Sỏi bàng quang – sự nguy hiểm khó lường: Đề phòng và chữa trị

Sỏi bàng quang phát triển nhanh về kích thước có thể hình thành nhiều biến chứng nguy hiểm. Để sớm ngăn chặn bệnh lý, người bệnh cần tìm được biện pháp can thiệp phù hợp với sức khỏe.

Sỏi bàng quang là gì?

Sỏi bàng quang được hiểu là những khoáng chất cứng nằm trong bàng quang. Chúng hình thành khi nước tiểu lắng đọng quá lâu và liên kết thành các khối chất rắn. Bên cạnh đó, sỏi niệu quản có thể rơi xuống bàng quang nhưng kích thước viên sỏi không lớn.

Loại sỏi này có thể đạt tới 25cm. Nếu chúng tồn tại trong bàng quang theo thời gian dài, người bệnh rất dễ gặp phải biến chứng nguy hiểm. Có thể kể đến như viêm thận, viêm bàng quang, suy thận, ung thư bàng quang.

Triệu chứng nhận biết sỏi bàng quang

Các viên sỏi quá nhỏ có thể tự rơi ra ngoài khi đi tiểu nhưng thường người bệnh không phát hiện ra. Nếu bệnh phát triển nặng, người bệnh có thể nhận biết thông qua các dấu hiệu sỏi bàng quang như:

  • Tiểu són: bàng quang có sỏi gây tắc nghẽn đường tiểu và gây tiểu són, tiểu nhiều lần trong ngày.
  • Tiểu nhát gừng: tia nước tiểu tắc lại đi kèm tình trạng đau buốt bộ phận sinh dục. Nếu người bệnh đi lại và vận động nhiều, tình trạng này ngày càng gia tăng.
  • Đau bụng dưới: các viên sỏi hình thành và lăn trong bàng quang làm bệnh nhân cảm thấy đau bụng dưới. Ban đầu cơn đau xuất hiện âm ỉ, nhưng cũng có lúc chúng đau dữ dội.
  • Nước tiểu xuất hiện màu lạ: tình trạng nhiễm trùng thận và bàng quang làm nước tiểu có màu đục. Khi người bệnh đi tiểu, viên sỏi có thể trôi ra bên ngoài, cọ xát và gây chảy máu. Đây chính là yếu tố làm phát sinh tình trạng tiểu lẫn máu.
Sỏi bàng quang khiến bệnh nhân tiểu són, tiểu rắt, đau bụng dưới
Sỏi bàng quang khiến bệnh nhân tiểu són, tiểu rắt, đau bụng dưới

Nguyên nhân gây sỏi bàng quang

Nguyên nhân gây sỏi bàng quang chủ yếu xuất phát từ thói quen sống. Khi bệnh nhân có lối sống không khoa học sẽ gây ra nhiều bệnh lý và hình thành sỏi bên trong bàng quang. Cụ thể:

  • Phì đại tuyến tiền liệt: tình trạng này gây chèn ép niệu đạo và cản trở dòng nước tiểu ra bên ngoài. Khi nước tiểu không thể thoát ra, chúng sẽ bị ứ đọng và tạo thành các viên sỏi.
  • Tổn thương bàng quang: khiến dây thần kinh truyền tín hiệu từ não đến bàng quang bị tổn thương. Lúc này, các viên sỏi dần hình thành do cơ chế đào thải nước tiểu hoạt động kém.
  • Sỏi thận: khi chức năng đào thải độc tố suy yếu, sỏi mật hoặc sỏi thận phát triển mạnh và gây bệnh. Các viên sỏi nhỏ có thể di chuyển xuống niệu quản và bàng quang.
  • Sa bàng quang: thành bàng quang sa xuống cơ quan sinh dục làm nước tiểu không thể thoát ra hết dù đã đi tiểu.
  • Chế độ ăn uống – sinh hoạt: một số người có thói quen lười vận động, nhịn đi tiểu và uống quá ít nước,… Thói quen xấu cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh.
  • Dụng cụ y tế: một số thiết bị đặt trong bàng quang như ống thông tiểu, dụng cụ tránh thai,… có thể khiến sỏi bàng quang hình thành.

