Nổi mề đay khi trời lạnh? Triệu chứng nhận biết điển hình và cách xử lý

Nổi mề đay khi trời lạnh khiến người bệnh xuất hiện những nốt, mảng sần ngứa, đỏ, khô rát trên da. Tình trạng này gây ra nhiều khó chịu đến cuộc sống và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Đặc biệt, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như sốc phản vệ, phù não, đe dọa tính mạng nếu không được xử lý kịp thời. Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu hơn về tính trạng này và biết cách xử lý, khắc phục an toàn, hiệu quả nhất.

Triệu chứng nhận biết bệnh nổi mề đay khi trời lạnh

hay mày đay là một bệnh da liễu phổ biến, được đặc trưng bởi những nốt, mảng sẩn phù gây rát đỏ, ngứa ngáy, khó chịu. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây nên bệnh nổi mề đay. Trong đó thống kê cho thấy hơn 73% các trường hợp xảy ra do thay đổi thời tiết, mà cụ thể là do thời tiết lạnh đột ngột.

Thời tiết lạnh có thể khiến người bệnh dễ bị nổi mề đay hơn
Thời tiết lạnh có thể khiến người bệnh dễ bị nổi mề đay hơn

Đa số các trường hợp nổi mề đay khi thời tiết lạnh xảy ra khi da tiếp xúc với các tác nhân có nhiệt độ từ 4 – 10 độ C. Tuy nhiên, một vài người có cơ địa nhạy cảm hơn, mức nhiệt độ gây bệnh có thể cao hơn. Độ ẩm thấp và gió là các yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ và mức độ nặng của bệnh này.

Triệu chứng nổi mề đay do thời tiết bắt đầu xuất hiện ngay khi da tiếp xúc đột ngột với nhiệt độ không khí hoặc nước lạnh. Các dấu hiệu điển hình dễ nhận biết bao gồm:

  • Sẩn da: Xuất hiện các mảng sẩn đổ, phù trên da với kích thước từ vài mm đến vài cm. Các mảng da sẩn phù có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể nhưng thường phổ biến hơn ở bắp tay, chân, lưng, ngực và bụng. Kích thước và hình dáng của các mảng sẩn này có thể thay đổi nhanh chóng hoặc lặn đi mà không để lại dấu vết gì.
  • Ngứa: là triệu chứng điển hình nhất. Ngứa dữ dội, càng gãi càng ngứa, thậm chí có người bệnh gãi nhiều đến chảy máu nhưng vẫn không cảm thấy đỡ ngứa hơn. Các cơn ngứa do nổi mề đay khi trời lạnh thường có xu hướng nhiều và dữ dội hơn vào buổi tối và ban đêm.
  • Triệu chứng khác: Bao gồm sưng tay, chân khi cầm nắm hoặc tiếp xúc với các vật lạnh. Sưng lưỡi họng, khó thở khi hít thở không khí hanh lạnh trong thời gian dài…. Sưng môi khi ăn thức ăn lạnh. Những triệu chứng này thường xuất hiện ở những bệnh nhân nặng, cần được xử lý ngay để tránh biến chứng.
  • Triệu chứng nặng: Bất tỉnh, nhịp tim nhanh, sưng tay, chân hoặc toàn thân, đau quặn bụng, buồn nôn và nôn mửa, tiêu chảy, khó thở…
Sẩn ngứa da thành nốt hoặc mảng là triệu chứng điển hình thường gặp ở bệnh nhân nổi mề đay khi trờ lạnh
Sẩn ngứa da thành nốt hoặc mảng là triệu chứng điển hình thường gặp ở bệnh nhân nổi mề đay khi trờ lạnh

Ở những trường hợp nhẹ, các triệu chứng sẩn ngứa da bên ngoài có thể tự động lặn đi trong vài giờ sau khi ngừng tiếp xúc với nhiệt độ lạnh mà không để lại di chứng gì. Tuy nhiên, ở những trường hợp nặng hoặc bệnh nhân mãn tính, bệnh có thể kéo dài tới vài ngày với tần suất nhiều hơn và mức độ nặng hơn. Thậm chí có trường hợp có thể gặp biến chứng sốc phản vệ, phù não, đe dọa tới tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.

