Đau bao tử ăn khổ qua được không ?

“Đau bao tử ăn khổ qua được không?”. Đây là băn khoăn của nhiều người bệnh đang có vấn đề tại dạ dày. Thực tế khổ qua là loại quả được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian. Với người bệnh đau dạ dày thì loại quả này có tác dụng như thế nào? Người mắc bệnh có nên ăn hay không? Tìm hiểu kỹ hơn thông qua nội dung bài viết sau đây.

Người bị đau bao tử ăn khổ qua được không?

Đau bao tử hay còn gọi là đau dạ dày – căn bệnh không hiếm gặp hiện nay. Bệnh gây ra những cơn đau co thắt, có khi âm ỉ, có khi dữ dội. Ngoài ra người bệnh cũng có thể xuất hiện các triệu chứng đầy hơi, ợ hơi, đau ở vùng thượng vị… Nguyên nhân gây ra căn bệnh có thể xuất phát từ nhiều vấn đề. Tuy nhiên những nguyên nhân phổ biến nhất hiện nay là do vi khuẩn, stress, căng thẳng, chế độ ăn uống.

Trong đó, chế độ ăn uống là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với người bệnh đau bao tử. Vậy người bị đau bao tử ăn khổ qua được không? Để trả lời được câu hỏi này trước hết cần tìm hiểu về loại quả này.

Đau bao tử ăn khổ qua được không là thắc mắc của nhiều người bệnh
Đau bao tử ăn khổ qua được không là thắc mắc của nhiều người bệnh

Khổ qua (còn được gọi với tên mướp đắng) được sử dụng khá nhiều trong bữa ăn hàng ngày tại nước ta. Theo y học cổ truyền, khổ qua có vị đắng, tính hàn, quy vào tâm, can, vị. Loại quả này được sử dụng trong nhiều bài thuốc Đông y hoặc các mẹo dân gian. Mướp đắng (khổ qua) có thể sử dụng riêng biệt hoặc kết hợp với nhiều dược liệu khác để tạo thành một bài thuốc tổng hợp. Dưới đây là 3 tác dụng chính của quả mướp đắng theo Đông y.

  • Tác dụng thanh lọc cơ thể.
  • Tác dụng giải trừ độc tố và bổ gan dưỡng huyết.
  • Tác dụng tiêu viêm, kích thích tiêu hóa.

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong thành phần của mướp đắng có chứa nhiều hoạt chất tác dụng tốt cho đường ruột. Cụ thể như sau.

  • Khổ qua chứa nhiều thành phần vitamin A và vitamin C. Thành phần này sẽ giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, chống lại các gốc tự do. Ngoài ra, đây cũng là thành phần giúp làm lành các vết viêm loét hiệu quả.
  • Khổ qua còn chứa các hoạt chất Glycosid, Saponin, Alcaloid,Tanin,… Thành phần này có tác dụng hiệu quả trong việc trung hòa axit dạ dày đồng thời làm lành các vết loét trên niêm mạc. 
  • Kẽm, folate, kali, sắt là những thành phần giúp cải thiện tình trạng hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn kém của những bệnh nhân bị đau dạ dày cấp và mãn tính.
  • Mướp đắng cũng chứa rất nhiều chất xơ. Thành phần này sẽ tạo điều kiện tốt để hỗ trợ dạ dày tiêu hóa thức ăn.
  • Momordicin là thành phần có tác dụng kháng viêm hiệu quả. Vì thế quả mướp đắng rất thích hợp để sử dụng với các bệnh nhân mắc đau dạ dày do sự tấn công của vi khuẩn HP.

[middle_link]

Thành phần của quả khổ qua giúp làm lành các vết loét tại niêm mạc dạ dày
Thành phần của quả khổ qua giúp làm lành các vết loét tại niêm mạc dạ dày

Trả lời cho câu hỏi đau bao tử ăn khổ qua được không? Bác sĩ chuyên khoa cho biết, người bệnh đau bao tử hay đau dạ dày HOÀN TOÀN CÓ THỂ sử dụng khổ qua trong các bữa ăn hàng ngày. Việc sử dụng đúng cách, đúng số lượng, đúng thời điểm quả mướp đắng còn giúp hỗ trợ điều trị bệnh nhanh chóng, hiệu quả.

Đông y cũng đánh giá khi sử dụng quả khổ qua sẽ giúp lưu thông mạch máu tốt. Ngoài ra, khổ qua cũng giúp giảm viêm, chống loét. Nhờ vậy, các triệu chứng của bệnh đau dạ dày sẽ thuyên giảm. Loại quả này không chỉ là món ăn thơm ngon và bổ dưỡng mà còn giúp quá trình điều trị căn bệnh diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. Tuy nhiên người bệnh hãy nhớ không nên lạm dụng sử dụng quả mướp đắng, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để điều chỉnh liều lượng phù hợp.

Đau bao tử nên sử dụng khổ qua như thế nào?

Đau bao tử ăn khổ qua được không? Câu trả lời là bạn hoàn toàn có thể sử dụng loại quả này. Tuy nhiên, nếu như đồng thời mắc đau dạ dày với các vấn đề sau đây thì tốt nhất không nên sử dụng quả khổ qua.

