Tiểu buốt đau bụng dưới cảnh báo bệnh gì? Cách trị bệnh hiệu quả

Tiểu buốt đau bụng dưới là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe gặp nguy hiểm. Triệu chứng này có thể báo hiệu các bệnh lý nguy hiểm như: Viêm bàng quang, viêm niệu đạo, sỏi thận, ung thư bàng quang, viêm tuyến tiền liệt,… Vậy điều trị tiểu buốt và đau bụng dưới như thế nào? Phải làm gì để ngăn ngừa bệnh?

Đái buốt đau bụng dưới là dấu hiệu bệnh gì?

Tiểu buốt và đau bụng dưới là tình trạng buốt khi tiểu, tiểu ngắt quãng. Đồng thời kèm theo đó là cảm giác đau ở phần bụng dưới, nước tiểu đục và có mùi. Ở một số trường hợp sẽ kèm theo chất nhầy.

Tiểu buốt và đau bụng dưới là tình trạng buốt khi tiểu, tiểu ngắt quãng
Tiểu buốt và đau bụng dưới là tình trạng buốt khi tiểu, tiểu ngắt quãng

Tiểu buốt đau bụng dưới thường xảy ra cả ở nam và nữ. Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể gặp các bệnh liên quan đến đường tiết niệu, thận, bàng quang hoặc niệu đạo…

Cụ thể, một số bệnh lý gây nên tình trạng đái buốt kèm theo đau bụng dưới như:

Đái buốt và đau bụng dưới – dấu hiệu của bệnh lậu

Bệnh lậu lây nhiễm qua đường quan hệ tình dục, do các virus Neisseria gonorrhoeae gây ra. Và đây cũng là căn bệnh nguy hiểm gây nên chứng tiểu buốt kèm theo đau bụng dưới ở cả nam và nữ.

Khi mắc bệnh lậu, bạn thường cảm thấy buốt, kèm theo đó là đau bụng dưới khi đi vệ sinh. Một số triệu chứng khác khi mắc bệnh lậu như:

  • Đầu dương vật xuất hiện các nốt nhỏ li ti
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Đau vùng thắt lưng, vùng chậu
  • Sốt nhẹ
  • Tiểu ra máu
  • Tiểu ra mủ
  • Tiểu nhiều lần

Viêm bàng quang gây đái buốt đau bụng dưới

Viêm bàng quang thường do các vi khuẩn E.Coli gây ra. Đái buốt và đau bụng dưới là một triệu chứng điển hình của bệnh viêm bàng quang. Một số triệu chứng khác như:

  • Tiểu buốt có mủ
  • Tiểu rắt
  • Tiểu ra máu
  • Nước tiểu có mùi tanh và màu đục
  • Sốt nhẹ

Là dấu hiệu của viêm niệu đạo

Nguyên nhân gây viêm niệu đạo thường do vi khuẩn hoặc virus tấn công gây nhiễm trùng.

Các dấu hiệu điển hình của viêm niệu đạo như:

  • Tiểu buốt kèm theo đau bụng dưới
  • Tiểu nhiều lần
  • Khó tiểu
  • Tiểu rát
  • Tiểu ra máu

Hẹp niệu đạo

Hẹp niệu đạo (co thắt niệu đạo) cũng là nguyên nhân gây nên chứng tiểu buốt và đau bụng dưới. Hẹp niệu đạo xảy ra khi cơ thể bị chấn thương, do các loại phẫu thuật điều trị. Hoặc do viêm nhiễm khiến niệu đạo co thắt lại. Ngoài dấu hiệu đái buốt đau bụng dưới, hẹp niệu đạo còn có một số triệu chứng khác như:

  • Tiểu nhiều
  • Tiểu buốt
  • Nước tiểu có mùi hôi
  • Mệt mỏi, chán ăn

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu buốt và đau bụng dưới ở nam và nữ. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có thể xảy ra ở các vị trí như: Thận, bàng quang, niệu đạo, hoặc niệu quản.

