Đau dạ dày ăn phở được không? Nỗi bận tâm của nhiều người

Đau dạ dày ăn phở được không? – Một trong những câu hỏi được rất nhiều bệnh nhân đề cập trên các diễn đàn về sức khỏe. Thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên và biết cách lựa chọn một bữa sáng đủ dinh dưỡng và an toàn cho dạ dày.

Đau dạ dày ăn phở được không?
Đau dạ dày ăn phở được không?

Đau dạ dày ăn phở được không?

Với những người khỏe mạnh, trước khi thưởng thức một món ăn nào đó, họ thường chỉ cân nhắc đến hai vấn đề, đó là:

  • Thứ nhất, món đó có ngon không?
  • Thứ hai, nó bổ như thế nào?

Trong khi đó, câu hỏi trước tiên nhất xuất hiện trong suy nghĩ những người bị đau dạ dày luôn là: “Nó có kích ứng dạ dày không? Có gây đau không?”

Đối với những người có tiền sử bị viêm loét dạ dày, chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất lớn và gần như ngay tức khắc. Do đó, bạn luôn có nhu cầu tìm hiểu về mọi món ăn xung quanh, đương nhiên, trong số đó không thể loại trừ phở. Có thể nói phở là bữa sáng phổ biến của rất nhiều người Việt Nam, cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Tuy nhiên, phải chăng nó an toàn, bổ dưỡng với tất cả mọi người? Và, người đau dạ dày ăn phở được không?

Để trả lời được câu hỏi này, trước tiên, chúng ta phải biết được các thành phần nguyên liệu làm nên một bát phở.

Nước dùng

Hỗn hợp các gia vị đặc trưng (gồm: quế, hoa hồi, thảo quả, gừng, hành khô) luôn là thành phần không thể thiếu của nước dùng phở. Tuy nhiên, đây là những hương liệu mạnh, có thể gây kích ứng dạ dày. Nên dùng với lượng vừa phải để hạn chế tác dụng kích ứng niêm mạc dạ dày.

Các hương liệu cay nóng làm nên hương vị phở
Các hương liệu cay nóng làm nên hương vị phở

Bánh phở

Bánh phở cần có độ dẻo và dai. Tuy nhiên, hiện nay, người ta sử dụng nhiều loại phụ gia để đạt được yêu cầu này. Đáng chú ý, một số nơi còn sử dụng tinopal (hay còn gọi là hàn the) – một chất cấm sử dụng trong thực phẩm để làm sợi phở trắng hơn, dai hơn, lâu bị ôi thiu hơn.

Những chất phụ gia bị cấm có thể phá hủy niêm mạc đường tiêu hóa, gây viêm loét. Nếu tích tụ lâu ngày, sẽ gây suy gan, thận, thậm chí là ung thư. Do đó, cần tìm mua bánh phở ở những cơ sở có uy tín.

Thịt

Có hai loại phở phổ biến là phở gà và phở bò tái:

  • Phở gà: Thịt gà sử dụng làm phở thường là thịt ức gà luộc chín, chứa nhiều dưỡng chất và rất dễ tiêu hóa, phù hợp với người bị đau dạ dày.
  • Phở bò tái: Thịt tái  khó tiêu hóa cũng như có khả năng chứa nhiều loại ký sinh trùng độc hại tấn công và hủy hoại niêm mạc dạ dày vốn đã bị viêm loét, gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Do đó, người đau dạ dày nên hạn chế hết mức phở bò tái. Bạn nên chọn những quán ăn uy tín hay tốt nhất là chuyển sang ăn phở chín hoặc phở gà.

Gia vị, đồ ăn kèm – mấu chốt để giải đáp câu hỏi “Đau dạ dày ăn phở được không?”

Các gia vị và đồ ăn kèm được xem là có ảnh hưởng rất lớn lên hương vị của món ăn. Hành tây, chanh, ớt, hồ tiêu làm cân bằng độ ngấy của nước dùng, thêm chút cay nồng, kích thích vị giác rất tốt cũng như kích thích tăng tiết dịch vị, hỗ trợ tiêu hóa ở một mức độ nào đó.

[middle_link]

Gia vị ăn kèm- lời giải đáp "đau dạ dày ăn phở được không?"
Gia vị ăn kèm- lời giải đáp “đau dạ dày ăn phở được không?”

Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng gia vị có tính chất cay nóng, dạ dày bị kích thích quá mức sẽ gây ra nhiều tổn thương. Với người có viêm loét, khả năng chịu đựng của dạ dày thấp hơn nên cần hết sức chú ý giới hạn dùng. Nếu có thể nên tập thói quen ăn uống thanh đạm hơn. Giống như thịt sống, các loại rau sống, rau thơm ăn kèm cũng không tốt cho người đau dạ dày.

Như vậy, người đau dạ dày ăn phở được không? Câu trả lời là HOÀN TOÀN CÓ THỂ. Tuy nhiên, ăn như thế nào đúng cách và tốt cho dạ dày mới là điều cần quan tâm. 

Những lưu ý khi người đau dạ dày muốn ăn phở

Để đảm bảo không gây ra những cơn đau rát, khó chịu sau khi ăn phở, trong chế độ ăn của người đau dạ dày bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Không sử dụng quá nhiều hương liệu, các gia vị chua, cay, nóng làm kích ứng dạ dày. Điều chỉnh lại thói quen ăn uống nếu có xu hướng thích những gia vị mạnh.
  • Không ăn quá nhiều, quá no để hạn chế sức ép lên dạ dày. Khi chứa quá nhiều thức ăn, dạ dày tăng tiết dịch vị và bị căng lên, quá trình nhào trộn không được thực hiện một cách đồng đều làm cho acid dịch vị tập trung lại, khiến viêm loét trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Ăn chậm nhai kỹ giúp hỗ trợ tốt cho quá trình tiêu hóa của không chỉ dạ dày mà cả ở ruột non.
  • Ăn đúng bữa, đúng giờ để tạo nhịp tiêu hóa đều đặn, khoa học, tránh làm xáo trộn thêm hoạt động sinh lý vốn đã tương đối bất thường ở người bị viêm loét dạ dày.
  • Lựa chọn những quán ăn hợp vệ sinh hay nếu có điều kiện, bạn nên tự nấu ở nhà để có sự gia giảm phù hợp với tình trạng của bản thân.
  • Chỉ nên ăn phở 1-2 lần/tuần. Nên thay thế phở bởi các món ăn dễ tiêu, ít tác động xấu đến dạ dày như: cháo, súp,…
  • Không vận động mạnh ngay sau khi mới ăn xong để tạo điều kiện thuận lợi cho bộ máy tiêu hóa hoạt động tốt, tránh làm thức ăn cùng dịch vị trào ngược lên thực quản, gây tổn thương thực quản.

 

Bài viết trên đây cung cấp những thông tin hết sức cần thiết cho người đau dạ dày có một số băn khoăn về món phở. Hi vọng, với các kiến thức đã được chia sẻ, bạn sẽ xây dựng được cái nhìn đúng đắn, sâu sắc hơn về việc “ Người đau dạ dày ăn phở được không?”

4.8/5 - (13 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?