Mẹ bầu bị nổi mề đay khi mang thai ảnh hưởng đến con không?

Nổi mề đay khi mang thai gây ngứa ngáy dữ dội, khiến bà bầu mệt mỏi, bứt rứt, khó chịu và rất stress. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe của mẹ và bé. Do vậy, hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị hiệu quả là điều cần thiết với mỗi bà bầu. 

Tình trạng nổi mề đay khi mang thai là gì? Thường gặp ở giai đoạn nào?

Bác sĩ Lê Phương cho biết, nổi mề đay khi mang thai là tình trạng da của thai phụ xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ, cảm thấy ngứa ngáy khó chịu. Bệnh xuất hiện do hệ miễn dịch của các thai phụ bị phản ứng quá mức khi tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên gây dị ứng. Khi đó, cơ thể sẽ tự động sản sinh histamin – yếu tố trung gian gây ngứa ngáy, nổi mẩn. 

Hình ảnh nổi mề đay khi mang thai
Hình ảnh nổi mề đay khi mang thai

Nổi mề đay khi mang thai được chia thành hai giai đoạn chính gồm có: 

  • Nổi mề đay cấp tính: Tình trạng các triệu chứng mề đay xuất hiện đột ngột, kéo dài vài giờ, hay dưới 6 tuần. Có thể tự hết mà không cần điều trị. 
  • Mề đay mãn tính: Tình trạng bệnh bùng phát theo đợt, tái phát nhiều lần. Bệnh kéo dài hơn 6 tuần, thậm chí nhiều tháng, nhiều năm, cần có biện pháp điều trị can thiệp. 

Theo thống kê của Bộ Y tế, tỷ lệ phụ nữ mang thai bị nổi mề đay rơi vào khoảng 0,25-1%, thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai lần đầu. Nổi mề đay thường xuất hiện ở 3 tháng đầu thai kỳ do đây là thời điểm thai phụ có nhiều thay đổi về tâm sinh lý. Tuy nhiên, cũng có nhiều phụ nữ bị nổi mề đay khi mang thai tháng cuối, nhất là tháng thứ 7, thứ 8. 

Triệu chứng nổi mề đay khi mang thai

Nổi mày đay khi mang thai tháng đầu và tháng cuối thai kỳ thường đi kèm với nhiều dấu hiệu khác nhau. Trong đó, BS Lê Phương lưu ý một số dấu hiệu thường gặp mà mẹ bầu cần lưu ý gồm: 

  • Xuất hiện các nốt phát ban đỏ, hồng trên da. Một số trường hợp xuất hiện nốt mẩn đỏ màu trắng nhạt. Các nốt sẩn này có kích thước khác nhau, có thể xuất hiện ở một vị trí lúc đầu sau đó lan khắp cơ thể. 
  • Nổi mề đay đi kèm với các cơn ngứa ngáy âm ỉ, dữ dội, da nóng rát, đau nhức. Mức độ các cơn đau tăng dần vào ban đêm và chiều tối. 
  • Các nốt mẩn ngứa khá đa dạng, không có tính đồng nhất. 
  • Một số trường hợp nhẹ, thai phụ có thể bị sưng phù ở môi, mí, mắt,…

Ngoài ra, bị nổi mề đay khi mang thai còn có thể khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, sốt, đau họng, đau đầu, khó thở, ra khí hư,… 

Triệu chứng nổi mề đay khi mang thai

Nguyên nhân bà bầu bị ngứa nổi mề đay 

Nguyên nhân nổi mề đay khi mang thai chủ yếu do những thay đổi đột ngột về tâm lý và cơ thể của người phụ nữ. Một số các tác nhân chính gây mề đay thai kỳ phải kể tới: 

