Cách khắc phục và điều trị nổi mề đay ở mặt nhanh nhất

Nổi mề đay ở mặt hay dị ứng nổi mề đay ở mặt là tình trạng xuất hiện do dị ứng trang điểm, chăm sóc da hoặc khởi phát do tiếp xúc với nắng nóng, thời tiết thay đổi đột ngột,…. Bị nổi mề đay trên mặt là nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Vậy làm sao để điều trị, ngăn ngừa ảnh hưởng của bệnh hiệu quả nhất. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Nổi mề đay ở mặt là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Nổi mề đay trên mặt là một dạng phản ứng của da khi có các yếu tố kích thích khiến người bệnh ngứa ngáy, da xuất hiện đốm đỏ, mặt sưng phù,… Tình trạng này xuất hiện trong vài ngày nhưng cũng có thể kéo dài, chuyển thành mề đay mãn tính

Theo các nghiên cứu lâm sàng, dị ứng nổi mề đay ở mặt không phải là bệnh nan y khó chữa hay có thể đe dọa tới tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách, người bệnh sẽ liên tục bị các cơn ngứa ngáy hành hạ, những vết nổi đỏ, bong tróc da cũng dẫn tới tâm lý mất tự tin, ảnh hưởng nghiêm trọng tới công việc, sinh hoạt hằng ngày. 

Hình ảnh nổi mề đay ở mặt
Hình ảnh nổi mề đay ở mặt

Đáng nói, nổi mề đay ở mặt nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng như:

  • Bội nhiễm: Da bị tổn thương do mề đay có thể bị bội nhiễm do gãi, cào, chăm sóc không đúng cách. Điều này có thể để lại sẹo, tăng nguy cơ nhiễm trùng máu. 
  • Viêm kết mạch dị ứng: Nếu nổi mề đay lan rộng, kết mạc cũng như các vùng da xung quanh mắt có thể bị ảnh hưởng, tăng nguy cơ mắc viêm kết mạc dị ứng.

Do vậy, khi xuất hiện những triệu chứng, người bệnh cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để tìm ra phương pháp điều trị dứt điểm.

Nguyên nhân nổi mề đay ở mặt

Theo các chuyên gia da liễu, có nhiều nguyên nhân dẫn tới dị ứng nổi mề đay trên mặt. Một số nguyên nhân phổ biến nhất phải kể tới:

  • Tiếp xúc lâu với ánh nắng: Tiếp xúc lâu dưới ánh nắng có thể gây cháy nắng, khô sạm da, kích thích nổi mề đay mẩn ngứa. Những người thường xuyên phải tiếp xúc với ánh nắng trong thời gian dài thường có nguy cơ mắc mề đay trên mặt cao hơn.
  • Dị ứng mỹ phẩm: Những loại mỹ phẩm chứa hàm lượng lớn chì, xà phòng, dầu khoáng, paraben,… hoặc có độ pH cao thường làm phá vỡ môi trường tự nhiên trên da, khiến da suy yếu, dễ bị kích thích, mẩn ngứa, nổi mề đay.
  • Nhiệt độ thay đổi đột ngột: Thay đổi nhiệt độ đột ngột từ nóng sang lạnh hay ngược lại có thể khiến vùng da mặt không kịp thích nghi từ đó dẫn tới tình trạng mề đay, mẩn ngứa.
  • Da quá khô: Da được duy trì độ ẩm, bảo vệ bởi lớp màng lipid. Khi da quá khô, lớp màng lipid dễ bị phá hủy từ đó dẫn tới các vấn đề tiêu cực.
  • Nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân kể trên, người bệnh có thể bị nổi mề đay trên mặt do côn trùng cắn, tiếp xúc dị nguyên như thực phẩm, phấn hoa, lông động vật, bụi bẩn, nấm mốc, hay do tác dụng phụ của thuốc.