  • Người bệnh là phụ nữ có thai: Đối tượng này tuyệt đối không nên sử dụng mướp đắng. Nguyên nhân là bởi thành phần của mướp đắng có chứa các chất kích thích co bóp cổ tử cung. Nếu mẹ bầu sử dụng quá nhiều có thể gây sinh non nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết được “Bà bầu bị đau dạ dày nên ăn gì?
  • Phụ nữ đang cho con bú: Không nên sử dụng mướp đắng do một số chất không tốt cho sự phát triển của bé từ khổ qua có thể truyền qua sữa mẹ.
  • Bệnh nhân thiếu canxi: Bệnh nhân đau dạ dày mắc chứng thiếu canxi không nên sử dụng mướp đắng. Bởi thành phần acid oxalic có trong mướp đắng sẽ hạn chế quá trình hấp thụ canxi của cơ thể.
  • Bệnh nhân có tiền sử huyết áp thấp: Không nên sử dụng nhiều quả khổ qua vì chất Polypeptid-P, Charantin, và Vicine có trong loại quả này sẽ khiến hạ lượng đường. Từ đó dẫn tới tụt huyết áp và khiến bệnh tái phát.
  • Bệnh nhân mắc kèm các bệnh lý về gan thận: Những bệnh nhân đau dạ dày có các bệnh lý về gan thận không nên sử dụng mướp đắng. 

Bên cạnh các trường hợp kể trên, quá trình sử dụng khổ qua với người đau bao tử cũng nên thận trọng. Người bệnh không nên lạm dụng, sử dụng đúng cách và tiếp nhận sự tư vấn từ thầy thuốc.

Đau bao tử ăn khổ qua được không? Cách chế biến các món ăn từ khổ qua cho người đau bao tử

Các món ăn bổ dưỡng từ quả khổ qua giúp hỗ trợ điều trị bệnh. Ngoài ra, việc bổ sung món ăn này sẽ giúp tăng cường sức khỏe, phòng bệnh đau dạ dày hiệu quả. Dưới đây là tổng hợp một số món ăn phổ biến, dễ làm từ quả khổ qua.

Quả khổ qua (mướp đắng) xào trứng

Đây là món ăn thơm ngon bổ dưỡng giúp kích thích tiêu hóa, cải thiện các triệu chứng viêm dạ dày hiệu quả. Món ăn này có thể thực hiện khá đơn giản và nhanh chóng.

Mướp đắng xào trứng là món ăn thơm ngon bổ dưỡng, hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả
Mướp đắng xào trứng là món ăn thơm ngon bổ dưỡng, hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả

Chuẩn bị:

  • Trứng gà
  • Quả khổ qua
  • Gia vị

Thực hiện:

  • Khổ qua đem rửa sạch sau đó cắt đôi theo chiều dọc thân quả
  • Bỏ phần hạt bên trong và thái lát mỏng.
  • Trứng đập ra bát sau đó đánh tan phần lòng đỏ. 
  • Cho dầu vào chảo đun nóng và cho khổ qua vào xào cho tới khi chín mềm thì cho thêm trứng vào đảo đều cho tới khi trứng chín hẳn. Nêm nếm gia vị vừa ăn theo khẩu vị người chế biến.

Đây là món ăn thơm ngon bổ dưỡng không chỉ hỗ trợ điều trị đau dạ dày mà còn giúp tăng cường chất dinh dưỡng cho cơ thể. Lưu ý là nên sử dụng món ăn khi còn nóng để tránh mùi tanh. Bạn chỉ nên ăn từ 2 – 3 lần mỗi tuần.

Canh mướp đắng nhồi thịt

Canh mướp đắng nhồi thịt là một món ăn thơm ngon bổ dưỡng được nhiều người yêu thích. Cách làm canh mướp đắng nhồi thịt rất đơn giản như sau.

Xem thêm:

Canh mướp đắng nhồi thịt là món ăn dễ làm và giàu chất dinh dưỡng
Canh mướp đắng nhồi thịt là món ăn dễ làm và giàu chất dinh dưỡng

Chuẩn bị

  • Mướp đắng tươi.
  • Thịt lợn.
  • Trứng vịt.
  • Hành lá và gia vị.

Thực hiện

  • Quả khổ qua đem rửa sạch sau đó cắt khúc theo chiều ngang thân quả. Đem bỏ hết phần hạt và ruột bên trong.
  • Thịt lợn xay nhỏ ướp gia vị.
  • Trứng đập ra bát, đánh tan và cho vào đảo đều cùng với phần thịt lợn xay. Thêm toàn bộ rau mùi và hành lá đã xắt nhỏ vào, đảo đều.
  • Nhồi phần thịt và trứng đã chuẩn bị vào bên trong quả khổ qua.
  • Sau đó cho mướp đắng vào nước canh đang sôi. Nên dùng nước hầm xương để làm nước canh.
  • Đun cho đến khi mướp chín và sử dụng món ăn khi còn ấm nóng.

Hy vọng với những thông tin đã chia sẻ, bạn đọc có thể trả lời được câu hỏi “Đau bao tử ăn khổ qua được không?”. Từ đó người bệnh có thể sử dụng loại quả này một cách hiệu quả nhất. Đặc biệt với các bệnh nhân đau dạ dày, nếu sử dụng đúng cách, quả khổ qua sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

4.7/5 - (15 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?