Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản Bộ Y tế chuẩn nhất

Trào ngược dạ dày nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng nặng ảnh hưởng nguy hiểm liên quan đến hệ tiêu hóa. Chính vì vậy, mỗi người bệnh cần được thăm khám và có phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản phù hợp để trị dứt điểm tình trạng bệnh.

Chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản?

Trước khi đưa ra phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản phù hợp, các bác sĩ tiến hành thăm khám và chẩn đoán tình trạng bệnh. Các bước tiến hành chẩn đoán trào ngược dạ dày được thực hiện như sau:

Bước 1: Thăm hỏi bệnh nhân

Đây là bước đầu tiên giúp các bác sĩ xác định được vấn đề liên quan đến dạ dày và thực quản mà người bệnh đang gặp phải. Sau đó đưa ra kết luận người bệnh có đang mắc phải tình trạng trào ngược dạ dày acid hay là bệnh về dạ dày khác.

Thông thường các bác sĩ đặt một số câu hỏi cho bệnh nhân sau: 

  • Người bệnh có bị nôn ói hoặc xuất hiện biểu hiện dấu hiệu buồn nôn trong hay sau khi ăn không?
  • Có bị đau bụng, khó tiêu, khó nuốt, hay đau xương ức không?
  • Có bị hen suyễn, thở khò khè, khó thở không?
  • Có bị ói máu, hoặc bị thiếu máu mãn tính không?
  • Có bị dị ứng với môi trường, hoá chất, khói thuốc lá hay một số tác nhân thường gây dị ứng khác không?
Thăm hỏi bệnh nhân là bước đầu tiên giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh trào ngược dạ dày
Thăm hỏi bệnh nhân là bước đầu tiên giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh trào ngược dạ dày

Bước 2: Tiến hành khám bệnh

Các bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp kiểm tra về:

  • Kiểm tra sức khỏe người bệnh xem tình trạng dinh dưỡng, có bị thiếu máu hay gặp phải các vấn đề về hô hấp không.
  • Kiểm tra bệnh nhân có đang gặp vấn đề bại não, rối loạn thần kinh,…
  • Kiểm tra một số vấn đề sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Bước 3: Thực hiện các xét nghiệm

Một số xét nghiệm giúp chẩn đoán chính xác tình trạng trào ngược dạ dày mà người bệnh cần thực hiện là:

  • Đo nồng độ PH trong thực quản
  • Siêu âm vùng ngực, ổ bụng
  • Chụp X quang dạ dày thực quản

Bước 4: Tiến hành chẩn đoán bệnh

Sau khi thăm khám và thực hiện một số biện pháp xét nghiệm, các bác sĩ tiến hành chẩn đoán tình trạng bệnh dựa trên kết quả thu được. 

Bước 5: Đưa ra phác đồ điều trị

Sau khi chẩn đoán, các bác sĩ sẽ xác định chính xác tình trạng mà người bệnh đang mắc phải và đưa ra phác đồ phù hợp nhất giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh và ngăn biến chứng bệnh dạ dày.

Nguyên tắc và mục tiêu điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Nguyên tắc và mục tiêu thực hiện phác đồ điều trị bệnh dạ dày là:

Nguyên tắc:

  • Điều hoà hoạt động của cơ thắt thực quản dưới, ngăn chặn acid, dịch vị và thức ăn trào ngược.
  • Tránh sử dụng các yếu tố làm giảm đi trường lực của cơ thắt thực quản dưới.
  • Sử dụng thuốc khi bệnh nhân có các biểu hiện của trào ngược do bệnh lý.

Mục tiêu:

  • Giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do trào ngược dạ dày thực quản gây ra như: Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu, chán ăn,…
  • Điều trị bệnh hiệu quả, ngăn nguy cơ trào ngược tái phát lại sau 1 thời gian.
  • Ngăn ngừa nguy cơ biến chứng bệnh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Để đảm bảo mục tiêu phác đồ điều trị bệnh trào ngược dạ dày, người bệnh cần thực hiện đúng phác đồ và kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.

Thực hiện đúng phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản giúp mang lại hiệu quả điều trị cao
Thực hiện đúng phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản giúp mang lại hiệu quả điều trị cao

Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản Bộ Y tế

Phác đồ điều trị trào ngược thực quản của Bộ Y tế được chia ra thành 3 phác đồ chính. Dựa theo nguyên nhân, tình trạng trào ngược và cơ địa của người bệnh mà các bác sĩ chỉ định phác đồ hợp lý.

