Trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua – Câu trả lời chính xác nhất

Sữa chua là sản phẩm có chứa nhiều lợi khuẩn và các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân băn khoăn trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua hay không? Để trả lời cho câu hỏi này, người bệnh hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây.

Giá trị dinh dưỡng có trong sữa chua

Sữa chua là sản phẩm được lên men hoàn toàn tự nhiên từ các loại sữa. Đây là sản phẩm bổ dưỡng rất tốt cho cơ thể người và phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau.

Trong sữa chua các lợi khuẩn đặc biệt tốt cho sức khỏe như vi khuẩn Enterococcus, Lactobacillus. Bên cạnh đó, sản phẩm này còn chứa các vitamin và khoáng chất, chất đạm, chất béo, đường, lipit, canxi,…đặc biệt cần thiết cho cơ thể.

Chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe do đó sữa chua còn có tác dụng: ngừa sâu răng, tăng cường sức mạnh cơ bắp, cảm lạnh, hen suyễn,… Ngoài tác dụng hỗ trợ điều trị các vấn đề về sức khỏe, sữa chua còn là sản phẩm làm đẹp da rẻ, hiệu quả được nhiều người áp dụng.

Sữa chua là sản phẩm rất tốt cho sức khỏe cần bổ sung thường xuyên
Sữa chua là sản phẩm rất tốt cho sức khỏe cần bổ sung thường xuyên

Trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua không?

Trào ngược dạ dày có ăn được sữa chua không là câu hỏi mà rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Để giải đáp chính xác cho câu hỏi này, người bệnh cần tìm hiểu tác dụng của sữa chua đối với dạ dày.

Tác dụng của sữa chua đối với dạ dày là:

  • Sữa chua có chứa probiotics nên lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa, giảm được các triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng và  trào ngược dạ dày hiệu quả.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh do nhiễm khuẩn HP: Các men vi sinh Bifidobacterium, Lactobacillus trong sữa chua có tác dụng ngăn ngừa và tiêu diệt vi khuẩn HP,. Từ đó giúp giảm nhanh tình trạng bệnh và ngăn ngừa tình trạng viêm loét dạ dày.
  • Cung cấp lợi khuẩn Activia: Lợi khuẩn Activia giúp cải thiện rối loạn tiêu hóa, giảm triệu chứng táo bón, tăng nhu đường ruột, ngăn ngừa táo bón và bệnh trĩ.
  • Trị tiêu chảy ở trẻ em: Cha mẹ có thể dùng để thay thế một số loại sữa công thức gây tiêu chảy ở trẻ em và cải thiện một số  vấn đề tiêu hóa ở trẻ em.
  • Làm lành tổn thương ở niêm mạc dạ dày: Sữa chua có thành phần dinh dưỡng giúp làm lành các tổn thương do acid trào ngược gây nên và ngăn chặn tình trạng viêm loét dạ dày.
  • Thành phần lợi khuẩn có trong sữa chua giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa dưỡng chất, tránh tình trạng đầy bụng, khó tiêu và hạn chế acid dư thừa gây trào ngược.
  • Các dưỡng chất như sắt, vitamin D, Omega 3 có trong sữa chua rất tốt cho hệ tiêu hóa và sự phát triển của trí não, giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm trào ngược và phòng chống ung thư dạ dày hiệu quả.

Sữa chua rất tốt cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là trào ngược vì vậy câu trả lời khi bị trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua không là CÓ. Không chỉ vậy, người bệnh cần bổ sung sữa chua thường xuyên để bảo vệ hệ tiêu hóa và giảm các triệu chứng trào ngược.

Cách dùng sữa chua chữa trào ngược dạ dày thực quản

Sau đây là một số cách sử dụng sữa chua giúp trả lời câu hỏi trào ngược dạ dày ăn sữa chua được không. Người bệnh có thể tham khảo và lựa chọn cho mình cách sử dụng hợp lý và mang lại hiệu quả tốt nhất.

Sử dụng nha đam và sữa chua chữa trào ngược dạ dày

Trong nha đam có chứa khoảng 20 loại vitamin, khoáng chất và nhiều chất điện giải tốt cho tiêu hóa. Ngoài ra, loại cây này còn có tác dụng nhuận tràng, thanh nhiệt, kháng khuẩn. Do đó, người bệnh có thể kết hợp cùng với sữa chua để đạt hiệu quả cao hơn. 

