Hướng dẫn 4 cách điều trị viêm lộ tuyến bằng lá trầu không hiệu quả nhất

Điều trị viêm lộ tuyến bằng lá trầu không là giải pháp được nhiều chị em quan tâm. Không chỉ đảm bảo tính an toàn, việc áp dụng thường xuyên các bài thuốc này còn giúp đem lại hiệu quả trong điều trị bệnh. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết và những lưu ý quan trọng trong quá trình thực hiện.

Điều trị viêm lộ tuyến bằng lá trầu không có tốt không? Khi nào nên áp dụng

Viêm lộ tuyến là bệnh lý phụ khoa xảy ra phổ biến ở nhóm phụ nữ đã lập gia đình, đang trong thai kỳ hoặc quan hệ tình dục không đảm bảo. Nếu điều trị không đúng cách có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như hình thành tế bào ung thư cổ tử cung, nguy cơ sinh non, khó thụ thai, hiếm muộn, viêm tắc vòi trứng,…

Các biện pháp dân gian đang ngày càng được các chị em phụ nữ ưa chuộng
Các biện pháp dân gian đang ngày càng được các chị em phụ nữ ưa chuộng

Các biện pháp dân gian đang ngày càng được các chị em phụ nữ ưa chuộng, không chỉ bởi sự an toàn, lành tính mà còn vì sự tiện lợi, tiết kiệm chi phí nhờ sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên. Tiêu biểu trong số đó là việc ứng dụng lá trầu không. Ngoài cách dùng riêng lẻ, loại lá này cũng phát huy công dụng rất tốt khi kết hợp với nhiều vị thuốc khác.

Theo y học phương Đông, lá trầu không có tính ấm, vị cay nồng và mùi hương đặc trưng. Theo ghi chép, loại nguyên liệu này được quy kinh phế, tỳ vị. Chính vì vậy, thường được ứng dụng trong các bài thuốc ngâm rửa hoặc xông vùng kín, giúp hỗ trợ điều trị bệnh lý phụ khoa rất tốt.

Còn theo nghiên cứu của y học hiện đại, thành phần của lá trầu không chứa rất nhiều hoạt chất như Polyphenol và chavicol, cùng với một số chất kháng viêm khác, đem lại hiệu quả cao trong:

  • Giảm đau tự nhiên: Giúp các chị em xua tan cảm giác đau nhức bụng dưới trong kỳ kinh hoặc do viêm lộ tuyến cổ tử cung. Đồng thời giảm đau rát trong khi quan hệ.
  • Sát khuẩn, loại bỏ các loại nấm ngứa: Thành phần của trầu không có chứa lượng lớn tinh dầu đem lại tác dụng kháng khuẩn tự nhiên, loại bỏ các loại nấm như candida albicans, C.steatoides, Aspergillus niger gây viêm nhiễm cổ tử cung. Từ đó giảm diện tích lây lan của tế bào lộ tuyến, giới hạn vùng tổn thương.
  • Thúc đẩy làm lành nhanh: Lá trầu không có rất nhiều chất chống oxy hóa, tiêu viêm, chữa lành và khắc phục tổn thương gây ra ở vùng cổ tử cung.

Tuy nhiên, mỗi phương pháp sẽ đem lại hiệu quả cao nhất khi được áp dụng trên những cơ địa phù hợp. Người bệnh chỉ nên dùng lá trầu không chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung khi bệnh đang ở cấp độ 1, chưa ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt và chưa có biến chứng nguy hiểm. Không nên thay thế thuốc đặc trị hoặc dùng cho bệnh nhân cấp độ 2, 3 khi chưa tham khảo ý kiến chuyên gia.

4 cách điều trị viêm lộ tuyến bằng lá trầu không hiệu quả nhất

Ngoài việc sử dụng độc lập, lá trầu không khi kết hợp với các nguyên liệu khác có thể tăng cường hiệu quả hơn, rút ngắn thời gian điều trị. Sau đây là một số bài thuốc phổ biến và hướng dẫn chi tiết cách thực hiện.

Lá trầu không và muối điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung

Muối và trầu không đều là những nguyên liệu có tính kháng viêm và kháng khuẩn cao. Khi kết hợp với nhau sẽ đem lại hiệu quả cao trong làm sạch vi khuẩn, giảm khí hư, mùi hôi khó chịu. Đồng thời ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm lộ tuyến.

Lá trầu không và muối điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung
Lá trầu không và muối điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung

Chuẩn bị: 7 – 10 lá trầu không, 2 thìa muối

Cách thực hiện: 

  • Thực hiện rửa sạch lá trầu không và ngâm 5 phút với nước muối loãng.
  • Đem đi đun với 1 lít nước. Sau khi sôi khoảng 15 phút, bỏ thêm 2 thìa muối vào và khuấy đều. 
  • Khi nước còn nóng, tiến hành xông hơi vùng kín. Tinh chất có trong lá trầu không sẽ theo hơi nước thẩm thấu sâu vào bên trong. 
  • Khi nước nguội có thể dùng để vệ sinh “cô bé”. Thực hiện kiên trì 3 – 4 lần/tuần.

Điều trị viêm lộ tuyến bằng lá trầu không và húng quế

Lá húng quế có nhiều tinh chất giúp kháng khuẩn, kháng sinh giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn, nấm ngứa. Nên thường được ứng dụng phổ biến cùng với lá trầu không trong điều trị bệnh viêm lộ tuyến.