Điều trị không dùng thuốc –  Phác đồ trào ngược dạ dày an toàn              

Trường hợp bệnh nhẹ, mới có dấu hiệu trào ngược và chưa ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe hoặc gây biến chứng các bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ trào ngược dạ dày thực quản không dùng thuốc. Đây là phác đồ điều trị bằng cách điều chỉnh thói quen xấu trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

  • Không sử dụng những loại thực phẩm có thể gây kích ứng dạ dày, đặc biệt những món ăn nóng, nhiều gia vị, dầu mỡ; đồ uống có gas, cồn; thuốc lá;…
  • Có chế độ ăn uống đảm bảo khoa học, không nên ăn muộn hoặc ăn không đúng bữa, bỏ bữa gây hại cho dạ dày. Người bệnh cần rau xanh, các loại hoa quả, hoặc thực phẩm khô như ngũ cốc để ngăn tiết acid gây trào ngược.
  • Khi ngủ cần kê gối cao từ 10 – 15cm để tránh hiện tượng trào ngược dạ dày vào ban đêm gây khó chịu, mất ngủ và dẫn đến một số bệnh nguy hiểm khác.
  • Cần xây dựng cho mình chế độ tập luyện thể dục để máu được lưu thông từ đó nâng cao được sức đề kháng, hệ miễn dịch cho người bệnh.
  • Có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian trị trào ngược dạ dày từ cây thuốc trong tự nhiên để giúp giảm triệu chứng bệnh như: Nghệ, gừng, thì là, hoa cúc, trầu không,…

Sử dụng các biện pháp giảm trào ngược không dùng thuốc này giúp nâng cao sức khỏe, giúp người bệnh thư giãn và ngăn ngừa acid trào ngược. Đây là cách điều trị an toàn và hiệu quả, vì vậy các bác sĩ thường khuyến cáo sử dụng.

Chế độ ăn uống hợp lý là biện pháp điều trị bệnh an toàn
Chế độ ăn uống hợp lý là biện pháp điều trị bệnh an toàn

Dùng thuốc Tây y – Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả nhanh

Trường hợp tình trạng trào ngược có dấu hiệu nặng, gây mất ngủ và ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản bằng thuốc Tây y.

Các loại thuốc Tây y có tác dụng giúp giảm nhanh triệu chứng trào ngược và tránh ảnh hưởng đến công việc hoặc cuộc sống hàng ngày.

Thuốc trung hòa acid, bảo vệ niêm mạc dạ dày

  • Phosphalugel và Maalox: Giảm acid gây trào ngược gây viêm loét niêm mạc dạ dày.
  • Smectite: Giúp giảm nhanh các triệu chứng do trào ngược acid dịch vị.
  • Sucralfat: Có tác dụng trung hòa acid, bảo vệ niêm mạc và hỗ trợ làm lành tổn thương trong niêm mạc.

Thuốc điều hòa nhu động

  • Domperidone maleate (Motilium): Ngăn ngừa tình trạng trào ngược dạ dày thực quản gây khó chịu.
  • Metoclopramide: Làm tăng khả năng tăng nhu động thực quản và giảm nhanh triệu chứng bệnh. Tuy nhiên loại thuốc này có thể gây kích thích tiêu hóa, dẫn đến triệu chứng đầy bụng, khó tiêu nên các bác sĩ hạn chế kê đơn.
  • Erythromycin: Giúp điều hòa nhu động, tăng áp lực cơ thắt thực quản dưới rất tốt nên đây là thuốc được sử dụng phổ biến trong phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản.

[pr_middle_post]

Sử dụng thuốc Tây y giúp loại nhanh triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản
Sử dụng thuốc Tây y giúp loại nhanh triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản

Thuốc ức chế bài tiết acid

  • Thuốc kháng histamin H2: Các loại thuốc thuộc nhóm kháng histamin thường dùng là:  Ranitidin, Famotidin, Cimetidin,… Các loại thuốc này có tác dụng giảm các triệu chứng ợ chua, ợ hơi và chữa lành vết thương ở niêm mạc dạ dày.
  • Thuốc ức chế bơm proton: Một số thuốc tiêu biểu là: Omeprazole, Dexlansoprazole (Dexilant), Lansoprazole (Prevacid),… Các loại thuốc này có khả năng kích thích tiêu hóa và ức chế sự bài tiết axit. Đây là nhóm thuốc được đánh giá cao hơn so với nhóm thuốc kháng histamin H2.

