Tiểu buốt là gì? Những bệnh liên quan, cách chữa trị, phòng ngừa

Tiểu buốt (triệu chứng khó tiểu) thường khiến người bệnh cảm thấy đau buốt, nóng rát. Đây là dấu hiệu của nhiều bệnh liên quan đến bàng quang, niệu đạo và cả vùng đáy chậu. Nếu không tìm rõ nguyên nhân và điều trị từ sớm, người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc nhiều bệnh khá nguy hiểm. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, cách chữa trị tiểu buốt ở nam và nữ qua bài viết sau.

Tiểu buốt là biểu hiện của nhiều bệnh, thường đi kèm với nhiều triệu chứng khác
Tiểu buốt là biểu hiện của nhiều bệnh, thường đi kèm với nhiều triệu chứng khác

Tiểu buốt là gì? Có nguy hiểm không?

Tiểu buốt là hiện tượng khi đi tiểu có cảm giác buốt, nước tiểu nóng, khó ra. Đồng thời, có những cơn đau bắt nguồn từ bàng quang, đi qua niệu đạo hoặc đáy chậu.

Trong đó niệu đạo là phần ống dẫn nước tiểu ra ngoài cơ thể. Còn phần đáy chậu ở nam giới bao gồm bìu dưới và hậu môn, ở nữ là khu vực giữa hậu môn và ngoài âm đạo.

Mặc dù có thể xảy ra ở cả nam và nữ nhưng tỷ lệ nữ mắc bệnh nhiều hơn. Còn ở nam giới, phần nhiều người bệnh có biểu hiện này khi đã lớn tuổi.

Đặc biệt, tiểu buốt liên quan đến rất nhiều bệnh ở đường tiết niệu và cơ quan sinh sản. Vì vậy, người bệnh nên đi khám và điều trị ngay khi thấy hiện tượng này xảy ra. Tránh e ngại, cố gắng chịu đựng dẫn đến những rủi ro đáng tiếc.

Từ những bệnh lý liên quan và triệu chứng kể trên có thể thấy tiểu buốt là biểu hiện của một số bệnh có thể gây nguy hiểm. Bởi lẽ hầu hết các bệnh liên quan gây tiểu buốt đều nằm trong hệ bài tiết hoặc thuộc về bệnh đường sinh dục.

Nó không chỉ cho thấy chức năng bài tiết của các cơ quan có vấn đề. Tình trạng tiểu buốt kéo dài do các bệnh lý liên quan còn ảnh hưởng đến khả năng tình dục và sinh sản.

Chẳng hạn, ở nam giới, những bệnh như lậu, viêm tuyến tiền liệt… dễ kéo theo tinh trùng yếu, rối loạn cương dương. Ở nữ giới, nếu bị tiểu buốt do viêm đường tiết niệu, viêm âm đạo… sẽ ảnh hưởng đến ống dẫn trứng, làm khô âm đạo nên giảm khả năng thụ thai.

Do vậy, ngay khi có biểu hiện tiểu buốt kèm theo các hiện tượng khác, bạn nên đi khám. Đặc biệt các trường hợp tiểu ra máu, mủ, cơ thể sốt, yếu… cần được can thiệp y tế ngay.

Nguyên nhân chính gây bệnh tiểu buốt

Có rất nhiều nguyên nhân gây tiểu buốt, nó thường là căn nguyên của một số bệnh lý ở đường tiết niệu của nam và nữ. Như là:

  • Viêm niệu đạo: Nếu bạn chưa biết nguyên nhân bị tiểu buốt là gì thì có thể nghĩ đến tình huống viêm niệu đạo. Đây là một căn bệnh khá phổ biến ở cả hai giới và thường gây nên tình trạng này. Khi bị viêm niệu đạo, các khuẩn E.coli xâm nhập vào trong làm cho lỗ niệu đạo sưng tấy. Người bệnh không chỉ có triệu chứng tiểu buốt, rắt mà số lần đi vệ sinh còn nhiều hơn.
  • Viêm bàng quang: Cũng là một bệnh ở đường tiết niệu phổ biến ở cả nam và nữ, viêm bàng quang do vi khuẩn tấn công gây buốt, rát khi vệ sinh. Nếu không được chữa trị sớm, bệnh dễ lây sang các vùng khác làm cho bạn khó chịu hơn. Nó làm xuất hiện nhiều dấu hiệu khác có liên quan đến đường tiểu.
  • Viêm bể thận: Đây là bệnh do nhiễm khuẩn đường tiết niệu, xảy ra chủ yếu do khuẩn E.coli, liên cầu, enterobacter… xâm nhập ngược dòng từ bàng quang lên niệu đạo. Từ  đó đi vào đài bể thận, hoặc di chuyển theo đường máu, gây nhiễm khuẩn huyết và sinh ra tiểu buốt. Ngoài ra, viêm bể thận còn xuất hiện sau khi người bệnh tiến hành các phẫu thuật ở hệ tiết niệu, hoặc có sỏi, khối u hình thành làm hẹp niệu quản.
Bể thận bị viêm ảnh hưởng lớn đến hoạt động loại trừ chất thải trong cơ thể
Bể thận bị viêm ảnh hưởng lớn đến hoạt động loại trừ chất thải trong cơ thể
  • Bệnh lậu: Lậu là căn bệnh xã hội lây lan nhanh do quan hệ tình dục. Khi mắc bệnh này, khuẩn lậu sẽ tấn công vào bên trong gây tiểu buốt và nhiều triệu chứng khác. Bệnh này có ảnh hưởng đến chức năng tình dục và khả năng sinh sản. Vì vậy, cả nam và nữ nên thận trọng ngăn ngừa và điều trị sớm.
  • Viêm tuyến tiền liệt: Viêm tuyến tiền liệt là một trong những nguyên nhân gây tiểu buốt ở nam giới. Nữ giới không bị. Đấng mày râu nên cẩn trọng với bệnh này vì nó có thể làm suy giảm khả năng tình dục của phái mạnh. Một số trường hợp xấu, viêm tuyến tiền liệt còn ảnh hưởng đến khả năng sinh tinh. Điều này sẽ đe dọa ít nhiều đến chức năng sinh sản và khả năng có con.
  • Viêm âm đạo: Bạn thắc mắc tiểu buốt ở nữ giới là bệnh gì mà chưa có câu trả lời? Nếu viêm tuyến tiền liệt chỉ xảy ra ở nam giới thì viêm âm đạo là bệnh chỉ có ở chị em. Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm âm đạo, dẫn đến tiểu buốt. Trong đó phần lớn là do sự mất cân bằng giữa khuẩn lợi và khuẩn hại trong ống âm đạo gây nên. Đây cũng là một căn bệnh có ảnh hưởng lớn đến đời sống tình dục của chị em. Ngoài ra, nó cũng gián tiếp gây nên sự suy yếu của các cơ quan sinh sản, từ đó ảnh hưởng đến khả năng mang thai.

Ngoài ra, còn có những yếu tố làm tăng nguy cơ xuất hiện tình trạng này là: Do quan hệ tình dục thiếu kiểm soát với người nhiễm bệnh, chế độ ăn uống dư axit, sinh hoạt…

Triệu chứng tiểu buốt đi kèm hiện tượng gì?

Như đã nói ở trên, tiểu buốt là một triệu chứng điển hình xuất hiện do nhiều bệnh khác nhau. Để xác định rõ căn nguyên gây bệnh, người ta cần tìm hiểu thêm các biểu hiện khác. Cụ thể có những dấu hiệu thường đi kèm với tình trạng tiểu buốt là:

Viêm bể thận:

  • Người bệnh bị đái buốt kèm theo rắt, phải rặn liên tục.
  • Có hiện tượng sốt đột ngột, đau ở sườn và bụng dưới, bộ phận sinh dục.
  • Chán ăn, buồn nôn, rét, khô môi…

Viêm niệu đạo:

  • Người bệnh cảm thấy ngứa, tấy đỏ ở bộ phận sinh dục.
  • Ngoài buốt, khi đi tiểu còn cảm thấy rát, đau, nóng rất khó chịu.
  • Nữ giới ra nhiều khí hư khác màu, có mùi hôi.
  • Một số trường hợp nặng, trong nước tiểu có thể còn lẫn mủ hoặc máu.

