Bệnh Mề Đay Có Lây Không? Phòng Ngừa Như Thế Nào?

Bệnh mề đay có lây không là vấn đề nhiều người bệnh quan tâm hiện nay. Bởi, mề đay là một trong những bệnh lý dị ứng ngoài ra rất phổ biến, nhiều người mắc phải. Để giải đáp vấn đề bệnh có lây không và phòng tránh mề đay như thế nào hiệu quả bạn đọc theo dõi trong bài viết chi tiết dưới đây.

Bệnh mề đay có lây không? lây qua đường nào?

Mề đay mẩn ngứa là một trong những bệnh lý ngoài da phổ biến. Đây là tình trạng phản ứng da cấp tính hoặc mãn tính nguyên nhân do lớp mao mạch ở vùng trung biểu bì bị kích thích. 

Bệnh mề đay có thể gặp ở nhiều người, lứa tuổi khác nhau. Đặc biệt phổ biến ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh. Thời gian thường xuất hiện triệu chứng mề đay là vào những thời điểm giao mùa nóng sang lạnh hoặc mùa lạnh sang mùa nóng. Trong đó, mùa hè thời tiết nắng nóng là thời điểm mề đay phát triển nhanh chóng nhất.

Mề đay có lây không
Mề đay mẩn ngứa là bệnh lý ngoài da phổ biến

Bệnh mề đay không nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng nhưng các triệu chứng ngứa ngáy dữ dội, nổi mẩn đỏ,… do bệnh gây ra ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trường hợp nặng, tình trạng viêm nhiễm kéo dài dẫn đến mãn tính, tái phát nhiều lần có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ làn da.

Với câu hỏi Mề đay có lây không? Căn nguyên gây bệnh xét dưới góc nhìn khoa học được cho là có liên quan đến hoạt động giải phóng histamine – thành phần trung gian trong phản ứng dị ứng của cơ thể khi có tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng.

Bị mề đay có lây không? - Đây không phải bệnh lây lan
Bị mề đay có lây không? – Đây không phải bệnh lây lan

Đây là những trường hợp bị mề đay do các tác nhân gây nhiễm trùng như virus, nấm, vi khuẩn,… Do đó, khi tiếp xúc trong giao tiếp, ăn uống và dùng chung đồ cá nhân hàng ngày có nguy cơ bị nhiễm khuẩn và mắc bệnh. 

Ngoài ra, mề đay cũng rất nguy hiểm vì có thể gây ra các biến chứng như bội nhiễm da, sốc phản vệ, suy hô hấp…ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Bác sĩ Lê Phương khuyến cáo người bệnh nên điều trị dứt điểm nhanh chóng để tránh nguy cơ gặp biến chứng, bội nhiễm da gây lây lan sang các bộ phận khác.

Phòng tránh bệnh mề đay mẩn ngứa như thế nào hiệu quả?

Mề đay có lây không? – Mọi người có thể yên tâm trong phần lớn các trường hợp mề đay sẽ không lây lan. Chỉ rất hiếm trường hợp do nhiễm trùng cấp tính. Theo đó, để phòng tránh, ngăn ngừa nguy cơ mẩn ngứa người bệnh chú ý một số biện pháp trong sinh hoạt dưới đây:

Ngăn ngừa, hạn chế tiếp xúc với dị nguyên gây kích ứng

Phần lớn các trường hợp bị nổi mề đay là do cơ thể bị dị ứng khi tiếp xúc với các dị nguyên gây kích ứng. Do đó nếu hạn chế được việc tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng này sẽ giúp ngăn ngừa tối đa nguy cơ phải chịu những ngứa ngáy khó chịu do bệnh gây ra. Một số tác nhân chủ yếu thường gây ra tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa trên da có thể kể đến như:

  • Hạn chế sử dụng mỹ phẩm: Sử dụng các loại mỹ phẩm, sữa tắm, dưỡng thể,… có chứa nhiều hóa chất, thành phần kích ứng cũng sẽ khiến cơ thể bị dị ứng nổi mề đay. Do đó, nên ưu tiên lựa chọn các loại mỹ phẩm có thành phần thiên nhiên hạn chế hóa chất kích ứng.
  • Bảo vệ da khi tiếp xúc với hóa chất: Trường hợp thường xuyên làm việc trong môi trường độc hại hoặc sử dụng các loại xà phòng, bột giặt,… người bệnh cần trang bị đầy đủ gang tay, đồ bảo hộ để ngăn ngừa nguy cơ mề đay dị ứng.
Phòng tránh bệnh mề đay cần hạn chế ăn các thực phẩm dễ gây kích ứng
Phòng tránh bệnh mề đay cần hạn chế ăn các thực phẩm dễ gây kích ứng
  • Thực phẩm: Một số loại thực phẩm có nguy cơ làm tăng khả năng gây mề đay dị ứng thường gặp như: Tôm, cua, mực, trứng, sữa,… Ngoài ra, các đồ uống có chứa cồn, chất kích thích, đồ uống có ga cũng cần hạn chế với những người mắc bệnh.
  • Côn trùng: Độc tố của một số loại động vật cũng có thể là nguyên nhân gây tình trạng dị ứng, mề đay trên da.
  • Ngoài ra các tác nhân như phấn hoa, lông động vật, khói thuốc, nấm mốc,… cũng có thể là tác nhân gây nổi mẩn, mề đay.