Sử dụng phác đồ điều trị bằng thuốc giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh trào ngược, tuy nhiên sẽ để lại một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ theo đúng liều lượng, thời gian và hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt không nên tự ý dùng thuốc trị trào ngược khi chưa được bác sĩ đồng ý vì rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Phẫu thuật – Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản cuối cùng

Sử dụng phẫu thuật được đánh giá là phác đồ sau cùng khi người bệnh áp dụng các biện pháp điều trị khác mà không mang lại hiệu quả cao hoặc đã có dấu hiệu biến chứng bệnh.

Hiện nay có 2 phương án phẫu thuật thường được chỉ định sử dụng là: Nissen – fundoplication và nội soi. Mỗi phương án có ưu – nhược điểm khác nhau vì vậy các bác sĩ cần cân nhắc trước khi chỉ định.

Quy trình áp dụng phác đồ điều trị bệnh trào ngược dạ dày bằng phẫu thuật như sau:

Trước khi phẫu thuật

Trước khi tiến hành phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được nội soi dạ dày thực quản kèm sinh thiết mô tế bào (nếu cần thiết) để xác định những dấu hiệu bất thường ở niêm mạc dạ dày thực quản và đánh giá áp lực thực quản.

Ngoài ra, một số trường hợp đặc biệt cần tiến hành kiểm tra bằng cách: Chụp X-quang có Barium và theo dõi nồng độ pH bên trong lòng thực quản trong 24h. Sau đó các bác sĩ mới đưa ra phương pháp phẫu thuật phù hợp nhất.

Thực hiện phẫu thuật

Sau khi đưa ra phương án phẫu thuật phù hợp, các bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện phẫu thuật dạ dày bằng các phương pháp sau:

Phương pháp fundoplication

Khi thực hiện phương pháp phẫu thuật này sẽ bảo đảm phần thực quản bên trong ổ bụng có độ dài thích hợp và không tạo áp lực quanh đầu xa thực quản, và giúp khắc phục những khiếm khuyết ở lỗ thực quản. Do đó người bệnh sẽ giảm thiểu được triệu chứng trào ngược một cách nhanh chóng. 

Tuy nhiên, người bệnh mất nhiều thời gian phục hồi sau khi thực hiện phẫu thuật.

Phẫu thuật nội soi

Đây là phương pháp phẫu thuật đòi hỏi bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, bởi cần thực hiện nhiều thao tác cả 2 tay trên các cơ quan và thắt chỉ bên trong ổ bụng. Ngoài ra, bác sĩ còn phải sử dụng ống nội soi nhiều góc cạnh để có thể nhìn thấy toàn bộ cơ quan dạ dày để thực hiện phẫu thuật chính xác hơn.

Đây là phương pháp thực hiện trong dạng phẫu thuật hở nhưng chỉ xâm phạm ở mức tối thiểu, do đó người bệnh không bị tổn thương nhiều ở các vùng xung quanh sau khi phẫu thuật. Vì vậy, thời gian phục hồi ngắn hơn và ít bị đau đớn hơn so với phương pháp Nissen – fundoplication hoặc một số loại phẫu thuật khác.

Nội soi là phương pháp điều trị trào ngược dạ dày không tốn nhiều thời gian hồi phục
Nội soi là phương pháp điều trị trào ngược dạ dày không tốn nhiều thời gian hồi phục

Theo dõi sau điều trị

Phẫu thuật giúp ngăn chặn nguy cơ biến chứng trào ngược dạ dày hiệu quả và giảm nhanh tình trạng bệnh. Tuy nhiên, đây không phải là biện pháp điều trị trào ngược mang lại hiệu quả tuyệt đối. Vì bệnh có thể tái phát lại sau một thời gian hoặc người bệnh gặp vấn đề xấu trong và sau quá trình phẫu thuật.

Chính vì vậy đây được cho là biện pháp sau cùng và ít được các bác chỉ định áp dụng. Nếu người bệnh thực hiện phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản bằng phẫu thuật thì cần phải tiến hành thăm khám thường xuyên để theo dõi tình trạng bệnh. Trong trường hợp bệnh tái phát cần thực hiện biện pháp điều trị ngay từ ban đầu.

Bên cạnh đó, đây là cách điều trị có chi phí tốn kém, đòi hỏi bác sĩ có chuyên môn cao. Vì vậy, người bệnh cần lựa chọn địa chỉ phẫu thuật uy tín để tránh các biến chứng do quá trình phẫu thuật mang lại.

Trên đây là một số phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản bộ y tế đã được kiểm chứng hiệu quả. Người bệnh có thể tham khảo các phác đồ điều trị này để áp dụng và và có hướng chủ động hỗ trợ trong điều trị bệnh.

4.8/5 - (9 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?