Top 3 phương pháp tán sỏi bàng quang hiệu quả nhất hiện nay

Tán sỏi bàng quang là một trong những giải pháp điều trị bệnh được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp trị sỏi an toàn tuyệt đối. Vì vậy, người bệnh nên tham khảo bài viết dưới đây để có sự lựa chọn tốt nhất.

Có nên tán sỏi bàng quang hay không?

Hầu hết bệnh nhân đều mong muốn được điều trị sỏi bàng quang bằng nội khoa để tránh phải can thiệp phẫu thuật. Tuy nhiên, trong trường hợp kích thước sỏi quá lớn hoặc sỏi gây viêm bàng quang, làm tắc nghẽn đường tiểu thì cần thiết tiến hành phẫu thuật tán sỏi để tránh biến chứng nguy hiểm.

Tán sỏi bàng quang là một trong những phương pháp phẫu thuật mới, giúp làm vỡ sỏi thành những mảnh nhỏ để dễ đào thải ra ngoài. Đây được đánh giá là phương pháp ít xâm lấn, mang lại hiệu quả nhanh và khá an toàn. Tuy nhiên, trong quá trình phẫu thuật, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng sau:

  • Có thể xuất hiện tình trạng đau vùng bụng dưới nhiều ngày sau khi thực hiện phẫu thuật.
  • Quá trình phẫu thuật không đảm bảo yêu cầu có thể gây nhiễm trùng bàng quang và viêm đường tiết niệu.
  • Bàng quang, niệu đạo có thể bị trầy xước, tổn thương tạo thành mô sẹo, từ đó gây cản trở sự lưu thông nước tiểu.
  • Chảy máu trong khi phẫu thuật, nặng có thể dẫn đến hiện tượng đái ra máu.
  • Nếu vụn sỏi không được hút hết trong bàng quang, niệu đạo có thể gây tắc hẹp đường niệu đạo.
Khi kích thước sỏi lớn hoặc biến chứng làm ảnh hưởng đến hệ bài tiết người bệnh cần thực hiện tán sỏi bàng quang
Khi kích thước sỏi lớn hoặc biến chứng làm ảnh hưởng đến hệ bài tiết người bệnh cần thực hiện tán sỏi bàng quang

Các phương pháp tán sỏi bàng quang hiệu quả

Hiện nay có 3 phương pháp tán sỏi bằng quang được áp dụng để điều trị bệnh. Mỗi phương pháp có ưu, nhược điểm riêng và phù hợp với từng đối tượng bệnh nhân khác nhau. Vì vậy, sau khi thăm khám, căn cứ vào cơ địa và kích thước sỏi, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng phương pháp tán sỏi phù hợp nhất.

Các phương pháp tán sỏi bằng quang thường được chỉ định sử dụng hiện nay là:

Tán sỏi bàng quang ngoài cơ thể

Tán sỏi bàng quang ngoài cơ thể là cách sử dụng sóng xung hoặc laser để phá vỡ sỏi. Các mảnh sỏi sau khi tán vụn nhỏ sẽ được đào thoát ra niệu quản và theo đường tiểu tiện ra ngoài. Đây là phương pháp phù hợp với trường hợp sỏi nhỏ, nằm ở vị trí: Sỏi ở bể thận, sỏi nhóm đài trên, sỏi nhóm đài dưới có cổ đài rộng,…

Ưu điểm: 

  • Ưu điểm lớn nhất của phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể là người bệnh không bị bất kỳ một can thiệp nào lên cơ thể nên người bệnh không phải chịu cảm giác đau đớn. Vì vậy, người bệnh sẽ được về nhà ngay sau khi phẫu thuật.
  • Chi phí thực hiện tán sỏi thấp hơn so với các phương pháp tán sỏi khác.

Nhược điểm: 

  • Đây là phương pháp chỉ được khuyến cáo sử dụng cho trường hợp sỏi bàng quang nhỏ hơn 2cm, không áp dụng được cho sỏi có kích thước lớn, loại sỏi san hô hoặc sỏi quá cứng. 
  • Sau khi thực hiện tán sỏi, các mảnh nhỏ di chuyển trên đường tiết niệu, gây tắc và có thể dẫn đến tình trạng viêm đường tiết niệu. Vì vậy, sau khi tán sỏi bằng phương pháp này, người bệnh cần sử dụng thuốc để giúp nhanh chóng đẩy sỏi ra ngoài.
  • Người bệnh có triệu chứng về tim mạch, bệnh cột sống, máu khó đông,… cũng sẽ được bác sĩ cân nhắc kỹ trước khi chỉ định phương pháp này.
Tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp cực kỳ hiệu quả với sỏi có kích thước nhỏ hơn 2cm
Tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp cực kỳ hiệu quả với sỏi có kích thước nhỏ hơn 2cm

Tán sỏi ngược dòng

Đây là phương pháp tán sỏi thận bằng ống mềm – dùng ống nội soi niệu quản đi theo đường từ niệu đạo lên bàng quang và lên niệu quản tiếp cận trực tiếp với viên sỏi. Khi đã tiếp cận được dùng nguồn năng lượng khí nén hoặc laser phá vỡ sỏi và thực hiện bơm rửa hoặc gắp sỏi ra ngoài.