Bị nổi mề đay do trời lạnh, nguyên nhân do đâu?

Cơ chế khiến người bệnh dễ bị nổi mề đay khi trời lạnh là do da bị khô. Theo các chuyên gia, lớp da ngoài cùng của cơ thể người chứa dầu tự nhiên và các tế bào chết giúp da giữ nước. Khi trời lạnh, độ ẩm thấp cùng với gió hanh lạnh sẽ khiến lớp dầu tự nhiên này giảm tiết hoặc biến mất gây tình trạng khô da, khiến người bệnh dễ bị nhiễm lạnh. Lúc này, cơ thể sẽ tăng cường sản xuất histamin và các chất trung gian gây dị ứng khác vào da gây tình trạng nổi mề đay, và nhiều triệu chứng khác. 

Các nguyên nhân gây nổi mề đay khi trời lạnh rất phức tạp. Trong một số trường hợp, các chuyên gia thậm chí chưa thể tìm ra nguyên nhân chính xác gây nên tình trạng bệnh này. Một số yếu tố dưới đây được cho là nguyên nhân phổ biến gây bệnh nổi mề đay khi lạnh ở hầu hết bệnh nhân:

  • Do di truyền: Cha mẹ mắc mề đay thì con cái có khả năng cao dễ mắc bệnh này.
  • Do cơ địa: Cơ thể dễ nhạy cảm với một số dị nguyên như phấn hoa, vi khuẩn, thức ăn, vi nấm, giun sán…
  • Do bệnh lý hoặc nhiễm virus: Các bệnh lý do nhiễm virus hoặc bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp trên khiến người bệnh có nguy cơ mắc bệnh nổi mề đay khi trời lạnh cao hơn.
  • Do dùng thuốc: Lạm dụng một số thuốc đông y, tây y, đặc biệt là các thuốc chứa corticoid, aspirin… có thể là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Do sức đề kháng yếu: Chức năng hệ miễn dịch suy giảm khiến người bệnh dễ bị nhiễm lạnh và nổi mề đay hơn.
  • Nguyên nhân khác: Bao gồm ô nhiễm môi trường, thói quen sinh hoạt, lạm dụng chất kích thích, thường xuyên tiêu thụ thực phẩm độc hại….

Đối tượng có nguy cơ bị nổi mày đay khi trời lạnh và cách tự kiểm tra

Tình trạng nổi mề đay khi trời lạnh có thể xảy ra ở bất kỳ ai, bất kỳ giới tính nào. Tuy nhiên, các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn cả đó là:

  • Trẻ em, thanh thiếu niên
  • Những người đang mắc bệnh nhiễm virus, cảm lạnh, mycoplasma, viêm phổi… 
  • Phụ nữ mang thai đặc biệt là trong 3 tháng đầu và cuối thai kỳ
  • Phụ nữ đang trong thời kỳ hậu sản, cho con bú
Phụ nữ có thai là đối tượng có nguy cơ cao dễ bị nổi mề đay
Phụ nữ có thai là đối tượng có nguy cơ cao dễ bị nổi mề đay
  • Người trong gia đình có thành viên bị từng bị viêm da cơ địa hoặc các bệnh dị ứng, bệnh liên quan đến phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch như lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp…
  • Người có sức đề kháng yếu, suy giảm miễn dịch hoặc đang dùng thuốc gây ức chế miễn dịch

Để kiểm tra khả năng bản thân có thể bị nổi mề đay khi trời lạnh không, người bệnh có thể thực hiện một mẹo nhỏ sau:

  • Dùng 1 viên đá lạnh, áp vào tay trong khoảng 3 – 5 phút rồi bỏ ra
  • Nếu vùng da tiếp xúc xuất hiện dấu hiệu phù nề, ngứa, sẩn đỏ, rất có thể bạn là đối tượng nguy cơ cao của bệnh nổi mề đay khi trời lạnh.

Sau khi đã xác định khả năng bị nổi mề đay của bản thân, người bệnh nên chủ động có biện pháp tìm hiểu căn nguyên, các biện pháp xử lý và phòng ngừa tích cực để tránh các biến chứng có thể xảy ra.

