Mề đay cholinergic là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh

Mề đay cholinergic là một dạng mề đay vật lý gây ra bởi nhiệt độ và mồ hôi, là tình trạng viêm da mạn tính do các tác động của cholin (một loại chất trung gian thần kinh) trên da. Điều này dẫn đến một loạt các triệu chứng da, bao gồm sự hình thành mẩn đỏ và ngứa một cách nhanh chóng sau khi da tiếp xúc với các yếu tố kích thích. Tên gọi “cholinergic” xuất phát từ việc tác động của cholin lên da gây ra mề đay trong trạng thái này.  

Bệnh mề đay Cholinergic là gì? Các thể thường gặp

Mề đay cholinergic hay mề đay do cholin là một dạng nổi mề đay vật lý, gây ra bởi sự tác động và kích thích bởi các yếu tố vật lý, chủ yếu là nhiệt và mồ hôi. Thuật ngữ cholinergic được dùng để chỉ các bộ phận trong cơ thể sử dụng hoặc bị ảnh hưởng bởi acetylcholin – một chất trung gian dẫn truyền thần kinh có nguồn gốc từ axit axetic và cholin.

Khi cơ thể bài tiết nhiều mồ hôi hoặc có dấu hiệu tăng thân nhiệt, làn da của người bệnh có thể phản ứng quá mẫn với các kích thích từ acetylcholin, làm các tế bào Mast tăng giải phóng Histamin. Đây là một hoạt chất trung gian gây nên các phản ứng dị ứng thường gặp như ngứa, ban đỏ…

Mề đay cholinergic là một dạng mề đay vật lý, liên quan đến tác nhân nhiệt độ và mồ hôi
Mề đay cholinergic là một dạng mề đay vật lý, liên quan đến tác nhân nhiệt độ và mồ hôi

Mề đay cholinergic thường xuất hiện sau khi tập thể lực nhiều, gắng sức, tiết nhiều mồ hôi. Tổn thương đặc trưng của căn bệnh da liễu này các nốt hoặc mảng sẩn đỏ, ngứa, kích thích kèm theo dấu hiệu chảy nước mắt, nhịp thở nhanh, khò khè. Khác với những thể bệnh mề đay khác, mề đay cholinergic không chỉ gây ra các triệu chứng cơ năng tại chỗ mà còn có thể gây ra một số biểu hiện toàn thân nguy hiểm.

Hiện nay, bệnh mề đay cholinergic được chia thành 4 thể:

  • Mề đay Cholinergic tự phát
  • Mề đay Cholinergic có tắc lỗ chân lông
  • Mề đay Cholinergic do dị ứng với mồ hôi
  • Mề đay Cholinergic có giảm tiết mồ hôi mắc phải, lan tỏa

Phần lớn các triệu chứng nổi mề đay cholinergic chỉ tồn tại trong khoảng vài giờ và biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên ở một số trường hợp, các tổn thương da, tổn thương toàn thân có thể nặng hơn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Dấu hiệu nhận biết bệnh mề đay cholinergic

Các triệu chứng bệnh mề đay cholinergic thường xuất hiện rất nhanh sau khi cơ thể ra mồ hôi hoặc tăng thân nhiệt và có thể kéo dài từ 30 phút đến 1 giờ hoặc hơn trước khi mờ dần.

Các triệu chứng điển hình dùng để nhận biết bệnh gồm:

Triệu chứng tại chỗ

  • Ban đầu là cảm giác ngứa, nóng, châm chích ở vùng da sắp có tổn thương
  • Sau đó xuất hiện các nốt ban đỏ, có kích thước nhỏ (khoảng 1 – 4mm) với quầng sáng rộng bao quanh
  • Tổn thương có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể nhưng hay gặp ở lưng, bụng, ngực, tay, chân (trừ lòng bàn tay, bàn chân). Rất hiếm thấy các tổn thương da ở nách.
  • Đôi khi các tổn thương da dạng nốt nhỏ có thể kết hợp với nhau thành từng mảng sưng có kích thước lớn
  • Đôi khi da chỉ xuất hiện những quầng sáng ngứa, không có phát ban đỏ.
Triệu chứng mề đay do cholin đặc trưng bởi các nốt đỏ được bao quanh bởi các quầng sáng ngứa, nóng, châm chích
Triệu chứng mề đay do cholin đặc trưng bởi các nốt đỏ được bao quanh bởi các quầng sáng ngứa, nóng, châm chích