Phương pháp này phù hợp với các viên sỏi có kích thước nhỏ hơn 20mm, và ở vị trí 1/3  dưới, 1/3 giữa niệu quản đối với nam giới; ngang đốt sống L3 – L4 đối với nữ giới.

Ưu điểm:

  • Có thể tán được tất cả các loại sỏi có kích thước nhỏ hơn 20mm.
  • Đây là phương pháp đơn giản, người bệnh có thể ăn nhẹ sau 3 – 6 tiếng và có thể ra viện từ sau 12 – 24 tiếng theo dõi.

Nhược điểm:

  • Không áp dụng phương pháp tán sỏi ngược dòng đối với hẹp niệu đạo, đường niệu đạo bị nhiễm khuẩn, viêm.
  • Nguy cơ xảy ra biến chứng thủng niệu đạo trong quá trình thực hiện tán sỏi.
  • Có mức chi phí phẫu thuật khá cao.

Tán sỏi qua da

Khi thực hiện tán sỏi, các bác sĩ sẽ tạo một đường hầm khoảng 6 – 10mm, đường hầm chạy từ ngoài da vào vị trí có sỏi. Sau đó dùng khí nén hoặc laser tán vụn sỏi rồi thực hiện hút mảnh sỏi vụn ra ngoài. 

Đây là phương pháp tán sỏi bàng quang bằng laser phù hợp điều trị cho trường hợp sỏi lớn, sỏi cứng, sỏi san hô, sỏi đài dưới, sỏi bể thận.

Ưu điểm: Đây là phương pháp có thể lấy toàn bộ sỏi ra trong 1 lần can thiệp, và là phương pháp được áp dụng cho cả những viên sỏi có kích thước lớn.

Nhược điểm:

  • Đường hầm được tạo ra để ống nội soi đi vào vị trí sỏi có thể bị nhiễm trùng sau khi mổ hoặc quá trình thực hiện tán kéo dài có thể gây mất máu.
  • Người bệnh cần thời gian hồi phục lâu, phải nằm viện theo dõi từ 3 – 5 ngày.
  • Sau khi tán sẽ để lại sẹo trên da.
  • Chi phí thực hiện tán sỏi khá cao.

[pr_middle_post]

Tán sỏi qua da là phương pháp thường được áp dụng để điều trị sỏi có kích thước lớn
Tán sỏi qua da là phương pháp thường được áp dụng để điều trị sỏi có kích thước lớn

Chi phí tán sỏi bàng quang

Chi phí tán sỏi bàng quang phụ thuộc vào thể trạng của người bệnh, phương pháp phẫu thuật và một số yếu tố khác. Chi phí điều trị cơ bản sẽ bao gồm các khoản sau: 

  • Chi phí khám trước khi thực hiện phẫu thuật tán sỏi (phí thăm khám, phí siêu âm, chụp X-quang, xét nghiệm,…) 
  • Chi phí thực hiện tán sỏi bàng quang.
  • Một số chi phí khác (tiền thuốc, vật tư tiêu hao, giường bệnh,…) 

Chi phí tán sỏi bàng quang rất lớn, thông thường các phương pháp tán sỏi (chưa kể chi phí thăm khám, thuốc và phí nằm viện) có chi phí là:

  • Tán sỏi bàng quang ngoài cơ thể có mức chi phí thấp khoảng 2 – 4 triệu
  • Tán sỏi ngược dòng có chi phí điều trị cao khoảng từ 7 – 12 triệu.
  • Tán sỏi qua da có mức chi phí từ 8 -14 triệu.

Ngoài ra, mức chi phí thực hiện tán sỏi bàng quang còn phụ thuộc vào việc lựa chọn địa chỉ thực hiện phẫu thuật. Với những cơ sở y tế tư nhân, mức chi phí cho điều trị bệnh thường cao hơn nhiều so với cơ sở bệnh viện công lập. Sự chênh lệch về mức chi phí này là do bệnh viện công lập có chính sách hỗ trợ chi phí điều trị đối với bệnh nhân có bảo hiểm y tế.