Một số cách dùng sữa chua kết hợp nha đam giúp giảm nhanh triệu chứng ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu:

  • Cách 1: Rửa sạch lá nha đam sau đó lọc thịt nha đam, rửa sạch nhớt, nấu chín với đường phèn và bảo quản trong tủ lạnh. Mỗi lần sử dụng, người bệnh nên dùng 200ml sữa chua và 2 thìa nha đam đường phèn rồi chia làm 2 lần/ngày.
  • Cách 2: Rửa sạch lá nha đam, đem xay nhuyễn rồi trộn cùng 500ml mật ong và bảo quản trong tủ lạnh. Mỗi ngày sử dụng 200ml sữa chua ăn cùng 3 thìa nha đam mật ong. Người bệnh kiên trì ăn 2 lần/1 ngày giúp giảm triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản rất hiệu quả.
Có thể dung nha đam kết hoejp với sữa chua để điều trị bệnh trào ngược dạ dày
Có thể dung nha đam kết hoejp với sữa chua để điều trị bệnh trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua với yến mạch

Yến mạch thuộc nhóm thực phẩm khô, có khả năng thấm hút trong dịch vị và giảm dư thừa acid gây tình trạng trào ngược. Khi kết hợp với sữa chua giúp ổn định hệ tiêu hóa và giảm tình trạng bệnh rất hiệu quả. Cách dùng như sau:

  • Chuẩn bị: 1 hộp sữa chua (ít đường hoặc không đường), 20g yến mạch và sữa đặc.
  • Cách dùng: Trộn đều sữa chua và bột yến mạch đã chuẩn bị sau đó dùng để ăn hàng ngày. Thời điểm sử dụng thích hợp nhất là vào sáng sớm để mang lại hiệu quả trị bệnh tốt nhất.

Trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua với nghệ?

Nghệ là vị thuốc Đông y có tác dụng rất tốt cho hệ tiêu hóa cũng như bệnh trào ngược dạ dày. Sữa chua cũng được đánh giá cao về hiệu quả giảm trào ngược acid dịch vị. Vì vậy, ăn sữa chua với nghệ là cách giảm triệu chứng trào ngược nhanh chóng, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng tại nhà.

  • Cách 1: Trộn tinh bột nghệ và sữa chua: Mỗi ngày người bệnh dùng 2 thìa tinh bột nghệ trộn đều cùng sữa chua. Sau đó dùng sau khi ăn khoảng 30 phút, thực hiện 2 lần/ 1 ngày.
  • Cách 2: Dùng nghệ tươi: Nghệ tươi đem rửa sạch, sau đó đem xay nhuyễn rồi lọc lấy nước cốt. Người bệnh dùng nước cốt nghệ trộn cùng sữa chua và dùng để ăn sau bữa ăn khoảng 30 phút. Nên dùng 2 lần/ ngày để mang lại hiệu quả trị trào ngược tốt nhất.

[pr_middle_post]

Nghệ kết hợp sữa chua là cách chữa bệnh tại nhà hiệu quả không nên bỏ qua
Nghệ kết hợp sữa chua là cách chữa bệnh tại nhà hiệu quả không nên bỏ qua

Kết hợp sử dụng sữa chua với bánh mì

Bánh mì chứa carbohydrates và hàm lượng chất xơ phong phú nên cung cấp năng lượng cho cơ thể, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, và làm giảm được triệu chứng táo bón.

Cách dùng rất đơn giản, người bệnh chỉ cần ăn 2 lát bánh mì và sữa chua vào bữa sáng. Cách sử dụng này giúp bổ sung năng lượng buổi sáng làm việc hiệu quả, đảm bảo 1/3 lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể và giảm triệu chứng trào ngược đáng kể.

Sử dụng sữa chua với hoa quả

Ngoài những cách dùng trên, người bệnh có thể sử dụng sữa chua và các loại hoa quả hàng ngày để trị trào ngược dạ dày. Một số loại quả có thể sử dụng cùng sữa chua là: Chuối, việt quất, táo, kiwi, dưa hấu, dâu tây, dứa,… Đây đều là các loại quả tốt cho dạ dày, nhất là khi mắc tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.