Cách xử lý, điều trị bệnh nổi mề đay khi trời lạnh

Để khắc phục tình trạng nổi mề đay khi trời lạnh, người bệnh có thể tham khảo một số giải pháp dưới đây:

Ngừng hoặc tránh tiếp xúc với điều kiện nhiệt độ thấp

Một số trường hợp tình trạng nổi mề đay có thể hết hoàn toàn sau 1 vài giờ ngừng tiếp xúc với tác nhân gây bệnh mà không cần dùng thuốc. Đây là những trường hợp bệnh nhẹ, chưa có triệu chứng rõ ràng.

Có 2 tác nhân có thể gây nên tình trạng nổi mề đay khi trời lạnh là không khí lạnh và nước lạnh. Người bệnh nên có biện pháp để da ngừng tiếp xúc với các tác nhân này, giữ ấm cơ thể khi trời lạnh để hạn chế tình trạng nổi mề đay nặng hơn, gây biến chứng nguy hiểm.

Thuốc điều trị nổi mề đay khi trời lạnh

Các loại thuốc kháng Histamin thế hệ mới như loratadine, fexofenadine, cetirizine… có thể giúp ngăn ngừa và giảm bớt các triệu chứng dị ứng khi da tiếp xúc với nhiệt độ lạnh. 

Với những trường hợp nặng hơn, bác sĩ có thể cân nhắc việc sử dụng corticoid để kiểm soát triệu chứng, tránh để tình trạng sốc phản vệ, dị ứng nặng gây biến chứng xảy ra.

Trong trường hợp nổi mề đay do bệnh lý nhiễm virus, mycoplasma… người bệnh có thể được điều trị bằng các phác đồ khác để loại bỏ bệnh lý nền.

Các loại thuốc bôi có thể cải thiện nhanh triệu chứng ngứa, sẩn đỏ khi nổi mề đay
Các loại thuốc bôi có thể cải thiện nhanh triệu chứng ngứa, sẩn đỏ khi nổi mề đay

Việc dùng khi trời lạnh phải có sự đồng ý và chỉ định của bác sĩ. Nếu người bệnh tự ý bôi, uống thuốc mà không có biện pháp hỗ trợ để giảm bớt độc tính có thể gây ra những bệnh lý nguy hiểm hơn như rối loạn thần kinh trung ương, suy tuyến thượng thận, rối loạn nhịp tim, rối loạn chuyển hóa…

Mẹo dân gian tại nhà

Ngoài thuốc tây y, nhiều người bệnh thường xuyên bị nổi mề đay khi trời lạnh tìm đến các mẹo dân gian như dùng lá khế, kinh giới để xát trực tiếp lên da hoặc giã lấy nước uống. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, người bệnh nên cẩn trọng với cách chữa này vì nếu dùng không đúng cách, không đúng loại, các mẹo dân gian này có thể khiến tình trạng dị ứng nặng hơn.

Cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh

Các biện pháp dưới đây có thể giúp người bệnh nhanh chóng cải thiện và phòng ngừa tình trạng nổi mề đay khi trời lạnh hiệu quả:

  • Giữ ấm cơ thể, tránh để cơ thể nhiễm lạnh
  • Không ngâm tay chân trong nước lạnh, không lội nước , lội sông suối khi trời lạnh
  • Xây dựng chế độ ăn hợp lý, giàu dinh dưỡng kết hợp luyện tập thường xuyên để nâng cao sức đề kháng.
  • Tránh xa các thực phẩm dễ gây dị ứng và các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá…
  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng hợp lý, tránh để mắc các bệnh nhiễm virus, vi khuẩn
  • Hạn chế các hoạt động cọ xát gây tổn thương vùng da bị viêm nhiễm, nổi mề đay.

Trên đây là những thông tin cơ bản, người bệnh cần nắm vững về tình trạng nổi mề đay khi trời lạnh. Để đạt hiệu quả cao nhất và hạn chế những biến chứng trong quá trình điều trị và hồi phục tình trạng bệnh này, tốt nhất người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và cân nhắc phương án điều trị phù hợp.

XEM THÊM:

5/5 - (1 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?