Tán sỏi bàng quang ở đâu tốt?

Tán sỏi bàng quang là phương pháp có thể dẫn đến nguy cơ biến chứng cao. Bên cạnh đó, chi phí thực hiện phẫu thuật cũng ở mức cao hơn rất nhiều so với các phương pháp khác. Chính vì vậy, người bệnh cần lựa chọn thực hiện tán sỏi ở cơ sở y tế uy tín, trang thiết bị hiện đại và có đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao.

Một số địa chỉ tán sỏi bàng quang uy tín người bệnh có thể tham khảo để thăm khám và điều trị bệnh hiệu quả như sau:

Tại Hà Nội:

  • Bệnh viện Bạch Mai
  • Bệnh viện Thanh Nhàn
  • Bệnh viện E Hà Nội
  • Bệnh viện Trung ương quân đội 108
  • Bệnh viện Xanh Pôn

Tại TP. Hồ Chí Minh:

  • Bệnh viện Nhân dân 115
  • Bệnh viện Bình Dân
  • Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
  • Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
  • Bệnh viện Chợ Rẫy
Người bệnh cần tìm đến các cơ sở y tế uy tín để tránh nguy cơ biến chứng trong và sau phẫu thuật
Người bệnh cần tìm đến các cơ sở y tế uy tín để tránh nguy cơ biến chứng trong và sau phẫu thuật

Cách chăm sóc sau khi tán sỏi bàng quang

Mặc dù tán sỏi bàng quang có thể giúp loại bỏ sỏi một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên,  sau khi phẫu thuật tán sỏi một thời gian, sỏi có thể tái phát trở lại. Chính vì vậy, để ngăn tình trạng sỏi bàng quang tái phát, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên:

  • Sử dụng thuốc điều trị sỏi bàng quang đúng liều lượng, đủ liệu trình theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
  • Người bệnh cần uống nhiều nước, tùy vào cơ địa mà người bệnh có thể uống từ 2,5 – 3 lít/ ngày. Bên cạnh đó, người bệnh có thể thay thế bằng nước ép hoa quả, nước đỗ đen, nước bột sắn hoặc các loại nước có lợi tiểu khác để tăng đào thải sỏi ra khỏi bàng quang.
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi để bổ sung thêm chất xơ và vitamin giúp cải thiện quá trình tiêu hóa và hỗ trợ bệnh đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
  • Nên ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa vừa giúp hồi phục sức khỏe vừa làm liền nhanh chóng các tổn thương ở niêm mạc bàng quang. 
  • Hạn chế ăn nhiều đạm động vật có trong các loại thực phẩm như nội tạng động vật (gan lợn, tim lợn…), thịt đỏ (thịt bò, thịt chó,…),… Nên thay thế các thực phẩm này bằng đạm thực vật có trong các loại đậu hay ngũ cốc nguyên hạt.
  • Giảm lượng muối trong các bữa ăn, mỗi ngày nên sử dụng không quá 2 – 3g muối, đồng thời tránh sử dụng đồ ăn chế biến sẵn, đồ đông lạnh như: cá tôm khô, lạp xưởng, thịt hộp,… Vì đây là những loại thực phẩm có nhiều dầu mỡ, nhiều muối và có thể không đảm bảo vệ sinh dẫn đến gia tăng tình trạng bệnh.
  • Các loại chất kích thích như: Đồ uống có ga, đồ uống có cafein, rượu, bia,… cũng thuộc nhóm thực phẩm cần kiêng sử dụng sau khi phẫu thuật sỏi. Vì các chất này có thể kích thích niêm mạc bàng quang và làm gia tăng khả năng tích tụ hợp chất tạo nên sỏi.
  • Tăng tập luyện thể dục, thể thao mỗi ngày, tránh ngồi lâu một chỗ và tuyệt đối không nhịn tiểu để giúp quá trình điều trị nhanh hơn và ngăn ngừa sỏi tái phát.
  • Sỏi có nguy cơ tái phát cao, vì vậy người bệnh cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ. Thăm khám sẽ giúp người bệnh phát hiện sỏi kịp thời và có biện pháp ngăn ngừa, điều trị ngay từ ban đầu.
Rau củ, trái cây là một trong những thực phẩm có ích người bệnh không nên bỏ qua sau khi tán sỏi
Rau củ, trái cây là một trong những thực phẩm có ích người bệnh không nên bỏ qua sau khi tán sỏi

Tán sỏi bàng quang mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng có thể biến chứng hoặc tái phát lại nếu không có biện pháp chăm sóc sau khi phẫu thuật. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ và đảm bảo chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.

4.8/5 - (9 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?