Triệu chứng toàn thân

  • Đau bụng, đi ngoài, chảy nước bọt, buồn nôn và nôn mửa
  • Đau đầu, chóng mặt
  • Đánh trống ngực, khó thở, thở khò khè
  • Tổn thương tế bào gan
  • Phù mạch
  • Xuất hiện cơn hen
  • Ngất
  • Phản ứng phản vệ, nặng có thể gặp sốc phản vệ 

Trong trường hợp bệnh nhân nổi mề đay cholinergic xuất hiện các triệu chứng nặng như khó thở, sưng lưỡi, nghẹn cổ họng, sốc phản vệ… nên được đưa ngay tới các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu, xử lý kịp thời.

Bệnh mề đay do cholin có thể tái phát nhiều lần trong vài năm, trung bình từ 3 – 16 năm. Ở một số trường hợp nặng, bệnh có thể kéo dài tới 30 năm hoặc hơn.

Nguyên nhân và đối tượng nguy cơ cao

Nhiệt độ và mồ hôi được cho là tác nhân chính gây nên bệnh mề đay cholinergic. Tuy nhiên, một số yếu tố dưới đây có thể thúc đẩy bệnh bùng phát và nặng hơn. Bao gồm:

  • Nhiệt độ theo mùa: Sự tăng nhiệt độ môi trường xung quanh có thể khiến người bệnh có nguy cơ mắc phải bệnh mề đay cao hơn.
  • Cơ địa nhạy cảm: Tỷ lệ mắc bệnh ở những người có cơ địa nhạy cảm như người mắc bệnh viêm da cơ địa, bệnh hen suyễn, bệnh viêm mũi dị ứng… cao hơn người bình thường.
  • Di truyền: Cũng giống như các thể bệnh mề đay khác, mề đay cholinergic có xu hướng di truyền giữa các thể hệ trong gia đình.
  • Chứng giảm tiết mồ hôi lan tỏa tự phát: Thiếu hụt chức năng thần kinh – tuyến mồ hôi khiến mồ hôi ứ đọng bên trong da có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh mề đay do cholin.
  • Dị ứng Aspirin: Theo các thống kê có tới 52% trường hợp aspirin gây bệnh mề đay do cholin ở những người bệnh mề đay.
  • Nguyên nhân khác: Tập thể dục cường độ cao, tắm nước nóng, xông hơi nón, căng thẳng, áp lực, stress, ăn thức ăn cay nóng, sốt cao trong các bệnh nhiễm trùng….
Mồ hôi là một trong những tác nhân chính gây nên bệnh mề đay do cholin
Mồ hôi là một trong những tác nhân chính gây nên bệnh mề đay do cholin

Mề đay do cholin có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng phổ biến nhất là ở trẻ em và người trưởng thành trong độ tuổi từ 10 đến 30 tuổi. Bệnh có nguy cơ cao hơn ở những người có tiền sử cơ địa mắc bệnh mề đay hoặc các bệnh lý về da khác.

Bệnh mề đay cholinergic có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Hầu hết các trường hợp nổi mề đay cholinergic đều có mức độ nhẹ và có thể thuyên giảm hoặc hết hẳn chỉ sau khoảng vài giờ mà không cần dùng thuốc nếu người bệnh chủ động tránh xa tác nhân gây bệnh và chăm sóc tích cực. Chỉ một số ít trường hợp, các tổn thương da kéo dài, ở mức độ nặng và kèm theo các triệu chứng toàn thân nguy hiểm khác. Trong trường hợp này, nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Phù mạch, phù mí mắt, phù đường thở, suy hô hấp
  • Ngứa toàn thân, bội nhiễm vi khuẩn gây nhiễm trùng
  • Phản ứng phản vệ, sốc phản vệ, đột quỵ

Do đặc tính liên quan nhiều đến cơ địa và miễn dịch nên hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt để, hoàn toàn bệnh mề đay cholinergic. Các chuyên gia da liễu cho rằng, hầu hết các phương pháp điều trị bệnh mề đay hiện nay đều chỉ nhằm mục đích cải thiện và kiểm soát triệu chứng. 