Các triệu chứng điển hình như:

  • Tiểu nhiều lần
  • Tiểu ra máu
  • Tiểu buốt kèm theo đau bụng dưới
  • Tiểu rắt
  • Nước tiểu đục và có mùi hôi
Khi bị sỏi, người bệnh thường cảm thấy đau vùng bụng dưới
Khi bị sỏi, người bệnh thường cảm thấy đau vùng bụng dưới

Sỏi đường tiết niệu, sỏi thận

Sỏi đường tiết niệu, sỏi thận hình thành do các khoáng chất tồn đọng, kết tủa thành sỏi. Khi bị sỏi, người bệnh thường cảm thấy đau vùng bụng dưới. Qua thời gian, cơn đau này có thể lan ra các vùng xung quanh như bẹn và cơ quan sinh dục. Kèm thèm nó là các triệu chứng khác như:

  • Tiểu buốt
  • Tiểu rắt
  • Tiểu nhiều lần
  • Tiểu ra máu

Viêm tuyến tiền liệt

Khi bị viêm tuyến tiền liệt, người bệnh thường cảm thấy buốt mỗi khi đi tiểu, tiểu nhiều lần, đau lưng, đau háng. Ngoài ra vùng bụng dưới đau nóng mỗi khi tiểu. Ở nam giới, khi bị viêm tuyến tiền liệt, khi quan hệ tình dục dương vật thường bị đau nhức.

Ung thư cổ tử cung ở nữ

Đây là căn bệnh nguy hiểm gây ra tiểu buốt và đau bụng dưới ở nữ. Virus nhóm Human Papillomavirus (HPV) là nguyên nhân chính gây nên ung thư cổ tử cung.

Các triệu chứng phổ biến:

  • Chảy máu âm đạo bất thường
  • Tiểu buốt và đau bụng dưới
  • Âm đạo ra khí hư có màu, mùi
  • Rối loạn tiểu tiện

Ung thư bàng quang

Ung thư bàng quang do khối u phát triển nhanh, chèn ép, gây hẹp bàng quang. Khi bị ung thư bàng quang, người bệnh thường cảm thấy:

  • Tiểu buốt và đau bụng dưới
  • Đau thắt vùng thắt lưng
  • Tiểu ra máu
  • Tiểu rắt

Tiểu buốt đau bụng dưới có nguy hiểm không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, dù là nguyên nhân gì gây ra đái buốt đau bụng dưới đều nguy hiểm. Nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời có thể biến chứng thành các bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe, cũng như khả năng sinh sản.

Một số biến chứng nguy hiểm:

  • Viêm đường tiết niệu gây tắc vòi trứng
  • Nguy cơ nhiễm trùng máu, suy thận gây tử vong
  • Nguy cơ bị vô sinh, hiếm muộn
  • Giảm ham muốn tình dục, ảnh hưởng hạnh phúc gia đình
  • Viêm thận, viêm bể thận dẫn đến suy thận gây tử vong
  • Chị em có thể gặp phải tình trạng sảy thai, sinh non

[pr_middle_post]

Dù là nguyên nhân gì gây ra tiểu buốt và đau bụng dưới đều nguy hiểm
Dù là nguyên nhân gì gây ra tiểu buốt và đau bụng dưới đều nguy hiểm

Không những vậy, tiểu buốt đau lưng ở nữ giới nếu kéo dài và không được điều trị có thể khiến người bệnh luôn trong tình trạng căng thẳng, lo lắng, mất tập trung, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt hằng ngày.

Làm gì khi bị tiểu buốt và đau bụng dưới? Cách điều trị

Như đã nói ở trên, đái buốt đau bụng dưới là triệu chứng của một số loại bệnh lý. Tiểu buốt kèm theo đau lưng, đau bụng dưới nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy khi bị đái buốt và đau bụng dưới, người bệnh nên bình tĩnh.

Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh lo lắng quá đà làm bệnh tiến triển nặng hơn. Đặc biệt, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Tiểu buốt và đau bụng dưới cần được chữa trị càng sớm càng tốt.

Để việc điều trị tiểu buốt kèm theo đau bụng dưới đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên chọn các cơ sở y tế uy tín, bác sĩ có chuyên môn và giàu kinh nghiệm. Người bệnh cũng cần thực hiện đầy đủ các chỉ định của bác sĩ như:

Xét nghiệm máu, chẩn đoán hình ảnh, nội soi bàng quang,… Đây là các xét nghiệm giúp bác sĩ xác định được rõ nguyên nhân gây bệnh, cũng như tìm ra phương pháp điều trị thích hợp, hiệu quả nhất.

