thắc mắc của không ít bệnh nhân.
Trào ngược dạ dày nên uống gì là thắc mắc của không ít bệnh nhân.

Để tối ưu hiệu quả của thuốc và giảm nguy cơ lạm dụng sản phẩm tân dược, không ít người bệnh thắc mắc những loại thức uống có lợi.  Dưới đây là một số gợi ý từ các chuyên gia tiêu hóa hàng đầu.

Trào ngược dạ dày nên uống trà thảo dược

Trà thảo dược là một trong những thức uống phổ biến và tốt cho người bệnh đau dạ dày. Việc sử dụng những nguyên liệu từ thiên nhiên giúp cho người bệnh tiết kiệm tối đa chi phí, đồng thời đem lại tính an toàn cao. Một số thảo dược như gừng, cam thảo, hoa cúc có tác dụng giảm chướng khí, buồn nôn, tạm thời ổn định cảm giác ợ hơi, nóng ở ngực…

Trà thảo dược là một trong những thức uống phổ biến và tốt cho người bệnh đau dạ dày.
Trà thảo dược là một trong những thức uống phổ biến và tốt cho người bệnh đau dạ dày.
  • Trà gừng: Gừng (Sinh khương) trong y học cổ truyền còn được biết tới là vị thuốc hữu ích trong điều trị bệnh tiêu hóa nói chung. Nhờ đặc tính ấm nóng, kháng khuẩn, kháng viêm và chống oxy hóa hiệu quả nên thường xuyên sử dụng loại trà này giúp giảm cảm giác đau bụng, buồn nôn, khôi phục tổn thương thực quản, đẩy lùi hàn khí, ngoại tà xâm nhập.
  • Cam thảo: Người bệnh đều có thể sử dụng cam thảo bắc hoặc cam thảo thông thường để khắc phục tổn thương do trào ngược. Tuy nhiên nên hạn chế sử dụng cho người mắc bệnh tiểu đường.
  • Trà hoa cúc: Sử dụng trà hoa cúc không chỉ tốt cho dạ dày mà còn giúp đào thảo độc tố, thanh lọc cho cơ thể. Tuy giá thành cao hơn so với một số nguyên liệu khác và tác dụng chậm và điều khiến người bệnh cần cân nhắc.

Nước lọc hoặc uống nước khoáng tự nhiên

Đối với những người bệnh mắc trào ngược dạ dày chắc hẳn không còn xa lạ gì với biện pháp sử dụng thường xuyên nước lọc. Sử dụng nước lọc hoặc nước khoáng đúng cách sẽ giúp cân bằng lượng acid dịch vị trong dạ dày.

Tùy thuộc vào đặc điểm cơ địa và thời tiết, khí hậu mà mỗi người nên chuẩn bị từ 2 đến 3 lít nước mỗi ngày. Chú ý chia đều thời điểm uống nước, nên dùng theo từng hụm nhỏ và tránh dùng trong hoặc ngay sau bữa ăn. Điều này sẽ dẫn tới tiết dịch acid nhiều hơn.

Bị trào ngược dạ dày nên uống sữa ít béo hoặc tách béo hoàn toàn

Trong quá trình làm rõ thắc mắc bị trào ngược dạ dày nên uống gì? các chuyên gia đã nói lên những tác hại không ngờ của việc sử dụng sữa sai cách. Uống sữa bò hoặc không tách béo sẽ gây ra tình trạng khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy hoặc kích thích trào ngược trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, các loại sữa chua được tách béo sẽ làm cho cơ thắt thực quản dưới được nới lỏng, dẫn tới acid dễ dàng trào ngược lên trên. 

Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo một số loại sữa thực vật như đậu nành, óc chó, hạnh nhân, hạt lanh,… để giảm nguy cơ béo phì hiệu quả nhất.

Người bệnh có thể thay thế bằng sữa dê, các chuyên gia cũng khuyến khích sử dụng sản phẩm đã tách béo hoặc ít béo, vị nhạt.

Uống giấm táo khắc phục tình trạng trào ngược

Giấm táo là một sự lựa chọn quen thuộc và không thể bỏ qua đối với những độc giả. Công dụng chính của giấm tạo chính là cung cấp vitamin cần thiết, lợi khuẩn cho đường ruột, tăng cường hấp thu dưỡng chất và kháng khuẩn vượt trội.

[pr_middle_post]

Công dụng chính của giấm tạo chính là cung cấp vitamin cần thiết, lợi khuẩn cho đường ruột
Công dụng chính của giấm tạo chính là cung cấp vitamin cần thiết, lợi khuẩn cho đường ruột

Để thực hiện phương pháp này, người bệnh chỉ cần hòa 1 thìa cà phê giấm táo với 300ml nước ấm và chia đều 3 lần uống trong ngày, nên dùng trước mỗi bữa ăn để các chất phát huy hiệu quả nhanh hơn.