Chăm sóc da để ngăn ngừa mề đay

Làn da không khỏe mạnh, khô, mỏng và yếu cũng là nguyên nhân gây tình trạng mề đay mẩn ngứa. Do đó, người bệnh cần lưu ý thường xuyên dưỡng ẩm, chăm sóc da để nâng cao “sức đề kháng cho da” và ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh xâm nhập gây viêm nhiễm, ngứa ngáy.

Chăm sóc da và bôi kem chống nắng để bảo vệ da
Chăm sóc da và bôi kem chống nắng để bảo vệ da
  • Giữ vệ sinh da sạch sẽ, sử dụng các loại sữa tắm, xà phòng dịu nhẹ, có thành phần thiên nhiên. Tuyệt đối không sử dụng các thực phẩm có chứa hóa chất gây kích ứng trên da sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
  • Dùng kem chống nắng thường xuyên khi tiếp xúc với ánh mặt trời
  • Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm, dưỡng da để da không bị khô, ngứa ngáy. Dưỡng ẩm cho da là cách tốt nhất để hạn chế tình trạng da khô và nổi mẩn đỏ mề đay
  • Hạn chế chà xát mạnh, gãi trên da, đặc biệt với các vùng da bị mề đay. Người bệnh nên bỏ thói quen gãi trên da, đặc biệt là những vùng da bị mề đay sẽ làm tăng nguy cơ dẫn đến biến chứng nguy hiểm, nhiều trường hợp da tổn thương gây nhiễm trùng nặng.
  • Không nên tắm nước quá lạnh hoặc quá nóng

Nâng cao sức đề kháng của cơ thể để phòng tránh mề đay

Hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể khỏe mạnh sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ làn da bị tấn công bởi các tác nhân gây dị ứng, kích ứng. Theo đó, mọi người cần xây dựng chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh để nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể như:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Bổ sung nhiều vitamin, chất xơ, khoáng chất,… Nên ăn nhiều rau xanh và các loại hoa quả để giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày. Có thể lựa chọn uống nước lọc hoặc các loại nước ép hoa quả để mang lại hiệu quả tốt nhất với sức khỏe.
  • Ngủ từ 6 – 8 tiếng/ ngày đặc biệt là buổi tối. Không nên thức quá khuya sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, suy yếu. Cơ thể suy yếu, mệt mỏi là một trong những nguyên nhân khiến các vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh dễ dàng xâm nhập, gây ảnh hưởng.
  • Tập thể dục thường xuyên và phù hợp với sức khỏe, cơ địa
  • Kiểm soát cảm xúc, hạn chế căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian dài.

Với những thông tin trên mong rằng đã giúp người bệnh trả lời được câu hỏi bệnh mề đay có lây không cũng như cách phòng tránh như thế nào hiệu quả. Mề đay mẩn ngứa tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng người bệnh tuyệt đối không chủ quan, cần sớm đi khám và điều trị tại cơ sở y tế uy tín ngay khi phát hiện những triệu chứng bất thường của bệnh.  

XEM THÊM:

4.6/5 - (8 bình chọn)

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Tin mới

Mổ Hở Lấy Sỏi Thận Là Phương Pháp Gì? Có Ưu Nhược Điểm Nào?

Biến Chứng Sau Mổ Sỏi Thận Nguy Hiểm Ra Sao? Lưu Ý Gì Sau Mổ?

Chi Phí Tán Sỏi Thận Qua Da Có Đắt Không? Địa Chỉ Tán Sỏi Uy Tín

Chụp X-quang Sỏi Thận Là Gì? Các Phương Pháp Chụp Thường Dùng

Thuốc Sỏi Thận Nhật Bản: Top 5 Loại Thuốc Đặc Trị Siêu Hiệu Quả

Thuốc Trị Sỏi Thận Của Mỹ: Top 4 Thuốc An Toàn, Hiệu Quả Cao

Mổ Sỏi Thận Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Tránh Biến Chứng Nguy Hiểm?

Sỏi Thận Nên Ăn Trái Cây Gì, Kiêng Gì Để Hết Sỏi Nhanh Nhất?

Viêm Amidan Là Gì? Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa 

Huyệt túc tam lý nằm ở đâu? Cách châm cứu huyệt trị bệnh

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?