  • Thay đổi nội tiết tố: Trong thời gian mang thai nhất là những tháng đầu của thai kỳ, lượng hormone gia tăng đột ngột có thể kích thích gây mẩn ngứa nổi mề đay. 
  • Căng thẳng, stress: Tâm lý thay đổi căng thẳng, lo lắng trong thai kỳ là điều kiện thuận lợi cho mề đay khởi phát. 
  • Sức đề kháng suy giảm: Khi mang thai, hệ miễn dịch của bà bầu thường yếu hơn do đó dễ bị mề đay thai kỳ. 
  • Thực phẩm: Chế độ dinh dưỡng thay đổi đột ngột có thể khiến bà bầu dễ nổi mề đay. 
  • Do thời tiết: Thời tiết thay đổi thất thường, nhất là giai đoạn chuyển mùa khiến cơ thể thai phụ không kịp thích ứng, từ đó sinh ra mẩn ngứa.
  • Do thuốc: Việc bổ sung nhiều loại thuốc vắc-xin, thuốc bổ có thể khiến bà bầu bị nổi mẩn ngứa, mề đay. 
  • Do vùng bụng giãn nhiều: Mang thai khiến vùng da bụng bị kéo căng, giãn ra khiến các mô tổn thương từ đó dẫn tới phát ban, ngứa ngáy. 
  • Do tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng: Một số bà bầu khi tiếp xúc với khói bụi, phấn hoa, mỹ phẩm, lông động vật,… có thể bị kích ứng dẫn tới  nổi mề đay.

Bà bầu nổi mề đay có nguy hiểm không?

Bị nổi mề đay khi mang thai là tình trạng không hiếm, có thể ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của mẹ và bé. Theo các nghiên cứu có hơn 70% trường hợp nổi mề đay khi mang thai thuyên giảm sau vài ngày nghỉ ngơi và chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, một số bà bầu do hệ miễn dịch kém hay cơ địa nhạy cảm, nổi mề đay mẩn ngứa sẽ kéo dài vài tuần thậm chí vài tháng.

Nổi mề đay khi mang bầu ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe tâm lý bà bầu
Nổi mề đay khi mang bầu ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe tâm lý bà bầu

Theo thầy thuốc ưu tú Lê Phương, mề đay nếu không sớm điều trị, xử lý có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính, gây nhiều biến chứng nghiêm trọng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi. 

Tình trạng này có thể khiến những bà bầu dễ bị suy nhược, nhiễm trùng da, stress, mất ngủ kéo dài, suy hô hấp, phù mạch, thậm chí tăng nguy cơ sinh non,… Với thai nhi, nổi mề đay ở mẹ có thể khiến bé kém phát triển, sinh ra dễ bị mề đay bẩm sinh, hở hàm ếch, mắc bệnh về mắt, thiếu máu não, chân tay thiếu ngón,…

Do vậy, khi bị nổi mề đay thai kỳ, bà bầu không nên chủ quan, cần đến các cơ sở y tế khám, xác định nguyên nhân gây bệnh và xử lý bệnh kịp thời. 

Cách chữa nổi mề đay khi mang thai 

Để giảm triệu chứng ngứa ngáy và tổn thương do nổi mề đay gây nên, thai phụ có thể áp dụng nhiều biện pháp điều trị khác nhau. Tùy thuộc vào độ tuổi của thai nhi, mức độ tổn thương da, các bà bầu có thể lựa chọn những phương pháp phù hợp.

1. Áp dụng mẹo dân gian chữa nổi mề đay khi mang thai 

Để khắc phục tình trạng mẩn ngứa, khó chịu do nổi mề đay gây nên, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Tắm nước mát giúp đẩy lùi tình trạng ngứa ngáy, viêm đỏ, nổi mẩn trên da. 
  • Dùng khăn lạnh, đá lạnh chườm lên vùng da bị nổi mề đay 15-20 phút nhằm giảm viêm ngứa. 
  • Dùng kem dưỡng ẩm giúp làm dịu da, giảm triệu chứng bệnh 
  • Có thể sử dụng trà thảo mộc như trà bạc hà, gừng, hoa cúc để giải dị ứng, giảm ngứa da.