Thức uống bổ sung men vi sinh

Tích cực sử dụng các loại thức uống giàu probiotics là một trong những thói quen tốt nên được thực hiện thường xuyên. Probiotics là một loại lợi khuẩn thường có trong các sản phẩm sữa chua vi sinh giúp đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa, cải thiện đầy bụng, trào ngược, tăng cường hoạt động của dạ dày. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên uống khi còn lạnh.

Những loại nước ép không thể bỏ qua

Bên cạnh những loại nước kể trên, người bệnh không thể bỏ qua danh sách những loại nước ép vừa có công dụng đẹp da, đào thải độc tố và tốt cho điều trị bệnh trào ngược dưới đây:

  • Nước dừa tươi: Sử dụng nước dừa tươi có khả năng cung cấp chất điện giải như kali, magie…giúp cân bằng độ Ph, giảm tiết acid dạ dày. Tuy nhiên bạn chỉ nên dùng khoảng 1 quả mỗi ngày để giảm nguy cơ tiểu đường. Bên cạnh đó, phương pháp này không phù hợp với người bị tăng huyết áp, đầy bụng hoặc đang mang bầu.
  • Nước ép nha đam: Nhựa của cây nha đam có tính chống viêm, kháng khuẩn giúp nhuận tràng, ngừa chảy máu do viêm nhiễm. Bạn chỉ cần xay nhuyễn phần thịt bên trong, lọc bỏ phần bã và dùng ngay vào mỗi buổi sáng.
  • Nước ép lá bạc hà: Phương pháp sử dụng lá bạc hà phù hợp với người mắc trào ngược dạ dày kèm theo dấu hiệu nôn mửa, khó tiêu, nôn nao kéo dài hoặc chán ăn. Bạn đọc có thể xay sinh tố phần lá để lấy nước nguyên chất hoặc dùng ăn trực tiếp.
  • Sinh tố cà rốt: Đối với độc giả dành sự quan tâm tới chủ đề bị trào ngược dạ dày nên uống nước gì hẳn không thể bỏ qua nước ép cà rốt. Trong loại củ này chứa rất nhiều vitamin A, C, K…Cùng với nhiều hoạt chất có vai trò kháng viêm. Ngoài ra bạn cũng có thể kết hợp cà rốt cùng nhiều loại quả khác nhau như táo, ổi, lựu, dứa….

Bị trào ngược dạ dày không nên uống nước gì?

Bên cạnh việc tìm hiểu kiến thức về chủ đề bị trào ngược dạ dày nên uống nước gì? người bệnh cũng cần “bỏ túi” cho mình nhiều kiến thức hữu ích để tránh mắc phải những sai lầm không đáng có trong quá trình cân bằng dinh dưỡng.

Nước ngọt có gas

Sử dụng nước ngọt có gas, đồ uống có cồn sẽ khiến cơ thể dung nạp một lượng đường lớn, gây ra tình trạng ợ hơi, đầy bụng. Do sử dụng quá nhiều hương liệu sẽ dẫn tới kích thích thực quản và dạ dày, gây tích tụ độc tố thêm trong cơ thể.

Những loại nước tính acid cao

Khi sử dụng nước ép hoa quả, người bệnh dẫn dễ lựa chọn sai các nguyên liệu. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên tránh những loại quả như cam, quýt, bưởi hoặc cà chua. Hàm lượng acid citric cao có trong thành phần của chúng sẽ khiến thực quản bị tổn thương nặng hơn, kéo dài thời gian phục hồi. 

Hạn chế sử dụng cà phê

Sử dụng cà phê vào mỗi buổi sáng sẽ giúp cho tinh thần thêm sảng khoái và tỉnh táo hơn. Tuy nhiên, đối với người đang điều trị bệnh trào ngược, thức uống này có thể kích thích sản sinh ra nhiều acid dạ dày hơn. Đồng thời, bạn cũng nên hạn chế sử dụng những loại đồ chứa nhiều chất cafein khác như soda, socola…

Thức uống này có thể kích thích sản sinh ra nhiều acid dạ dày hơn
Thức uống này có thể kích thích sản sinh ra nhiều acid dạ dày hơn

Thông qua danh sách các loại thức uống trên đây, mong rằng độc giả đã tìm thấy những đáp án thỏa đáng cho thắc mắc trào ngược dạ dày nên uống nước gì? Và xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng, kiêng khem hợp lý nhất để hạn chế sự tái phát và ảnh hưởng của căn bệnh này. 

4.9/5 - (7 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?