Viêm bàng quang:

  • Tiểu buốt ở nam hay nữ do viêm bàng quang còn đi kèm với hiện tượng đi tiểu liên tục.
  • Quan sát nước tiểu thấy có màu vàng hơi đục, có thể lẫn máu hoặc mủ.
  • Nước tiểu hôi.
Bàng quang bị viêm làm nước tiểu hôi, khi đào thải có hiện tượng buốt
Bàng quang bị viêm làm nước tiểu hôi, khi đào thải có hiện tượng buốt

Bệnh lậu:

Bên cạnh biểu hiện tiểu buốt, người bị bệnh lậu còn có các dấu hiệu đi kèm khác như:

  • Nước tiểu bị són do rắt.
  • Có mủ chảy ra từ bộ phận sinh dục, cản trở đường tiểu.
  • Nam giới bị ngứa dương vật, ở nữ thì ngứa âm đạo.
  • Cả nam và nữ đều có khả năng bị đau âm ỉ ở bụng dưới.

Viêm tuyến tiền liệt:

Tiểu buốt là một trong những dấu hiệu điển hình của viêm tuyến tiền liệt, ngoài ra người bệnh còn bị:

  • Tiểu rắt.
  • Căng cứng ở tinh hoàn, bìu dưới.
  • Đau bụng dưới âm ỉ hoặc thường xuyên.
  • Rối loạn cương dương do “cậu nhỏ” bị đau.

Viêm âm đạo:

  • Tiểu buốt là một trong những biểu hiện cơ bản của viêm âm đạo ở nữ giới.
  • Ngoài ra chị em còn cảm thấy đau, nhức và ngứa ở âm đạo, gây cản trở chuyện chăn gối.
  • Cảm nhận được sự bất thường trong khí hư (đặc quánh, có bột, xanh hoặc vàng hơn…)
  • Luôn bị chi phối vì mùi hôi khó chịu và cảm giác ẩm ướt…

Ngoài ra tiểu buốt ở nữ giới hay nam giới tùy thuộc là bệnh gì còn có thể đi kèm với nhiều biểu hiện khác. Nếu thấy có tình trạng này xảy ra, để tránh những bất trắc nguy hiểm về sức khỏe, bạn nên khám chữa sớm.

[pr_middle_post]

Chẩn đoán, điều trị bệnh tiểu buốt như thế nào?

Bởi vì tiểu buốt là biểu hiện thường thấy ở rất nhiều bệnh cùng xảy ra ở hệ bài tiết và cơ quan sinh dục nên bác sĩ cần chẩn đoán kỹ để tìm ra nguyên nhân. Đầu tiên bạn sẽ được hỏi về tiền sử bệnh án liên quan đến những bệnh này trước đó.

Xét nghiệm nước tiểu là khâu quan trọng để xác định chính xác bệnh trong trường hợp này
Xét nghiệm nước tiểu là khâu quan trọng để xác định chính xác bệnh trong trường hợp này

Sau khi có được một vài thông tin chung, tùy tình trạng mà bạn sẽ được chỉ định tiến hành một số thủ tục như:

  • Kiểm tra vùng bụng dưới, cơ quan sinh dục nam hoặc khám phụ khoa đối với nữ.
  • Xét nghiệm nước tiểu bằng cách dùng que thử nước tiểu để phát hiện xem có vi khuẩn hay máu, mủ không. Sau đó đem mẫu này đến phòng xét nghiệm để phân tích dưới kính hiển vi.

Dựa trên những thông tin thu được, bác sĩ sẽ kết luận cụ thể về bệnh lý gây tiểu buốt. Từ đó đưa ra phương án khắc phục tình trạng sớm nhất, giải quyết đến từng nguyên nhân gây bệnh.

Để làm hết triệu chứng tiểu buốt cần trị khỏi bệnh căn nguyên. Hiện nay y học hiện đại hay cổ truyền, dân gian đều có các phương pháp cải thiện tiểu buốt. Tùy vào tình trạng cụ thể mà bác sĩ kết luận mà người bệnh áp dụng cách chữa khác nhau.