Chuẩn bị: 2 – 3g húng quế và 10 lá húng quế

Cách thực hiện: 

  • Rửa sạch các nguyên liệu và sau đó ngâm với nước muối. 
  • Sau khoảng 3 phút thì vớt ra và để ráo nước. Đem các loại lá đi thái nhỏ và xay nhuyễn để lọc lấy nước cốt. 
  • Tiến hành bỏ phần bã, lấy nước cốt hòa loãng với nước ấm theo tỷ lệ 1: 7.
  • Tiếp đến sử dụng để vệ sinh nhẹ nhàng vùng kín.

Mẹo dân gian chữa lá trầu không và cây khổ sâm

Khổ sâm và lá trầu không đều có công dụng hỗ trợ chữa viêm lộ tuyến khi dùng riêng hoặc kết hợp với nhau. Tinh chất khổ sâm có tính kháng khuẩn, dịu nhẹ, kích thích phục hồi nhanh vùng viêm nhiễm, chống tình trạng tổn thương lâu ngày.

Mẹo dân gian chữa lá trầu không và cây khổ sâm
Mẹo dân gian chữa lá trầu không và cây khổ sâm

Chuẩn bị: 100 – 200g khổ sâm, 10 lá trầu không

Cách thực hiện: 

  • Đem rửa sạch các nguyên liệu đã chuẩn bị. 
  • Để ráo nước và đun sôi với 2 lít nước. Khi còn nóng, có thể tiến hành xông hơi vùng kín cho tới khi nước nguội. 
  • Trong quá trình điều trị nên ngồi cách chậu khoảng nhất định, tránh tình trạng bỏng do nhiệt. Sau đó dùng phần nước để vệ sinh “cô bé”. 

Cách chữa viêm lộ tuyến tại nhà với lá trầu không

Lá trầu không sử dụng riêng lẻ vẫn đảm bảo nguyên vẹn dược tính. Áp dụng thường xuyên có thể giúp chị em loại bỏ nấm và vi khuẩn, giảm ngứa ngáy khó chịu. Đồng thời kháng khuẩn, giảm viêm.

Chuẩn bị: 7 – 10 lá trầu không

Cách thực hiện: 

  • Đem rửa sạch lá trầu không tươi sau đó để ráo nước. 
  • Vò nát và đun với 1 lít nước trong khoảng 15 phút. 
  • Pha thêm nước cho vừa đủ độ ấm và rồi dùng để vệ sinh vùng kín.

Những lưu ý để điều trị viêm lộ tuyến và lá trầu không đạt hiệu quả cao

Trong quá trình áp dụng, người bệnh cần tuân thủ một số lưu ý sau đây để đạt được hiệu quả tối ưu nhất.

Những lưu ý để điều trị viêm lộ tuyến và lá trầu không đạt hiệu quả cao
Những lưu ý để điều trị viêm lộ tuyến và lá trầu không đạt hiệu quả cao
  • Các bài thuốc chủ yếu sử dụng nguyên liệu chính từ thiên nhiên là lá trầu không và một số loại lá khác nên dược tính đem lại thường không cao.
  • Người dùng sẽ tốn từ 1 – 2 tháng để nhận thấy kết quả rõ rệt. Tuy nhiên, cần tránh tâm lý nóng vội, tự ý thay đổi liều lượng có thể dẫn tới các tác dụng phụ ngoài ý muốn.
  • Chú ý công đoạn làm sạch để tránh các chất độc hại đến từ thuốc kích thích hoặc trừ sâu.
  • Trong quá trình điều trị cần đặc biệt tuân thủ theo chỉ dẫn, không nên bỏ dở giữa chừng.
  • Cần kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ, hợp lý để thúc đẩy hiệu quả điều trị của thuốc, giảm nguy cơ biến chứng.
  • Không nên kết hợp cùng lúc quá trình biện pháp cùng lúc như thuốc Đông y, thuốc Tây y chữa viêm lộ tuyến.
  • Với các bài thuốc đun rửa, chỉ nên vệ sinh bên ngoài, tránh thụt rửa sâu có thể dẫn tới viêm nhiễm phần phụ.
  • Cần nhanh chóng tới thăm khám tại các bệnh viện gần nhất nếu nhận thấy những bất thường trong quá trình điều trị.
  • Do lá trầu không có tính cay nồng và nóng, chính vì vậy các chị em không nên áp dụng quá đặc. Một số cơ địa nhạy cảm vẫn có thể xảy ra biến chứng.
  • Khi quá trình điều trị kéo dài hơn 2 – 3 tháng nhưng không nhận thấy dấu hiệu cải thiện, có thể xem xét thay đổi phương pháp điều trị.

Trên đây là những cách điều trị viêm lộ tuyến bằng lá trầu không phổ biến và hiệu quả nhất. Tuy nhiên mẹo chữa này chỉ có tác dụng khi tình trạng bệnh mới khởi phát. Tinh chất trầu không sẽ tác dụng bên ngoài giúp giảm bớt các triệu chứng viêm nhiễm chứ không có hiệu quả trong việc điều trị căn nguyên gây bệnh. Việc quá tin tưởng các mẹo dân gian còn khiến chị em bỏ lỡ mất giai đoạn “vàng” để đẩy lùi căn bệnh phụ khoa này. 

4.7/5 - (15 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?