TOP 3 Nhóm Thuốc Trị Viêm Tuyến Tiền Liệt Và Lưu ý Khi Dùng

Thuốc trị viêm tuyến tiền liệt được chỉ định nhằm làm giảm các triệu chứng của bệnh. Thông thường, bác sĩ sẽ dùng các loại thuốc kháng sinh và giảm đau cho bệnh nhân. Cùng điểm qua một vài loại thuốc trị viêm tuyến tiền liệt được dùng nhiều hiện nay.

Tổng hợp 3 nhóm thuốc trị viêm tuyến tiền liệt hiệu quả

Viêm tuyến tiền liệt ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe bệnh nhân, gây đau đớn, kéo theo đó là những vấn đề về đường tiết niệu. Hiện nay, việc điều trị bệnh bằng thuốc Tây là biện pháp phổ biến nhất.

Sau các biện pháp chẩn đoán, tùy theo tình trạng cụ thể mà bệnh nhân sẽ được chỉ định loại thuốc trị viêm tuyến tiền liệt phù hợp nhất.

Thuốc kháng sinh

Viêm tuyến tiền liệt với nguyên nhân chính là do vi khuẩn gây ra thường sẽ được cho dùng thuốc kháng sinh. Những loại thuốc này giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn từ đó cải thiện tình trạng bệnh.

Các loại thuốc kháng sinh chính thường xuất hiện trong các đơn thuốc chữa viêm tuyến tiền liệt như:

  • Trimethoprim: Đây là loại thuốc có công dụng chống lại nhiều vi khuẩn gây bệnh. Đặc biệt là vi khuẩn ở đường tiết niệu trong đó có tuyến tiền liệt. Thuốc hoạt động dựa trên cơ chế ức chế sự phát triển của enzym dihydrofolate – reductase trong vi khuẩn.
Thuốc trị viêm tuyến tiền liệt thường là thuốc kháng sinh
Thuốc trị viêm tuyến tiền liệt thường là thuốc kháng sinh
  • Clarithromycin: Thuốc này cũng nằm trong nhóm kháng sinh thường được bào chế dưới dạng viên nén. Clarithromycin thường được dùng cho các bệnh như nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng da, viêm tuyến tiền liệt, viêm loét dạ dày.
  • Levofloxacin: Với việc ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn, Levofloxacin sẽ giúp cải thiện bệnh viêm tuyến tiền liệt. Ngoài ra, bệnh nhân bị viêm bế thận, viêm phổi, viêm mũi họng… cũng thường được chỉ định dùng thuốc này.
  • Sulfamethoxazole: Thuốc trị viêm tuyến tiền liệt Sulfamethoxazole có thể tác động lên nhiều loại vi khuẩn khác nhau như Staphylococcus, Proteus mirabilis, Salmonella, E. coli, …
  • Ciprofloxacin: Với các trường hợp viêm tuyến tiền liệt nặng thì Ciprofloxacin thường được dùng để tiêm trực tiếp cho bệnh nhân. Thuốc có tác dụng mạnh, hoạt động bằng cách làm giảm khả năng sinh sản nhanh chóng của vi khuẩn.

Xem thêm

Thuốc giảm đau, chống viêm

Bên cạnh nhóm thuốc kháng sinh thì bệnh nhân viêm tuyến tiền liệt thường sẽ dùng kèm các thuốc giảm đau, chống viêm. Nhờ thuốc này mà người bệnh sẽ bớt đau đớn, khó chịu hơn. Đồng thời thuốc còn giúp tăng thân nhiệt, tránh nhiễm trùng.

  • Paracetamol: Loại thuốc giảm đau quen thuộc với nhiều người. Không chỉ giúp làm giảm bớt cảm giác đau do bệnh viêm tuyến tiền liệt gây ra mà thuốc này còn có thể giúp hạ sốt ở các trường hợp bệnh nặng.
Paracetamol, một loại thuốc giảm đau
Paracetamol, một loại thuốc giảm đau
  • Ibuprofen: Các trường hợp như đau đầu, đau nhức khớp, đau răng, đau do viêm nhiễm… 
  • Diclofenac: Có tác dụng khá nhanh trong việc làm giảm các cơn đau. Cơ chế hoạt động của thuốc là ức chế sự tổng hợp của prostaglandin. Đây là một chất chính gây nên sự đau nhức do viêm nhiễm.
  • Piroxicam: Đây là một loại thuốc giảm đau kháng viêm được dùng khá nhiều. Thuốc được dùng nhiều cho bệnh nhân viêm khớp. Ngoài ra cũng được kết hợp với các thuốc kháng sinh để chữa viêm tuyến tiền liệt, viêm đường tiết niệu.

