Chỉ số HBA1c cao là bao nhiêu? Cảnh báo điều gì?

HbA1c cao chính là dấu hiệu cho thấy chỉ số đường huyết của người bệnh đã không được kiểm soát tốt trong 2, 3 tháng gần đây. Bởi vậy, chỉ số này được bác sĩ dùng để đánh giá tình trạng bệnh và mức độ hiệu quả của các phương pháp điều trị đã được áp dụng.

Chỉ số HBA1c là gì? Có ý nghĩa thế nào?

HbA1c là cụm từ viết tắt của hemoglobin glycated. Đây là thành phần được sản sinh ra khi đường trong cơ thể con người bám vào các tế bào hồng cầu. Lúc này, cơ thể người bệnh không thể sử dụng đường hiệu quả và đúng cách. Cũng bởi vậy mà có khá nhiều chất bị dính vào các tế bào và tích tụ lại trong máu.

Hiểu một cách đơn giản nhất thì HbA1c chính là chỉ số đường huyết trung bình của bạn trong 2 hoặc 3 tháng gần đây. HbA1c cao đồng nghĩa với việc bạn đang có quá nhiều đường tích tụ trong máu. Điều này có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng của bệnh tiểu đường.

HbA1c là cụm từ viết tắt của hemoglobin glycated
HbA1c là cụm từ viết tắt của hemoglobin glycated

Theo các bác sĩ chuyên khoa, sự hình thành của HbA1c xảy ra rất chậm, cụ thể là chỉ khoảng 0.05% mỗi ngày. Nhưng nó lại có thể tồn tại trong hồng cầu tới 120 ngày và thay đổi sớm nhất là trong vòng 1 tháng.

Vậy HbA1 có ý nghĩa gì? Chỉ số này sẽ được phát hiện thông qua xét nghiệm. Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ biết trong vòng 2, 3 tháng qua bạn có đã kiểm soát tốt lượng đường huyết của mình hay không.

Tùy thuộc việc bạn mắc tiểu đường dạng nào mà bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện xét nghiệm chỉ số HbA1c 2 lần hoặc 4 lần mỗi năm. Ngoài ra, trong một số trường hợp, dù không bị đái tháo đường nhưng bạn cũng cần được xét nghiệm ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh hoặc các triệu chứng của việc tăng nồng độ glucose trong máu. Chẳng hạn như:

  • Khát nước với tần suất và cường độ cao hơn bình thường.
  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày.
  • Mệt mỏi vô cớ.
  • Thị lực giảm sút.
  • Các vết thương lâu lành dù là nặng hay nhẹ.

Chỉ số HBA1c cao là bao nhiêu và cảnh báo điều gì?

Chỉ số HbA1c bao nhiêu là bình thường thì khi đo trong máu sẽ chiếm khoảng từ 4 – 6% tổng lượng hemoglobin. Khi HbA1c tăng 1% đồng nghĩa với việc lượng đường trong máu của bạn đã tăng thêm 30mg/dl hay 1.7mmol/l.

Vậy HBA1c cao là bao nhiêu? Chỉ số này được cho là cao khi đạt trên 6.5% trong tổng lượng hemoglobin. Điều này cho thấy bạn đã không kiểm soát tốt được lượng đường huyết của mình. Lúc này việc thay đổi kế hoạch điều trị bệnh tiểu đường là điều cần thiết để kéo HBA1c về mức bình thường.

Bảng đánh giá chỉ số HBA1c
Bảng đánh giá chỉ số HBA1c

Theo các bác sĩ, HbA1c cao khi:

  • Nồng độ glucose máu bị tăng cao.
  • Người mới được chẩn đoán bệnh tiểu đường và chưa có áp dụng bất cứ phương pháp điều trị nào từ bác sĩ.
  • Bệnh nhân bị tiểu đường nhưng kiểm soát kém lượng đường huyết của mình.
  • Người bị suy thận mạn tính.
  • Người bị thiếu máu, thiếu sắt.
  • Đối tượng nghiện rượu.
  • Bị ngộ độc chì và opi.

Vậy HbA1c thấp là bao nhiêu? Chỉ số này được cho là thấp khi nhỏ hơn 4 % trong tổng lượng hemoglobin. Đây là dấu hiệu cho thấy lượng glucose trong máu của bạn đang giảm thấp. Tình trạng này thường xuất hiện trong trường hợp:

  • Bị mất máu mạn tính.
  • Người bị các bệnh thiếu máu, hồng cầu hình cầu/hình liềm hay bệnh thalassemia,…khiến tuổi thọ của hồng cầu thấp hơn.
  • Người sau truyền máu, sau cắt lá lách.
  • Sử dụng nhiều vitamin C hoặc E.
  • Phụ nữ đang mang thai.

[pr_middle_post]

HbA1c cao: Làm sao để giảm về mức bình thường?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, nếu kết quả xét nghiệm cho thấy bạn có HbA1c cao thì nên thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, giữ tinh thần thoải mái, chăm chỉ vận động, kiểm soát tốt lượng calo và cân nặng của mình,…Có như vậy, chỉ số này mới giảm và trở về mức bình thường.