Mẹo dân gian trị tiểu buốt

Nhiều người thắc mắc bị tiểu buốt phải làm sao thì được mách dùng các loại lá cây để trị. Đó là những mẹo dân gian phổ biến từ lâu và thường được dùng để “ứng phó nhanh” với tình trạng này ngay khi bị bệnh. Có thể kể đến:

  • Mẹo dùng bột sắn: Pha 10g bột với 1 cốc nước để uống trong ngày, dùng liên tục khoảng 10 ngày. Tinh chất trong sắn sẽ làm lợi tiểu, hỗ trợ bài tiết, loại trừ tiểu buốt.
  • Dùng bí xanh: Lấy 1 đoạn bí xanh đem gọt vỏ, cắt miếng rồi xay lấy nước. Hoặc bạn luộc chín để ăn cũng có tác dụng trị tiểu buốt tạm thời. Muốn cải thiện căn nguyên bệnh, nên sử dụng đều đặn trong khoảng 10 ngày.
  • Uống nước mồng tơi: Lấy phần cẳng và lá rau này đem rửa sạch, để ráo rồi thả vào nồi nước sôi. Đun cho mềm rau rồi lấy nước uống để giảm triệu chứng. Dược liệu này không dùng cho người đang bị lạnh bụng, tiêu chảy, đại tiện phân sống.
Lá mồng tơi có nhiều công dụng tốt, dân gian thường dùng để uống hay nấu canh
Lá mồng tơi có nhiều công dụng tốt, dân gian thường dùng để uống hay nấu canh
  • Dùng phượng vĩ thảo: Rửa sạch một lượng vừa đủ rồi nấu với nước vo gạo để uống hàng ngày. Nước phượng vĩ thảo hơi đắng nhưng có công dụng tốt trong việc trị tiểu buốt do viêm đường tiết niệu gây nên.
  • Dùng râu ngô: Lấy một nắm nhỏ đun với nước cho sôi kỹ để uống khoảng 2 – 3 lần/ngày. Nên dùng trong mùa hè thay nước lọc để cải thanh lọc cơ thể, lợi tiểu, kiểm soát các triệu chứng bệnh ở hệ bài tiết.
  • Chữa bằng bèo cái: Có thể kết hợp với rễ cỏ gianh đem sao vàng rồi sắc nước uống hàng ngày. Loại thảo dược sông nước này được cho là có công dụng khá tốt trong việc cải thiện chứng tiểu buốt.

Ngoài các dược liệu trên, bạn còn có thể sử dụng thài lài tía, mã đề hay kim tiền thảo… để trị chứng tiểu buốt nhanh chóng. Các mẹo dân gian trên thường chỉ nhằm trị triệu chứng tiểu buốt tức thời.

Dân gian không dùng với mục đích trị căn nguyên bệnh gây ra hiện tượng này. Vì vậy, để cải thiện các bệnh liên quan, ngừa tiểu buốt tái phát, bạn nên dùng các bài thuốc Đông, Tây y khác.

Dùng thuốc Đông y

Y học cổ truyền phương Đông đã nghiên cứu nhiều về chứng tiểu buốt và các bệnh liên quan. Từ đó, nhiều bài thuốc trị bệnh được cho là hiệu nghiệm đã được ghi chép lại. Dưới đây là một số công thức dược liệu mà người bệnh nên tham khảo.

  • Bài thuốc 1: Sử dụng 20g cận cù, cùng lượng tương ứng mã đề, miên đường lang, hoa kim ngân. Đem sắc lấy nước cô đặc, mỗi ngày dùng 1 thang để trị viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt…
  • Bài thuốc 2: Dùng 20g kim tiền thảo kết hợp với lá diếp cá, sâm nam dương và vỏ bí ngô cùng lượng. Thêm 16g trạch tả rồi đem tất cả đi rửa sạch, sắc lấy nước cô đặc. Mỗi ngày uống 1 thang, dùng đều đặn cho đến khi hết bệnh gây khó tiểu.
  • Bài thuốc 3: Sử dụng thủy long 30g kết hợp với rễ cỏ tranh, huyền sâm, sâm nam dương (16g/loại). Thêm 20g thục địa rồi đem tất cả đi rửa sạch và sắc lấy nước uống. Mỗi ngày dùng 1 thang theo công thức trên, tiến hành tương tự cho đến khi khỏi.
Một số vị thuốc Đông y dùng trong trị bệnh liên quan đến tình trạng tiểu buốt
Một số vị thuốc Đông y dùng trong trị bệnh liên quan đến tình trạng tiểu buốt