Ngoài ra, các bà bầu có thể áp dụng một số thảo dược tự nhiên để cải thiện tình trạng nổi mề đay như nha đam,ngải cứu, lá hẹ, rau má, diếp cá,…

  • Dùng nha đam: Dùng nha đam tươi thoa lên vùng da bị nổi mề đay nhằm giảm ngứa, viêm. Thoa 2-3 lần/ ngày cho tới khi tình trạng nổi mề đay thuyên giảm.
  • Ngâm bột yến mạch: Dùng bột yến mạch pha với nước rồi thoa lên da giúp giảm ngứa và phục hồi da tự nhiên. 
  • Chườm lá ngải cứu: Dùng lá ngải cứu tươi rửa sạch, khi ráo nước cho rang cùng muối hạt. Sử dụng khăn mỏng bọc hỗn hợp ngải cứu và muối chườm lên vùng da bị nổi mề đay. Thực hiện hàng ngày giúp giảm triệu chứng bệnh hiệu quả.

Chữa mổi mề đay khi mang thai bằng mẹo dân gian tại nhà

2. Chữa nổi mề đay bằng thuốc Tây y 

Nếu tình trạng nổi mề đay nặng, các biện pháp xử lý tại nhà không đáp ứng, bà bầu có thể sử dụng các loại thuốc Tây để điều trị. Các loại tân dược chữa mề đay giúp giảm nhanh triệu chứng ngứa ngáy, nóng rát và kháng viêm hiệu quả. Tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người bệnh, bác sĩ sẽ có cách kê đơn thích hợp. Một số loại thuốc được sử dụng chủ yếu phải kể tới: 

  • Thuốc kháng histamin: Có thể sử dụng dạng uống và dạng bôi, giúp ngăn ngừa các phản ứng histamin.
  • Thuốc Corticoid: Có thể dùng đường uống và bôi ngoài da.
  • Kem bôi ngoài da tại chỗ: Giúp giảm nhanh triệu chứng ngứa ngáy, nóng rát do bệnh gây ra. 
  • Thuốc Steroid bôi da: Giúp giảm ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, một số trường hợp có thể được chỉ định dùng thuốc dạng uống. 

Thận trọng khi chữa mề đay khi mang thai bằng thuốc Tây

XEM THÊM:

Những thực phẩm hỗ trợ trị nổi mề đay khi mang thai

Với bệnh mày đay nói riêng và các bệnh da liễu nói chung, chế độ ăn uống có ảnh hưởng lớn tới tình trạng và hiệu quả điều trị. Do đó, bên cạnh áp dụng các biện pháp chữa phù hợp, người bệnh cần duy trì chế độ ăn uống hợp lý, khoa học. Cụ thể, cần chú ý một số vấn đề sau:

1. Thực phẩm nên tránh khi bị nổi mề đay 

Bà bầu cần tránh một số thực phẩm có tính cay nóng, nhiều đạm bởi chúng có thể khiến tình trạng nổi mề đay trầm trọng hơn. Cụ thể:

  • Hạn chế thực phẩm giàu đạm: Những món ăn giàu đạm như cá biển, thịt bò, lạp xưởng, sữa, đồ hộp,… có thể gây kích ứng, khiến cơ thể khó tiếp nhận, chuyển hóa. Chúng cũng có thể khiến bà bầu bị nổi mề đay cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy hơn.
  • Kiêng thực phẩm cay nóng: Những món cay nóng, nhiều ớt, hạt tiêu, đồ ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ khiến bộ phận tiêu hóa phải hoạt động nhiều hơn bình thường. Điều này cũng tăng thêm sức nặng cho gan, khiến khả năng thải độc, thanh nhiệt của gan bị suy giảm từ đó tạo điều kiện cho mề đay phát triển. 
  • Không ăn thực phẩm quá mặn hay quá ngọt: Đồ ăn nhiều đường, muối có thể làm tăng phản ứng kích ứng thần kinh ngoại biên, từ đó gây ra các nốt mẩn đỏ, khiến tình trạng nổi mề đay trầm trọng hơn. Những thực phẩm này nếu ăn quá nhiều cũng không tốt cho sức khỏe thai phụ nói chung. 
  • Không sử dụng đồ uống, thực phẩm chứa chất kích thích: Bà bầu nên tránh xa thuốc lá, rượu bia, cà phê, nước ngọt, đồ uống có gas,… Bởi đây là những thực phẩm có thể khiến các triệu chứng của mề đay trầm trọng hơn.