Sỏi bàng quang có nguy hiểm không?

Nếu kích thước sỏi còn nhỏ, cơ thể sẽ tự đào thải ra bên ngoài. Tuy nhiên, khi người bệnh chủ quan và để sỏi phát triển với kích thước lớn, bệnh nhân có thể gặp phải những biến chứng như:

  • Viêm thận: bệnh dưới dạng cấp tính nhưng không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các vấn đề đặc biệt nghiêm trọng.
  • Rối loạn chức năng bàng quang thể mãn tính: biến chứng khiến người bệnh gặp khó chịu khi đi tiểu và tiểu tiện với tần suất dày. Mặt khác, sỏi tích tụ có thể làm tắc nghẽn đường tiểu và gây vô niệu.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: khi vi khuẩn phát triển và phá hủy mô thận, chúng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, thậm chí đe dọa tới tính mạng.

Phương pháp chẩn đoán sỏi bàng quang

Hiện nay, quá trình chẩn đoán sỏi bàng quang được thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau. Những cách dùng để kiểm tra và phát hiện bệnh là:

  • Thăm khám bụng dưới: bác sĩ kiểm tra bụng dưới nhằm sớm phát hiện triệu chứng phì đại bàng quang bất thường. Nhưng đây chỉ là biện pháp chẩn đoán bên ngoài và chưa đủ để khẳng định bệnh sỏi. Vì vậy, bác sĩ sẽ tiến hành thêm các bước chụp X quang, xét nghiệm, siêu âm nhằm đưa ra kết luận chính xác nhất.
  • Xét nghiệm máu: phương pháp này được thực hiện khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu gây nghi ngờ. Thông qua kiểm tra, bác sĩ có thể xác định tình trạng viêm nhiễm ở bàng quang để đưa ra kết luận chính xác.
  • Chụp X quang vùng hạ vị: đây là phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh khá phổ biến. Nhưng không phải tất cả trường hợp đều được phát hiện bệnh lý thông qua ảnh chụp X quang.
  • Nội soi bàng quang bằng ống mềm: bác sĩ dùng ống nhỏ có gắn camera và nguồn sáng được kết nối với màn hình lớn. Ống này được đưa vào bàng quang theo ống niệu đạo để quan sát sự bất thường trong lòng bàng quang.
Hình ảnh sỏi bàng quang để người bệnh dễ hình dung
Hình ảnh sỏi bàng quang để người bệnh dễ hình dung

Phương pháp điều trị sỏi bàng quang

Trong giai đoạn đầu, sỏi bàng quang chưa gây ra nhiều nguy hiểm, nhưng người bệnh không nên thờ ơ. Nếu không chữa bệnh dứt điểm, các viên sỏi to dần làm bệnh nhân đau đớn, tiểu ra máu và xuất hiện nhiều biến chứng khác. Vì vậy, người bệnh cần nhanh chóng điều trị khỏi hẳn sỏi bàng quang.

Cách chữa bệnh bằng thuốc Tây y

Với trường hợp viên sỏi có kích thước từ 5mm trở xuống, bệnh nhân chưa cần phẫu thuật. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng một số loại thuốc phù hợp. Những tên thuốc phổ biến trong quá trình chữa bệnh là:

  • Thuốc giãn cơ trơn: làm giảm cơn co thắt bàng quang và tăng hoạt động của hệ tiết niệu để đẩy sỏi ra bên ngoài. Một số cái tên tiêu biểu là Spasmaverine, Buscopan, Atropin,…
  • Thuốc làm tan sỏi: có tác dụng kiềm hóa nước tiểu và tăng khả năng làm tan sỏi. Khi viên sỏi bị làm giảm kích thước, chúng sẽ nhanh chóng bị đẩy ra ngoài. Bác sĩ có thể kê các loại thuốc như Rowatinex, Sirnakarang, Urinary Flow Formula,…
  • Thuốc kháng sinh: phòng ngừa nhiễm khuẩn và chống viêm nhiễm bàng quang do sỏi gây ra. Bao gồm thuốc kháng viêm chứa Steroid, Diclofenac đường tiêm,… Nếu cơn đau không giảm, bác sĩ có thể sử dụng Morphin.
  • Thuốc giảm đau: giúp người bệnh giảm cơn đau nhức mỗi khi đi tiểu. Những cái tên quen thuộc là Acetaminophen, Paracetamol, Aspirin, NSAIDs,…