Mặc dù không điều trị triệt để được nhưng bệnh mề đay cholinergic hoàn toàn có thể được kiểm soát. Để tránh biến chứng và ngừa bệnh tái phát tối đa, điều quan trọng là người bệnh cần xác định và tránh tối đa việc tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây bệnh, lựa chọn đúng phương pháp và điều trị sớm.

Điều trị bệnh mề đay cholinergic

Nguyên tắc để điều trị bệnh mề đay cholinergic là tránh các tác nhân gây bệnh và kiểm soát triệu chứng để ngừa bệnh tiến triển nặng hơn. Các phương pháp chữa mề đay cholinergic đang được áp dụng hiệu quả hiện nay gồm:

Cách chữa mề đay cholinergic tại nhà

Các mẹo dân gian chữa bệnh mề đay cholinergic sử dụng nguồn thảo dược tự nhiên, an toàn, được khá nhiều người bệnh tin tưởng sử dụng. Một số mẹo dân gian phổ biến có thể kể đến như:

  • Chữa mề đay cholinergic bằng tía tô: Lấy khoảng 50g lá tía tô đem rửa sạch, để ráo nước rồi giã nát, vắt lấy nước cốt. Dùng nước cốt tía tô để uống còn phần bã chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương.
  • Chữa mề đay cholinergic bằng lá khế: Dùng 1 nắm lá khế chua, rửa sạch, đun sôi với 1000ml nước, dùng uống trong ngày.
  • Cách chữa bằng đu đủ: Lấy khoảng 100g đu đủ xanh già, đun cùng 100ml giấm gạo và một ít gừng tươi thái lát. Đến khi nước trong nồi gần cạn thì tắt bếp và lấy đu đủ ra ăn hết trong ngày.
Sử dụng lá khế hàng ngày giảm nhanh triệu chứng mề đay do cholin
Sử dụng lá khế hàng ngày giảm nhanh triệu chứng mề đay do cholin

Khi sử dụng các mẹo dân gian, người bệnh cần lưu lý sử dụng đúng cách, đúng liều lượng, không quá lạm dụng gây phản tác dụng. Đặc biệt, cần ghi nhớ những phương pháp này chỉ phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ nhằm mục đích hỗ trợ cải thiện triệu chứng. Với những trường hợp nặng hơn, người bệnh nên tiến hành thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Thuốc Tây điều trị bệnh mề đay cholinergic

Thuốc tây được chỉ định nếu các triệu chứng kéo dài sau vài giờ không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc trong các trường hợp nặng, đe dọa biến chứng. Tùy vào mức độ biểu hiện của triệu chứng, các bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc tây sau:

  • Carbamyl Cholin 0,002% hoặc methacholine 0,02%: Thường dùng với liều 0,05ml tiêm trong da. Thuốc có tác dụng  kích thích hệ thần kinh đối giao cảm, từ đó giảm nhanh các triệu chứng phát ban, mẩn đỏ ngoài da.
  • Acid nicotinic: Được dùng ở nồng độ pha loãng tỷ lệ 1:100000 hoặc 1:500 000 để làm cải thiện các triệu chứng trên da do mề đay Cholinergic gây ra. 
  • Thuốc kháng Histamin: Thường dùng các thuốc thế hệ mới như cetirizin, loratadin, desloratadin
  • Danazol: Là một androgen tương tự như testosterone có tác dụng làm tăng nồng độ antichymotrypsin – là một loại protein có trong hệ miễn dịch của cơ thể. Thuốc được dùng để điều trị các triệu chứng phù mạch và giảm một số triệu chứng khác của bệnh mề đay do cholin.
  • Các thuốc khác: Thuốc ức chế leukotriene, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chẹn beta (propranolol), thuốc kháng IgE (Omalizumab).

Các loại thuốc Tây được dùng để điều trị bệnh mề đay cholinergic chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng và dự phòng ngừa biến chứng chứ không thể điều trị dứt điểm bệnh. Hơn nữa, hầu hết các loại thuốc này đều cần sự chỉ định và hướng dẫn sử dụng của bác sĩ. Do vậy, người bệnh không được tự ý mua và điều trị bằng thuốc tây tại nhà để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Cách chữa mề đay cholinergic bằng thuốc đông y

Theo các tài liệu YHCT, Đông y cho rằng bệnh mề đay là là một thể bệnh phong nhiệt, gây ra bởi tác nhân ngoại tà và nhiệt độc xâm nhập khi phủ tạng suy nhược. Lúc này cả chính khí và vệ khí đều bị hư tổn, tác nhân bên ngoài dễ xâm nhập vào trong và gây ra các biểu hiện ban đỏ, nóng rát, miệng khát kèm theo lưỡi đỏ, mạch phù sắc, rêu lưỡi vàng hoặc trắng.