Các bài thuốc Đông y trị tiểu buốt thường được dùng bằng cách sắc uống. Thầy thuốc căn cứ vào những biểu hiện bệnh liên quan để gia giảm các vị cho phù hợp. Đa phần các thuốc quy vào các tạng phủ, hỗ trợ cải thiện chức năng bài tiết, loại bỏ vi khuẩn gây bệnh, từ đó loại trừ bệnh.

Điều trị Tây y

Tây y đã chỉ ra rất nhiều bệnh lý gây ra tình trạng tiểu buốt. Theo đó, tùy vào từng hiện tượng cụ thể mà bác sĩ sẽ kê các thuốc trị bệnh tương ứng. Đa phần trong số này là thuốc có công dụng diệt khuẩn, trị viêm dùng đường uống. Đối với bệnh viêm âm đạo ở nữ giới có thể cần dùng đến thuốc đặt phụ khoa.

Một số thuốc thường dùng trị bệnh gây tiểu buốt ở nam và nữ là:

  • Thuốc kháng sinh tiêm vào tĩnh mạch: Dùng cho những người có biểu hiện sốt cao, ớn lạnh do viêm ở hệ bài tiết.
  • Thuốc kháng sinh: Chủ yếu dùng cho nữ giới bị viêm âm đạo do nhiễm Trichomonas hoặc một số khuẩn khác.
  • Các thuốc kháng nấm: Dùng cho trường hợp cơ quan sinh dục của người bệnh bị nấm men tấn công.

Ngoài ra, một vài trường hợp đặc biệt cần dùng đến các cách chữa sử dụng công nghệ cao. Chẳng hạn:

  • Trị tiểu buốt bằng hệ thống quang học CRS: Công nghệ này được áp dụng dùng trong điều trị viêm niệu đạo và viêm bàng quang. Bằng việc sử dụng năng lượng sóng cao tần, các vi khuẩn gây bệnh sẽ được loại bỏ. Người bệnh không bị đau, niệu đạo, bàng quang không bị ảnh hưởng.
  • Sử dụng kỹ thuật phục hồi gen: Đây là ứng dụng điều trị bệnh lậu gây đái buốt ở nam và nữ. Nó không trị tiêu diệt khuẩn lậu mà còn không chế chuỗi chuyển hóa gen. Từ đó ngăn ngừa lậu quay trở lại.
  • Phân loại Alpha: Đây là phương pháp hiện đại dùng cho người bị tiểu buốt do viêm tuyến tiền liệt. Bác sĩ tác động vật lý để đưa thuốc vào bên trong nhằm điều trị bệnh. Điểm ưu việt của cách này là không làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh, không đau.
  • Công nghệ Silk Lander: Đây là cách điều trị tiểu buốt dành cho nữ giới bị viêm âm đạo. Nó sẽ giúp khử các trùng xanh trong âm đạo và kích thích khả năng miễn dịch cho chị em. Từ đó làm giảm nhanh triệu chứng tiểu buốt cùng các biểu hiện viêm âm đạo khác.
Tây y trị tiểu buốt bằng công nghệ cao như thế nào?
Tây y trị tiểu buốt bằng công nghệ cao như thế nào?

Như vậy trị tiểu buốt có rất nhiều cách nhưng phải áp dụng dựa vào nguyên nhân. Bạn chỉ nên chọn lựa cách xử lý sau khi đã biết rõ căn bệnh gây ra tình trạng này. Trong và sau quá trình chữa trị, cần kết hợp với chế độ ăn khoa học để ngừa tái phát.

Tiểu buốt nên ăn gì, kiêng gì?