2. Thực phẩm bà bầu nên ăn khi bị mề đay 

Để hạn chế các triệu chứng của bệnh, giúp tăng khả năng phục hồi, thai phụ nên bổ sung một số thực phẩm như sau: 

  • Thực phẩm nhiều vitamin A,C,E,..: Ăn nhiều rau củ, trái cây,… là cách giúp thai phụ tăng cường sức đề kháng từ đó cải thiện tình trạng nổi mề đay. Những thực phẩm này cũng chứa nhiều chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa, từ đó tăng khả năng đào thải độc tố trong cơ thể, giúp loại bỏ các triệu chứng nổi mề đay hiệu quả. 
  • Thực phẩm có tính kháng viêm: Một số thực phẩm có tính kháng viêm tốt cho bà bầu phải kể với tỏi, nghệ,… Những thực phẩm này giúp tiêu viêm giải độc từ đó giảm nhanh các triệu chứng của mề đay như ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ.
  • Sử dụng thực phẩm giàu omega-3: Các thực phẩm giàu omega-3 như đậu nành, rau xanh, cá,… giúp tăng khả năng kháng viêm, giải độc cơ thể. 
  • Thực phẩm chứa nhiều Quercetin: Quercetin là hoạt chất có nhiều trong súp lơ xanh, hành tây,… giúp cân bằng tế bào mast chứa histamin –  một trong những tác nhân gây ra mề đay.
  • Uống nhiều nước: Cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để tăng khả năng thải độc tố của cơ thể. 

Lưu ý khi bị nổi mề đay trong thai kỳ

Bà bầu bị nổi mề đay cần chú ý nhiều đến chế độ ăn uống, sinh hoạt nhằm đẩy lùi bệnh nhanh chóng. Một số lời khuyên từ chuyên gia bà bầu có thể tham khảo phải kể tới: 

  • Giữ cơ thể sạch sẽ, tắm rửa thường xuyên. Nên sử dụng các sản phẩm sữa tắm, dầu gội đầu nhẹ dịu, không chứa các chất tẩy rửa mạnh. 
  • Mặc đồ thoải mái, chọn sản phẩm từ cotton, thấm hút mồ hôi tốt. Nên hạn chế mặc những trang phục bó sát. 
  • Không gãi, chà xát quá mạnh vào vùng da tổn thương bởi điều này có thể khiến da bị trầy xước, nhiễm trùng. 
  • Mỗi ngày uống từ 1,5-2 lít nước nhằm cân bằng điện giải, tăng cường khả năng giải độc của cơ thể. 
  • Tránh căng thẳng, mệt mỏi, giữ tinh thần thỏa mái.

Nổi mề đay khi mang thai có thể tác động xấu tới sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vì thế, ngay khi phát hiện ra bệnh, các bà bầu nên nhanh chóng tìm kiếm phương pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra, để đẩy nhanh quá trình chữa bệnh, cần kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. 

Xem thêm 

4.9/5 - (7 bình chọn)

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tin mới

Vảy Nến Thể Giọt: Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Cách Chữa

Vảy Nến Toàn Thân: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Vảy Nến Thể Mảng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Trị

[HỎI ĐÁP] Bệnh Vảy Nến Có Lây Không? Lây Qua Đường Nào?

Top 10 cách chữa viêm âm đạo bằng thuốc nam dứt điểm, hiệu quả

Huyết trắng là gì? Những dấu hiệu bất thường và hướng xử lý kịp thời

Viêm xoang khi mang thai nguy hiểm không? Phải làm sao?

Bệnh Viêm Xoang: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị

Chữa viêm xoang cho bà bầu an toàn KHÔNG TÁC DỤNG PHỤ

Viêm Xoang Mãn Tính Là Gì: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?