Triệu chứng dị ứng nổi mề đay trên mặt

Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh thường xuất hiện một số triệu  chứng điển hình như sau: 

  • Cảm thấy da mặt nóng ran như bị cháy nắng, chuyển sang màu đỏ tươi. 
  • Mặt, miệng, tai, mắt bị sưng 
  • Phát ban, ngứa ngáy có thể lan xuống cổ, vai,…
  • Da bị bong tróc do bị sưng 
  • Da có mụn nước nhỏ li ti 
  • Một số trường hợp bị sốt cao. 
Ngứa ngay là dấu hiệu dị ứng nổi mề đay ở mặt
Ngứa ngay là dấu hiệu dị ứng nổi mề đay ở mặt

Nổi mề đay là một trong những bệnh da liễu có cơ năng và hình thái tổn thương da đa dạng. Do vậy, tùy thuộc vào mỗi trường hợp, các tổn thương này có thể khởi phát chậm, hoặc nhanh, một số trường hợp chỉ ảnh hưởng ở vùng da nhỏ, không gây ngứa. 

Cách chữa nổi mề đay ở mặt 

trên mặt thường kéo dài vài ngày tới vài tuần. Để giảm các tổn thương da, đẩy lùi triệu chứng, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây. 

Sử dụng thuốc theo hướng dẫn 

Do da mặt khá mỏng, nhạy cảm, nếu không được xử lý đúng cách có thể để lại thâm sẹo. Vì thế, người bệnh không nên tự ý mua thuốc về sử dụng, nhất là những loại thuốc điều trị tại chỗ. Thay vào đó, nên liên hệ với  bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn giải pháp thích hợp. 

Một số loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị mề đay trên mặt phải kể tới: 

  • Nước muối sinh lý NaCl 0,9%: Nước muối sinh lý giúp loại bỏ dị nguyên, ngăn ngừa nhiễm trùng. Người bệnh có thể thấm nước muối sinh lý vào bông gạc, lau nhẹ nhàng lên vùng da bị ảnh hưởng hoặc đắp trực tiếp lên da từ 5-10 phút nhằm làm dịu các vết sưng nóng do bệnh gây ra. 
  • Thuốc kháng histamin H1: Đây là những loại thuốc thường được dùng ở dạng uống bởi ở dạng bôi thường đáp ứng kém, dễ gây kích ứng. Hiện nay, thuốc kháng histamin H1 thế hệ II được sử dụng phổ biến hơn do khắc phục được các hạn chế như không gây buồn ngủ của thế hệ I. 
  • Dùng thuốc bôi chứa corticoid: Corticoid là hoạt chất chống viêm, dị ứng mạnh, thường được kê đơn cho các bệnh nhân viêm da cơ địa hay người bị mắc các dạng tổn thương da mãn tính. Tuy nhiên, loại thuốc này thường tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, do vậy nó chỉ được áp dụng cho trường hợp mề đay trên mặt nặng, và chỉ dùng trong thời gian ngắn. 
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Nếu người bệnh không đáp ứng với các loại thuốc kê trên, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc ức chế miễn dịch như Tacrolimus, Mycophenolate hay Cyclosporine nhằm giảm triệu chứng. 
  • Thuốc sát trùng dạng bôi: Bệnh nhân có thể được kê đơn kem bôi chữa kẽm salicylic acid hoặc fusidic acid nhằm ngăn chặn tình trạng bội nhiễm. 

Khi sử dụng thuốc bôi, cần chú ý tránh bôi quá gần mắt hoặc miệng. Nếu mề đay nổi xung quanh mắt, người bệnh nên báo với bác sĩ để được kê đơn thuốc phù hợp. Thuốc Tây giúp giảm nhanh triệu chứng của bệnh, tuy nhiên nếu lạm dụng hay sử dụng không đúng cách có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, bệnh nhân bị nổi mề đay ở mặt không được tự ý sử dụng. 

Ngoài ra, những đối tượng dị ứng hay mẫn cảm với những loại thuốc kể trên không được sử dụng để điều trị mề đay mẩn ngứa trên mặt. Nếu gặp bất cứ dấu hiệu nào bất thường trong khi điều trị, cần ngưng sử dụng thuốc và liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ.