Những loại thực phẩm có tính hàn hoặc giúp lợi tiểu là nhóm được khuyên dùng khi bị tình trạng này. Cụ thể có một số món ăn tốt cho người bị tiểu buốt như:

  • Lẩu cá lóc: Lẩu cá lóc nấu với ngọn rau đắng và hoa chuối vừa là món ăn bổ dưỡng, vừa giúp lợi tiểu và thanh nhiệt rất tốt.
  • Canh atiso: Hoa atiso thường được kết hợp với thịt vịt để cải thiện chứng khó tiểu. Đây cũng là món ăn có tính thanh nhiệt, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn trong những ngày hè.
  • Canh rau rút: Rau rút nấu xương hoặc thịt cua đồng là món ăn rất phổ biến trong bữa cơm của nhiều gia đình Việt vào mùa hè. Bởi lẽ đây là món dễ ăn khi thời tiết nóng, nó giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn khi tiểu tiện.
  • Mướp đắng nhồi thịt: Tuy đắng nhưng có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu nên nhiều người đem quả này nhồi với thịt cho dễ ăn.
  • Hến nấu chua: Đây cũng là một món ăn trị tiểu buốt, tiểu rắt ở rất tốt. Người dân thường thêm dọc mùng, dứa để tạo độ chua và cho cả rau ngổ đậu bắp nhằm tăng hiệu quả chữa bệnh.

Nhìn chung sử dụng những loại thực phẩm này sẽ giúp người bệnh cải thiện chứng tiểu buốt. Bởi vì chúng có công dụng giải độc, bổ huyết, mát gan, thanh nhiệt, thông tiểu… tốt cho sức khỏe.

Song song với việc bổ sung các món ăn kể trên, người bệnh cần:

  • Hạn chế ăn cay.
  • Tránh sử dụng thịt chó, dê và chim cùng các loại cá khô. Không nên ăn mặn, hạn chế dùng món kho.
  • Nói không với cà phê cùng các thức uống, thuốc hút gây kích thích.
  • Loại bỏ các chế phẩm chứa chất tạo ngọt khỏi danh sách đồ ăn.
  • Hạn chế tối đa việc cung cấp cho cơ thể nguồn dinh dưỡng làm dư axit.
Món ăn thanh mát nên sử dụng vào mùa hè
Món ăn thanh mát nên sử dụng vào mùa hè

Thực hiện chế độ ăn khoa học, ít gây kích ứng bàng quang là rất cần thiết. Nó sẽ giúp bạn loại bỏ hoặc ngăn ngừa nguy cơ bị tiểu buốt và các triệu chứng khó tiểu khác.

Cách phòng ngừa bệnh hiệu quả

Các thói quen sinh hoạt thường ngày có thể ảnh hưởng, làm tăng nguy cơ bị tiểu buốt. Vì vậy, để kiểm soát khả năng tiểu tiện, người bệnh nên lưu ý các vấn đề sau:

  • Tránh sử dụng các chất tẩy rửa chứa hóa chất, độ pH không phù hợp với vùng da ở bộ phận sinh dục. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ gây kích ứng và viêm nhiễm. Từ đó ngăn ngừa viêm âm đạo, viêm tiền liệt tuyến hay viêm niệu đạo.
  • Khi giao hợp tình dục nên dùng bao cao su, đặc biệt là những lúc bản thân hoặc “đối tác” mắc bệnh.
  • Xây dựng chế độ ăn sử dụng các thực phẩm thanh nhiệt lợi tiểu và loại trừ nhóm gây kích thích bàng quang.
  • Nên đi viện nếu bị tiểu buốt kèm theo các dấu hiệu của bệnh viêm tuyến tiền liệt, viêm âm đạo, lậu… Đặc biệt, nếu nước tiểu sẫm màu, có mủ hoặc máu, bạn không nên chần chừ mà cần điều trị ngay.

Tóm lại, tiểu buốt là một biểu hiện thường thấy do nhiều bệnh ở hệ bài tiết và cơ quan sinh dục gây nên. Một vài trong số đó có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nếu bạn không điều trị kịp thời. Vì vậy, theo các chuyên gia, người bệnh không nên chủ quan, lơ là tình trạng này. Cần đến bệnh viện để chẩn đoán rõ nguyên nhân và trị tiểu buốt đúng cách.

4.8/5 - (6 bình chọn)

Tin mới

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt có nguy hiểm gì không?

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?