Thuốc chẹn alpha

Ngoài giảm đau, chống viêm thì chữa viêm tuyến tiền liệt còn cần phải giảm các triệu chứng liên quan đến việc tiểu tiện. Chính vì vậy mà thuốc chẹn alpha được dùng để giúp các cơ trong tuyến tiền liệt, bàng quang, thân được thư giãn. Từ đó giúp tiểu được dễ dàng hơn, cải thiện tình trạng tiểu buốt, tiết nhiều lần.

Ngoài ra, thuốc này còn được chỉ định để điều trị phì đại tiền liệt tuyến, tăng huyết áp… Dù có tác dụng nhanh chóng nhưng lại không không kéo dài.

Tùy theo bệnh nhân bị viêm tuyến tiền liệt nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ kê đơn từng loại thuốc phù hợp. Dùng thuốc tây đôi khi bệnh nhân sẽ gặp phải một số các tác dụng như:

  • Mệt mỏi.
  • Chóng mặt.
  • Đau đầu.
  • Huyết áp giảm.

Lưu ý khi dùng thuốc đặc trị viêm tuyến tiền liệt

Bệnh nhân viêm tuyến tiền liệt khi dùng thuốc cần lưu ý một vài điều sau để phát huy được hiệu quả cũng như đảm bảo an toàn cho sức khỏe:

  • Những loại thuốc trên đều nằm trong nhóm thuốc kê theo đơn. Chính vì vậy người bệnh không nên tự ý mua thuốc về uống tại nhà mà phải thăm khám và dùng theo đơn của bác sĩ.
Bệnh nhân nên dùng thuốc theo đơn được kê từ bác sĩ
Bệnh nhân nên dùng thuốc theo đơn được kê từ bác sĩ
  • Uống thuốc theo liều lượng và chỉ định, không được tự ý thay đổi vì có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Dùng thuốc tây nếu có kết hợp với thuốc Đông y hoặc dân gian thì phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước.
  • Trước và sau khi uống thuốc nên hạn chế các thực phẩm chua, chứa nhiều vitamin C. Vì chúng có thể làm giảm công dụng của thuốc.
  • Uống thuốc đồng thời phải duy trì chế độ ăn uống khoa học, kiêng rượu bia, chất kích thích cũng như thuốc lá.
  • Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ không được vì bệnh thuyên giảm mà tự ý bỏ thuốc.

Viêm tuyến tiền liệt là một bệnh có thể chữa khỏi nên bệnh nhân không nên quá lo lắng. Các thuốc trị viêm tuyến tiền liệt trên chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh tuyệt đối không nên tự ý áp dụng tại nhà để đảm bảo an toàn nhất. Hãy đến bệnh viện thăm khám và chữa trị ngay từ giai đoạn bệnh mới khởi phát để đạt hiệu quả cao.

4.9/5 - (7 bình chọn)

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tin mới

Mách Bạn 11 Loại Lá Tắm Chữa Viêm Da Cơ Địa Dễ Kiếm Và Hiệu Quả

Mề đay cấp: Nguyên nhân và cách chữa bệnh hiệu quả

Nổi mề đay sưng môi: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và hướng điều trị

[Chuyên Gia Giải Đáp] Nổi Mề Đay Bao Lâu Thì Khỏi Hoàn Toàn?

Bệnh Mề Đay Có Lây Không? Cách Ngăn Ngừa Tái Phát Hiệu Quả

Chữa mề đay mãn tính bằng Đông y có nên hay không? Lưu ý thực hiện

Mẩn Ngứa Ở Trẻ – Top 14 Cách Chữa Bố Mẹ Không Được Bỏ Qua

Trẻ Sơ Sinh Bị Nổi Mẩn Đỏ Ở Mặt: Nguyên Nhân & Cách Điều Trị An Toàn

Trẻ Sơ Sinh Bị Nổi Mẩn Đỏ Ở Lưng Là Biểu Biện Của Bệnh Gì Và Cách Trị

Dị Ứng Thời Tiết: Nguyên Nhân – Triệu Chứng – Cách Trị Bệnh Tận Gốc

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?