Sữa chua hoa quả là món ăn giúp cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể nên có thể sử dụng hàng ngày. Vì vậy, người bệnh nên sử dụng thường xuyên để giảm nhanh tình trạng của mình. Bên cạnh đó, đây là món ăn đơn giản, thanh mát, do đó được nhiều người ưa chuộng sử dụng vào mùa hè.

Lưu ý khi sử dụng sữa chua cho người bị trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày ăn sữa chua rất tốt cho quá trình điều trị bệnh. Tuy nhiên, người bệnh nếu không sử dụng đúng cách có thể gây hại đối với sức khỏe. Vì vậy, ngoài việc quan tâm trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua hay không, bệnh nhân cần lưu ý:

  • Để đảm bảo hiệu quả, người bệnh nên chọn loại sữa chua chứa thành phần ít đường, ít các chất tạo màu, chất bảo quản hay hương liệu. Thay vào đó, người bệnh nên chọn sữa chua không đường hoặc sữa chua nguyên chất để sử dụng.
  • Người bệnh nên chọn sản phẩm sữa chua có chứa hàm lượng vitamin và canxi cao để tốt cho hệ tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch.
  • Bảo quản sữa chua ở nhiệt độ lạnh, không làm nóng sữa chua vì có thể làm mất các vi khuẩn có lợi cho sức khỏe và làm giảm hiệu quả trị bệnh.
  • Sữa chua tốt cho sức khỏe, tuy nhiên người bệnh cần chú ý không nên ăn quá nhiều vì có thể ảnh hưởng đến hoạt động hệ tiêu hóa. Mỗi ngày người bệnh chỉ nên dùng từ 1 đến 2 hũ sữa chua để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
  • Không nên ăn sữa chua lúc đói, vì có thể kích thích sản sinh acid, dẫn đến tình trạng trào ngược nặng hơn. Thời gian thích hợp nhất để ăn sữa chua là sau bữa ăn 1 giờ và vào buổi chiều tối.
  • Không sử dụng sữa chua cùng với các loại sản phẩm đóng hộp hoặc chế biến sẵn như thịt xông khói, thịt đông lạnh, xúc xích,… vì có thể gây kích ứng dạ dày và dẫn đến rối loạn tiêu hóa. 
  • Nên kết hợp sữa chua với các loại ngũ cốc, bánh mì, trái cây,… để đảm bảo hiệu quả giảm các triệu chứng khó chịu do trào ngược dạ dày thực quản tốt nhất.
  • Không sử dụng sữa chua cho trẻ em dưới 1 tuổi, vì hệ tiêu hóa của trẻ khi đó chưa hoàn thiện nên có thể gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.
  • Khi kết hợp sữa chua với các loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm Sulfonamides hay Chloramphenicol có thể gây phản tác dụng và làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc. 
  • Bệnh xơ cứng động mạch, tiểu đường, viêm gan, viêm tuyến tụy,… là những trường hợp bệnh không nên sử dụng sữa chua.
  • Trào ngược dạ dày ăn sữa chua mang lại hiệu quả giảm trào ngược acid dịch vị, tuy nhiên đây là cách có hiệu quả tối ưu khi bệnh nhẹ. Trường hợp trào ngược dạ dày nặng và có dấu hiệu biến chứng, người bệnh nên lựa chọn cách điều trị phù hợp.
  • Trong quá trình sử dụng sữa chua trị trào ngược, người bệnh cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, làm việc một cách hợp lý. Cần tránh để có thể mệt mỏi kéo dài, hay có chế độ ăn uống không đảm bảo khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
Người bệnh cần sử dụng sữa chua hợp lý tránh làm giảm hiệu quả hoặc phản tác dụng gây biến chứng
Người bệnh cần sử dụng sữa chua hợp lý tránh làm giảm hiệu quả hoặc phản tác dụng gây biến chứng

Bài viết trên đây là những chia sẻ về vấn đề trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua không. Người bệnh có thể tham khảo và điều chỉnh chế độ ăn uống tốt cho bệnh trào ngược dạ dày của mình.

4.7/5 - (9 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?