Các loại thuốc này đều tiềm ẩn tác dụng phụ, do đó, người bệnh không tự ý mua thuốc khi chưa có đơn. Bạn chỉ nên sử dụng các loại thuốc được bác sĩ chỉ định và dựa trên đúng liều lượng được khuyên dùng.

[pr_middle_post]

Phương pháp tán sỏi nội soi

Tán sỏi nội soi được thực hiện khi kích thước viên sỏi lớn hơn 20mm. Chúng bị mắc kẹt ở bên trong bàng quang. Các thiết bị tán sỏi, kỹ thuật nội soi, siêu âm phá sỏi, dùng tia laser sẽ được sử dụng đồng thời.

Ngoài ra, các bác sĩ có thể kiểm tra sức khỏe để đưa ra phương pháp giải quyết tình trạng ứ đọng nước tiểu. Hoạt động này đảm bảo sau quá trình nội soi, người bệnh không hình thành thêm viên sỏi mới.

Mổ sỏi bàng quang

Mổ lấy sỏi bàng quang được áp dụng kích thước của sỏi lớn hơn 30mm và không thể can thiệp bằng thiết bị nội soi thông qua đường niệu đạo. Hiện tại, chưa có quy chuẩn chung về phương pháp cũng như thời điểm phẫu thuật. Bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ và tình trạng ảnh hưởng của sỏi để kịp thời đưa ra chỉ định phù hợp.

Nếu bệnh nguy cấp, các bác sĩ có thể tiến hành mổ lấy sỏi
Nếu bệnh nguy cấp, các bác sĩ có thể tiến hành mổ lấy sỏi

Trong quá trình phẫu thuật, ít trường hợp gặp phải biến chứng. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng nếu điều kiện mổ sỏi không đảm bảo vệ sinh. Vì vậy, trước khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được uống kháng sinh để hạn chế tình trạng nhiễm trùng.

Làm tan sỏi bằng mẹo dân gian

Nếu viên sỏi còn nhỏ, bệnh nhân có thể áp dụng một số mẹo dân gian thu nhỏ kích thước sỏi bàng quang. Khi viên sỏi bé lại, chúng có thể dễ dàng bị đào thải thông qua đường tiểu tiện. Trường hợp viên sỏi lớn, người bệnh nên kết hợp dược liệu với một số loại thuốc tây.

  • Sử dụng rau đắng: Tác dụng của rau đắng là tiêu viêm, lợi tiểu, tán sỏi. Do đó, thảo dược được áp dụng nhằm điều trị các bệnh ở đường tiết niệu như sỏi bàng quang, sỏi thận, viêm bàng quang,… Để chữa bệnh, bạn nên sắc khoảng 15 – 30g rau đắng và uống hàng ngày.
  • Sử dụng rau ngổ: Dược liệu có khả năng tán sỏi và hỗ trợ chữa các triệu chứng rối loạn tiểu tiện. Cách sử dụng rau ngổ cũng tương đối dễ dàng. Cụ thể, người bệnh nên phơi khô thảo dược. Tiếp theo, bạn sử dụng một lượng nguyên liệu vừa phải và sắc uống hàng ngày.
  • Chữa bệnh bằng râu ngô: Râu ngô có thể lợi mật, lợi tiểu, thanh nhiệt và tiêu thũng. Đó là lý do chúng thường xuyên được áp dụng để trị các bệnh về gan và sỏi tiết niệu. Muốn chữa bệnh bằng râu ngô bạn cần chuẩn bị 50g các vị rau má, ý dĩ, mã đề cộng với 100g râu ngô và 40g sài đất. Sắc tất cả thảo dược với nước và uống liên tục trong 3 tuần.