Hba1c cao phải làm sao? Lúc này bạn phải thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt
Hba1c cao phải làm sao? Lúc này bạn phải thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt

Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý mỗi ngày

Nguyên tắc chung trong chế độ ăn uống của người bị bệnh tiểu đường là: Ăn nhiều rau xanh, giảm dung nạp đường và chất béo. Cụ thể:

  • Trong thực đơn mỗi ngày hãy bổ sung thêm các loại rau xanh và hoa quả có chứa ít đường như bưởi, táo, lê…
  • Kiêng hoàn toàn đồ ăn có chứa nhiều đường, đặc biệt là bánh kẹo, mứt, nước ngọt, kem,…
  • Không ăn các loại chất béo bão hòa có trong trong da và mỡ động vật.
  • Kiêng các đồ ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ và đồ đóng hộp chứa chất bảo quản.
  • Không uống rượu, bia và các đồ uống chứa gas hay cồn khác,…
  • Nói không với thuốc lá. Trường hợp gia đình bạn có người hút thuốc thì nên thuyết phục họ bỏ thói quen này. Bởi việc hít khói thuốc mỗi ngày cũng khiến cho bệnh tiểu đường cũng như nhiều vấn đề về sức khỏe khác trở nên trầm trọng hơn.
  • Giảm lượng muối dung nạp vào cơ thể mỗi ngày. Nguyên nhân là do nội mạc mạch máu của người bị tiểu đường rất nhạy cảm với muối vì thế bạn sẽ có nguy cơ tăng huyết áp cao khi sử dụng nhiều loại gia vị này. Theo khuyến cáo, việc tiêu thụ khoảng 2.300mg muối mỗi ngày là hợp lý cho người bị đái tháo đường.
  • Ăn đủ bữa và đúng giờ giấc. Điều này nhằm mục đích đảm bảo lượng đường không bị tăng quá cao sau khi vừa ăn và giảm xuống quá thấp lúc đói.
  • Bổ sung thêm các loại protein có trong thịt nạc, cá…vào thực đơn hàng ngày. Chú ý, bạn phải luôn ưu tiên các thực phẩm tươi sống bởi có như vậy các dưỡng chất mới được bảo toàn 100%.

Kiểm soát tốt lượng calo mỗi ngày

Calo dư thừa cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó có cả bệnh tiểu đường. Bởi khi nguồn năng lượng này không được tiêu thụ hết trong ngày nó sẽ bị tích tụ lại cơ thể và chuyển hóa thành mỡ.

Kiểm soát tốt lượng calo mỗi ngày cũng là cách để bạn giữ được mức cân nặng hợp lý
Kiểm soát tốt lượng calo mỗi ngày cũng là cách để bạn giữ được mức cân nặng hợp lý

Các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng, những người có chế độ ăn với lượng calo hợp lý thường có sức khỏe tốt và tuổi thọ kéo dài hơn so với những người thường xuyên dư thừa hoặc thiếu hụt nguồn năng lượng này. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo, người bị tiểu đường chỉ nên dung nạp khoảng 1.500 – 1.800 calo mỗi ngày để đảm bảo duy trì ổn định lượng đường huyết.

Chọn chế độ tập luyện phù hợp

Một chế độ vận động hợp lý có thể làm giảm đáng kể sự đề kháng insulin của cơ thể và giúp quá trình chuyển hóa glucose thành năng lượng diễn ra thuận lợi hơn. Khi lượng đường huyết giảm thì chắc chắn HbA1c cũng giảm theo.

Bên cạnh đó, việc luyện tập thể dục, thể thao mỗi ngày còn giúp tăng cường thể chất và tinh thần. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích bạn nên vận động trong khoảng từ 45 – 60 phút mỗi ngày để có một sức khỏe tốt, đẩy lùi bệnh tật.

Giữ cân nặng ở mức hợp lý để giảm chỉ số HbA1c cao

Đối với những người bị tiểu đường thì cân nặng cũng là yếu tố vô cùng quan trọng. Bởi việc thừa cân sẽ khiến bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Cách tính cân nặng lý tưởng thông qua chỉ số BMI
Cách tính cân nặng lý tưởng thông qua chỉ số BMI

Theo lời khuyên của các chuyên gia, bác sĩ, người bệnh đái tháo đường chỉ cần giảm khoảng 5 – 10% cân nặng của mình nếu đang thừa cân thì chắc chắn sức khỏe sẽ được cải thiện đáng kể. Đang chú ý, việc kiểm soát tốt lượng calo mỗi ngày và tăng cường vận động thể chất là cách giảm cân hiệu quả nhất chứ không phải là ăn kiêng.

Đảm bảo tinh thần luôn thoải mái

Tâm lý căng thẳng, không ổn định tất yếu sẽ gây tác động không tốt tới lượng đường trong máu cũng như chỉ số HbA1c của người bệnh tiểu đường. Chính bởi vậy, để hỗ trợ điều trị bệnh, bạn cần kiểm soát tốt tâm trạng của mình mỗi ngày. Lời khuyên dành cho bạn để làm được điều này chính là tránh làm việc quá sức, tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, đọc sách, vận động thể lực,…

Chỉ số HbA1c cao thực sự là dấu hiệu không tốt cho người bị tiểu đường. Lúc này, bạn nên áp dụng kết hợp các biện pháp kể trên để cân bằng lại chỉ số này. Bên cạnh đó, việc tới bệnh viện để theo dõi HbA1c cũng như lượng đường huyết cũng là điều cần thiết.

5/5 - (1 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?