Cách trị nổi mề đay tại nhà bằng mẹo dân gian 

Một số bệnh nhân bị nổi mề đay trên mặt mức độ nhẹ có thể áp dụng các phương thuốc trong dân gian nhằm đẩy lùi các triệu chứng bệnh. Những mẹo dân gian này không chỉ giúp cải thiện hiệu quả triệu chứng mà cồn khắc phục được những nhược điểm của thuốc Tây. Một số biện pháp thường được sử dụng phải kể tới. 

Dùng nha đam chữa nổi mề đay trên mặt

Nha đam chữa lượng nước và axit amin lớn, giúp làm dịu da, giảm thâm sẹo hiệu quả. Người bệnh có thể sử dụng nha đam tươi hoặc kết hợp gel nha đam cùng các nguyên liệu khác như mật ong, dầu oliu, sữa chua để đắp mặt theo các bước:

  • Vệ sinh da mặt thật sạch bằng nước, dùng khăn bông thấm khô.
  • Thoa lớp gel lô hội lên mặt, tránh vùng mắt, mũi, miệng, để yên 5-10 phút. 
  • Thực hiện 2-3 lần/ tuần để thấy hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý, nha đam có nhiều lợi ích tốt cho da, tuy nhiên nó cũng có thể gây kích ứng, nóng rát với những người có cơ địa nhạy cảm. Do đó, người bệnh nên dùng gel nha đam lên vùng da nhỏ trước khi sử dụng trước khi dùng cho toàn bộ da mặt.

Dùng lá khế chữa mề đay 

Lá khế chứa các thành phần sát khuẩn, kháng viêm cao, giúp giảm ngứa ngáy hiệu quả. Sử dụng lá khế chữa nổi mề đay còn giúp da mặt săn chắc, tiêu nhanh các đốm đỏ, giúp da đều màu hơn.

Cách thực hiện như sau: 

  • Dùng lá khế rửa sạch, đem đun sôi với nước 30 phút cho tới khi lá chuyển hẳn sang màu vàng sẫm. 
  • Chắt lấy nước rửa mặt, khi rửa nhẹ nhàng massage để nước thấm sâu vào da mặt. 
  • Có thể sử dụng phần bã chà xát nhẹ lên vị trí bị mề đay. 

Lưu ý, chỉ sử dụng nước khi đã nguội, nhằm tránh bị bỏng da. Người bệnh cần kiên trì rửa mặt bằng nước lá khế 3 lần/ tuần để thấy hiệu quả tốt nhất. 

Dùng rễ cam thảo chữa nổi mề đay trên mặt 

Rễ cam thảo không chỉ giúp đẩy lùi triệu chứng bệnh mà còn giúp đào thải độc tố trong cơ thể ra ngoài rất hiệu quả. 

Cách thực hiện: 

  • Dùng rễ cam thảo rửa sạch với nước, để ráo, cắt thành từng đoạn nhỏ 
  • Đem rễ cam thảo đã chuẩn bị sắc với nước uống. 
  • Người bệnh dùng nước rễ cam thảo uống thay nước lọc hàng ngày, kiên trì thực hiện 5-7 ngày để thấy hiệu quả rõ nhất. 

Dùng quả dứa chữa mề đay 

Dứa có chữa enzyme bromelain giúp kháng khuẩn, giảm viêm sưng hiệu quả. 

Đứa có tác dụng chữa mề đay hiệu quả
Đứa có tác dụng chữa mề đay hiệu quả

Cách thực hiện: 

  • Dứa gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng nhỏ, giã nát
  • Dùng dứa đã được giã đắp lên mặt hoặc các vị trí bị mề đay từ 10-15 phút
  • Rửa mặt sạch bằng nước sau đó dùng khăn bông lau khô. 

Lưu ý, việc ăn dứa không mang tới tác dụng chữa nổi mề đay trên mặt. Do đó, người bệnh cần giã nát loại quả này đắp mặt để đạt hiệu quả tốt nhất. Không sử dụng dứa điều trị cho người bị dị ứng với loại quả này.