Ngoài ra, khi bạn gặp tình trạng tiểu buốt và đau bụng dưới không nên sinh hoạt tình dục. Quan hệ tình dục lúc này có thể khiến bệnh nặng hơn. Đồng thời có thể lây nhiễm bệnh cho bạn tình của mình.

Người bệnh cũng nên thay đổi chế độ ăn uống giúp hỗ trợ quá trình điều trị. Kết hợp tập luyện thể dục nhằm tăng cường sức khỏe, nâng cao đề kháng.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, khi bị tiểu buốt và đau bụng dưới, bạn cần chữa trị càng sớm càng tốt. Một số loại thuốc trị đái buốt đau bụng dưới thường được chỉ định cho bệnh nhân như:

  • Thuốc kháng sinh: Nhóm Quinolon, nhóm Cephalosporin thế hệ mới
  • Thuốc giảm đau: Nospa (uống hoặc tiêm), Paracetamol, Diclofenac, Meteospasmyl
  • Thuốc cầm máu: Tranexamic acid (uống hoặc tiêm), Goserelin, Flutamide

Tuy nhiên, để điều trị có hiệu quả cần xác định được nguyên nhân gây bệnh. Từ đó bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị riêng, mang lại hiệu quả cao nhất. Ví dụ như:

Do bệnh lậu gây ra

  • Điều trị bằng thuốc kháng sinh (uống hoặc tiêm): Việc sử dụng kháng sinh liều thấp, hay liều cao tùy vào tình trạng bệnh của bạn. Thuốc kháng sinh có tác dụng là giảm các triệu chứng viêm nhiễm, đau nhức, ngăn chặn sự phát triển của bệnh.
  • Điều trị ngoại khoa (phương pháp DHA): DHA là phương pháp hiện đại đang được nhiều bệnh viện áp dụng. Phương pháp DHA giúp tiêu diệt tận gốc vi khuẩn lậu. Phương pháp này được đánh giá cao về mức độ an toàn, hiệu quả điều trị.

Viêm bàng quang, viêm niệu đạo gây tiểu buốt đau lưng ở nữ giới

  • Sử dụng các loại thuốc kháng viêm do nấm, vi khuẩn gây ra. Các loại thuốc kháng sinh này giúp giảm thiểu các triệu chứng đau buốt khi đi tiểu.
Người bệnh nên uống đủ nước mỗi ngày
Người bệnh nên uống đủ nước mỗi ngày

Một lưu ý khi điều trị tiểu buốt và đau bụng dưới đó là: Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Nếu muốn kết hợp phương pháp Đông y để trị bệnh cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Không tùy tiện sử dụng, tránh những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.

Phương pháp phòng ngừa bệnh đái buốt hiệu quả

Đái buốt đau bụng dưới là dấu hiệu cảnh báo các bệnh nguy hiểm. Triệu chứng này có thể xảy ra ở bất cứ ai, chính vì vậy bạn nên xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học để phòng ngừa bệnh.

  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để loại bỏ các loại độc tố ra khỏi cơ thể.
  • Bổ sung vitamin C, chất xơ, rau củ và hoa quả.
  • Hạn chế ăn các loại thức ăn nhanh, cay nóng, dầu mỡ, đồ uống có chất kích thích (bia, rượu, cà phê, trà, đồ uống có gas).
  • Không hút thuốc lá.
  • Luôn giữ thân thể và vùng kín sạch sẽ, khô ráo.
  • Không thụt rửa gây tổn thương vùng kín.
  • Không sử dụng chung đồ cá nhân với người khác, nhất là quần áo.
  • Chọn các loại đồ lót có chất liệu mềm và thoáng khí.
  • Quan hệ tình dục lành mạnh, đeo bao vệ sinh khi quan hệ.
  • Không được nhịn tiểu.
  • Tập thể dục đều đặn mỗi ngày.
  • Giữ tình thần thoải mái, tránh căng thẳng lo lắng quá độ khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
  • Khám sức khỏe định kỳ.

Trên đây là những thông tin giải đáp câu hỏi tiểu buốt đau bụng dưới là biểu hiện của bệnh gì? Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này, hãy đến ngay bệnh viện để kiểm tra, tránh biến chứng nguy hiểm. Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn đã hiểu nguyên nhân, cũng như cách chữa trị khi gặp phải triệu chứng tiểu buốt kèm theo đau lưng.

5/5 - (7 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?