Dựa trên nguyên lý này, các bài thuốc đông y chú trọng vào việc thanh nhiệt, giải độc, mát gan, giảm ngứa, chống dị ứng và kháng viêm. Bên cạnh đó, thuốc cũng quan tâm bồi bổ và phục hồi chức năng tạng phủ, đặc biệt là can thận để ổn định hoạt động điều hòa và thải độc, cân bằng âm dương và điều hòa cơ thể, ngừa tái phát. 

Thuốc đông y chữa bệnh mề đay cholinergic được ưa chuộng nhờ tính an toàn và hiệu quả lâu dài
Thuốc đông y chữa bệnh mề đay cholinergic được ưa chuộng nhờ tính an toàn và hiệu quả lâu dài

Ưu điểm của các bài thuốc đông y là điều trị bệnh từ gốc, cho hiệu quả lâu dài và toàn diện. Bên cạnh đó, thuốc sử dụng nguồn dược liệu tự nhiên, an toàn, ít gây tác dụng phụ, phù hợp với nhiều đối tượng, bao gồm cả trẻ em và phụ nữ mang thai, đang cho con bú. 

Tuy nhiên, quá trình điều trị chữa mề đay cholinergic bằng thuốc đông y thường kéo dài hơn các phương pháp tây y. Đòi hỏi người bệnh cần kiên trì thực hiện theo đúng hướng dẫn trong nhiều ngày. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị, người bệnh cũng cần lựa chọn đúng trung tâm, bệnh viện khám chữa bệnh bằng YHCT uy tín, chất lượng để được chẩn mạch, kê đơn, bốc thuốc phù hợp.

Chăm sóc và phòng bệnh

Để nhanh chóng khôi phục sức khỏe làn da và phòng ngừa tối đa nguy cơ tái phát, người bệnh nên tham khảo một số biện pháp dưới đây:

  • Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. Không tự ý dùng thuốc, lạm dụng thuốc điều trị tại nhà để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
  • Có thể chườm lạnh để giải mẫn cảm cho da, giảm cảm giác nóng rát, khó chịu
  • Ngâm rửa da hoặc tắm bằng nước lạnh để hạ thân nhiệt và làm sạch mồ hôi
  • Nghỉ ngơi hợp lý, tránh xa các tác nhân gây bệnh
  • Vệ sinh da thường xuyên đúng cách để làm sạch da và thông thoáng lỗ chân lông. Biện pháp này giúp bệnh nhân điều hòa thân nhiệt tốt hơn, loại bỏ mồ hôi và bã nhờn đọng lại trên da là nguyên nhân lớn nhất gây bệnh.
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ, đường muối, thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp và các chất kích thích.
  • Bổ sung, tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ, omega 3, các vitamin và khoáng chất thiết yếu để nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể
  • Hạn chế dung nạp quá nhiều chất đạm, chất béo vào cơ thể
  • Tránh xa các đồ uống có gas, có cồn và có chứa chất kích thích khác như cà phê
  • Không hút thuốc lá hoặc sử dụng các chất kích thích
  • Thường xuyên luyện tập thể thao đều đặn để duy trì sức khỏe và tăng sức đề kháng
  • Bảo vệ da khi ra ngoài đường, đặc biệt là khi trời nắng bằng các biện pháp che chắn, bôi kem chống nắng, kem dưỡng thể hợp lý

Mề đay cholinergic là bệnh da liễu không hiếm gặp, có xu hướng kéo dài, dễ tái phát và khó điều trị dứt điểm. Nắm vững các kiến thức cơ bản được nêu trong bài viết có thể giúp bạn có biện pháp xử lý phù hợp khi mắc phải. Tuy nhiên, chủ động chăm sóc và phòng ngừa vẫn là cách tốt nhất để bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống tốt hơn.

XEM THÊM: Top 15 cách trị nổi mề đay tại nhà tiện lợi, an toàn và hiệu quả

4.7/5 - (4 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?