Dùng bột yến mạch

Bột yến mạch có tính chống viêm, giảm ngứa nhanh nhờ chứa nhiều khoáng chất, các chất chống oxy hóa. Người bệnh có thể kết hợp bột yến mạch với nhiều nguyên liệu khác nhau như mật ong, sữa chua làm dịu vùng da bị sưng nóng, giảm ngứa ngáy, thâm sẹo. 

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị bột yến mạch, mật ong, sữa chua, mỗi loại 1 thìa cà phê. 
  • Trộn đều các nguyên liệu với nhau sao cho đạt được độ sệt nhất định. 
  • Vệ sinh da mặt sạch bằng nước rồi dùng khăn bông thấm cho ráo. 
  • Thoa một lớp hỗn hợp yến mạch, mật ong, sữa chua lên mặt đắp trong 10-15 phút. 
  • Sau đó rửa lại bằng nước mát, dùng khăn bông lau khô. 

Phòng chống nổi mề đay trên mặt thế nào hiệu quả?

Da mặt là một trong những vùng da có độ nhạy cảm cao do đó, bên cạnh những phương pháp điều trị, người bệnh cần thực hiện một số biện pháp chăm sóc nhằm tăng cường sức đề kháng, phục hồi hàng rào bảo vệ da.

  • Vệ sinh da mặt 2 lần/ ngày (sáng – tối) bằng sản phẩm có độ pH cân bằng, nhẹ dịu, tránh những sản phẩm có tính tẩy rửa cao. 
  • Thường xuyên dưỡng ẩm cho da, nên lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, không chứa dầu khoáng, chất bảo quản. 
  • Khi sử dụng mỹ phẩm, nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường, cần ngừng sử dụng ngay lập tức. Có thể sử dụng kem chống ngứa nhằm ngăn ngừa vi khuẩn, nấm sinh trưởng. 
  • Không sử dụng các loại thuốc mà cơ thể bị dị ứng do mẫn cảm với một số thành phần có trong thuốc. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn chính xác nhất. 
  • Sau khi sử dụng mỹ phẩm cần tẩy trang sạch sẽ bằng nước tẩy trang, và rửa lại với sữa rửa mặt. Không được đi ngủ khi vẫn còn lớp trang điểm trên mặt. 
  • Tránh tiếp xúc ánh nắng mặt trời với cường độ cao. Khi ra đường cần sử dụng khẩu trang, kem chống nắng….
  • Hạn chế trang điểm trong thời gian dài bởi điều này có thể khiến da bít bí, dễ nổi mề đay. 
  • Bổ sung nước, hoa quả, rau xanh nhằm thanh lọc cơ thể, giảm thiểu bọc mụn nước. Có thể sử dụng các loại nước ép, nước trái cây bởi chúng có thể giúp cung cấp nước, dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. 
  • Sử dụng thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch cho da như sữa chua, dứa, hành tây, rau mùi, kiwi. 

Trên đây là một số thông tin về nổi mề đay ở mặt và một số biện pháp giúp đẩy lùi bệnh hiệu quả. Nếu đang gặp các triệu chứng của mề đay, người bệnh nên nhanh chóng liên hệ  với  bác sĩ để được tư vấn giải pháp cụ thể, tránh tự ý sử dụng thuốc điều trị dẫn tới các tác dụng phụ không mong muốn.

5/5 - (1 bình chọn)

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Tin mới

Huyệt túc tam lý nằm ở đâu? Cách châm cứu huyệt trị bệnh

12+ Loại Thuốc Đau Bụng Kinh Hiệu Quả Tốt Nhất Hiện Nay

Những Loại Thuốc Chữa Viêm Hang Vị Dạ Dày An Toàn, Hiệu Quả Nhất

Top 11 bài tập chữa yếu sinh lý nam hiệu quả nhất

Viêm xoang hàm có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Có Nên Bọc Răng Sứ Không? Quy Trình Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Quy Trình Bọc Răng Sứ Chuẩn Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Top 10+ thuốc chữa đau dạ dày cho trẻ em được chuyên gia đánh giá cao

Các phương pháp chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả cao nhất

Thuốc Chữa Viêm Họng Được Các Chuyên Gia Khuyên Dùng

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?