Ưu điểm của mẹo dân gian là làm nhỏ kích thước của sỏi để loại bỏ chúng ra bên ngoài. Tuy nhiên, các dược liệu tự nhiên không có khả năng tán sỏi như thuốc đặc trị. Do đó, biện pháp này có tác dụng chậm và cần áp dụng trong một thời gian dài. Bên cạnh đó, hiệu quả của mẹo còn phụ thuộc vào cơ địa của từng bệnh nhân. Nếu muốn áp dụng cách chữa này, người bệnh nên trao đổi thêm với bác sĩ.

Biện pháp chữa bệnh bằng dân gian không phải là cách điều trị hiệu quả nhất
Biện pháp chữa bệnh bằng dân gian không phải là cách điều trị hiệu quả nhất

Cách điều trị bằng thuốc Đông y

Đông y quan niệm, sỏi thận thuộc chứng Lâm. Dựa trên triệu chứng, lương y chia bệnh lý thành 5 thể. Bao gồm: Nhiệt lâm – Thạch lâm – Cao lâm – Huyết lâm – Lao lâm. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh là do nhiệt tà, thấp nhiệt hạ tiêu gây viêm đường tiết niệu, nhiệt kết bàng quang làm hư hao thủy dịch, theo thời gian sẽ kết thành sỏi.

Đông y tập trung chữa sỏi bàng quang từ gốc. Nghĩa là các bài thuốc nam sẽ bổ thận, trừ tà, dưỡng huyết và tăng chức năng tạng phủ.Từ đó, người bệnh có thể ổn định sức khỏe.

Các bài thuốc nam đảm bảo tính an toàn, không tác dụng phụ và có hiệu quả lâu dài. Nếu kiên trì uống thuốc, người bệnh có thể làm giảm kích thước sỏi và kích thích sự bài tiết để loại bỏ sỏi và cặn ra bên ngoài. Tuy nhiên, phương pháp này yêu cầu người bệnh phải kiên trì uống thuốc và không được ngừng giữa chừng.

Chữa sỏi bàng quang bằng thuốc Đông y mang tính an toàn, không gây tác dụng phụ
Chữa sỏi bàng quang bằng thuốc Đông y mang tính an toàn, không gây tác dụng phụ

Sỏi bàng quang nên ăn gì? Kiêng gì?

Người bệnh cần kết hợp phác đồ điều trị với chế độ ăn uống để sớm đẩy lùi bệnh. Nhóm thực phẩm người bị sỏi bàng quang nên ăn là:

  • Các loại cá: cá giàu protein, đặc biệt có lợi cho sức khỏe của những người bị sỏi.
  • Thực phẩm giàu chất xơ: ngũ cốc, rau xanh, quả bơ, bột yến mạch,…
  • Nước: có khả năng đào thải các loại cặn, chất độc, sỏi ra bên ngoài bàng quang. Mỗi người nên uống trung bình 2 lít nước/ ngày.

Đối lập với nhóm thức ăn giàu dinh dưỡng, bệnh nhân nên nói không với thực phẩm có hại. Bao gồm:

  • Muối, đường, canxi, protein động vật
  • Thực phẩm chứa nhiều vitamin C
  • Món ăn chiên xào, cay nóng, nhiều dầu mỡ
  • Thuốc lá, rượu bia cùng các chất kích thích có hại.

Nhiều thói quen không tốt cũng là nguyên nhân hình thành nên sỏi bàng quang. Để phòng tránh bệnh lý này, bạn nên tập thể dục hàng ngày để nâng cao sức đề kháng. Đặc biệt, bạn không nên nhịn tiểu để ngăn chặn sự kết tinh thành sỏi của các khoáng chất.

Sỏi bàng quang có thể bị loại bỏ khi người bệnh tìm được biện pháp điều trị phù hợp. Trong quá trình chữa bệnh, bạn không được tự ý thay đổi liệu trình. Điều này không chỉ kéo dài thời gian chữa bệnh mà còn khiến bạn phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.

4.7/5 - (11 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?