Đau dạ dày có ăn được dưa chuột không? [BÁC SĨ GIẢI ĐÁP]

Vấn đề “Đau dạ dày có ăn được dưa chuột không?” dạo gần đây trên các diễn đàn sức khỏe nhận được không ít sự quan tâm từ mọi người. Dưa chuột vốn là một loại thực phẩm cung cấp hàm lượng lớn chất xơ và vitamin cho cơ thể. Vậy đâu mới là câu trả lời đúng đắn nhất cho vấn đề trên, bạn đọc hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Đau dạ dày có ăn được dưa chuột không?

Đau dạ dày là tình trạng rất dễ gặp phải trong cuộc sống hiện đại ngày nay, khi mà thời gian dành cho những bữa ăn trở nên hối hả bởi áp lực công việc. Bệnh lý này khiến niêm mạc dạ dày mất đi lớp màng bảo vệ bên ngoài, dần dần bị axit dịch vị bào mòn. Triệu chứng phổ biến nhất là những cơn đau âm ỉ dưới xương ức, chán ăn hoặc đầy chướng bụng, khó tiêu,…

Khi xây dựng phác đồ điều trị cho người bị đau dạ dày, hầu hết các bác sĩ đều nhấn mạnh tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Thực phẩm có thể tiêu thụ trở nên eo hẹp hơn và người bệnh cũng cần chú ý trong lựa chọn, chế biến thực phẩm.

Chính vì thế, vấn đề “Đau dạ dày có ăn được dưa chuột không?” nhận được nhiều sự quan tâm cũng như các ý kiến trái chiều gay gắt.

"Đau dạ dày có ăn được dưa chuột không?" là thắc mắc của không ít người
“Đau dạ dày có ăn được dưa chuột không?” là thắc mắc của không ít người

Dưa chuột là một trong những loại củ quả rất quen thuộc và được mọi người yêu thích bởi hương vị thanh mát dễ ăn. Không chỉ được sử dụng làm thực phẩm, dưa chuột còn được dùng để làm đẹp, ví dụ như đắp mặt nạ hay làm nước uống thanh lọc cơ thể.

Đối với người bệnh đau dạ dày, dưa chuột không những không gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng viêm ở niêm mạc dạ dày mà còn sở hữu các lợi ích tuyệt vời sau:

  • Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa: Tiêu thụ dưa chuột trong bữa ăn hàng ngày có thể giúp bạn giảm được hàm lượng đường và muối – những tác nhân làm chậm quá trình tiêu hóa của đường ruột. Không những vậy, bản thân dưa chuột chứa nhiều nước và chất xơ, giúp làm mềm phân và ngăn ngừa chứng táo bón.
  • Cải thiện và ngăn ngừa bệnh lý tim mạch: Dưa chuột là một nguồn dồi dào các hoạt chất chống oxy hóa lành mạnh, giúp ngăn ngừa sự phát triển hoặc phòng ngừa những vấn đề liên quan đến tim mạch. Bên cạnh đó, các thành phần chống viêm có trong hạt dưa chuột đã được chứng minh là có khả năng cải thiện hàm lượng cholesterol xấu trong cơ thể.
  • Giảm tình trạng viêm hiệu quả: Trong dưa chuột có chứa rất nhiều các chất chống oxy hóa, giúp cơ thể “chiến đấu” lại các gốc tự do gây thương tổn tế bào. Bộ ba chất chống oxy hóa của dưa chuột: flavonoid, lignan và triterpene không chỉ bảo vệ mô tế bào mà còn hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm khớp mãn tính rất hiệu quả.
  • Bổ sung chất lỏng cho cơ thể: Một người trưởng thành trung bình mỗi ngày cần cung cấp đủ cho cơ thể từ 2 – 2.5 lít nước, trong đó ¼ đến từ các loại thực phẩm. Cơ thể cần được bổ sung lượng chất lỏng cần thiết để đảm bảo hoạt động thể chất ổn định. Dưa chuột có thể nói là lựa chọn tuyệt vời nhất, bởi chất lỏng chiếm 95% trọng lượng của dưa chuột. 

TÌM HIỂU THÊM:

Đau dạ dày có ăn được cà chua không? [Chi tiết]
Dưa chuột đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe
Dưa chuột đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

Từ những thông tin kể trên, có thể kết luận rằng người bệnh đau dạ dày CÓ THỂ ĂN được dưa chuột như bình thường. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn nên ăn nhiều dưa chuột.

Bởi vì theo y học cổ truyền, loại quả này vốn tính hàn, dễ gây ra tình trạng lạnh bụng và tiêu chảy nếu tiêu thụ quá liều lượng. Với những người bị đau dạ dày, ăn nhiều dưa chuột còn có thể khiến triệu chứng bệnh tồi tệ hơn. 

Còn theo y học hiện đại, trong quả dưa chuột có chứa cucurbitacin, một hoạt chất mạnh có thể gây khó tiêu nếu bạn ăn quá nhiều loại củ quả này, đặc biệt với các trường hợp dạ dày “nhạy cảm”. Những người bị hội chứng ruột kích thích cũng nên thận trọng khi tiêu thụ dưa chuột để tránh làm hệ tiêu hóa cảm thấy khó chịu hơn.

Người đau dạ dày ăn dưa chuột thế nào mới đúng? 

Bên cạnh vấn đề “Đau dạ dày có ăn được dưa chuột không?”, việc ăn dưa chuột đúng cách và tốt cho sức khỏe cũng là điều được nhiều người quan tâm. Dưới đây là một số “tip” quan trọng mà bài viết muốn chia sẻ cùng bạn đọc:

  • Rửa sạch dưa chuột trước khi ăn: Dưa chuột là loại thực phẩm rất dễ bị sâu bệnh tấn công, do đó trong quá trình nuôi trồng chúng thường được phun thuốc. Điều này có thể khiến hóa chất tích tụ và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa và ảnh hưởng đến tình trạng viêm loét dạ dày. Bởi vậy, trước khi ăn dưa chuột bạn cần loại bỏ lớp vỏ bên ngoài đồng thời ngâm dưa trong nước muối loãng để làm sạch.
  • Không nên ăn vào buổi tối: Trong dưa chuột có đến 95% là nước, bên cạnh đó là hoạt chất cucurbitacin. Vì thế nếu bạn tiêu thụ chúng vào buổi tối có thể khiến dạ dày trở nên khó chịu, khả năng tiêu hóa suy giảm. Kết quả là bụng đầy chướng, ấm ách và giấc ngủ cũng bị ảnh hưởng.
Người đau dạ dày không nên ăn dưa chuột vào buổi tối
Người đau dạ dày không nên ăn dưa chuột vào buổi tối
  • Chế biến dưa chuột đúng cách: Nhiều người nghiện món dưa chuột muối xổi với giấm, đường, ớt và muối trắng. Tuy nhiên, công thức này lại không tốt cho bệnh nhân đau dạ dày vì nó có chứa axit lactic từ giấm, có thể khiến vết loét ở niêm mạc bị kích ứng. Thay vì cách chế biến này, bạn nên thử một số các biến tấu khác từ dưa chuột như nước ép với mật ong, kim chi dưa chuột hay dưa chuột bao tử lên men.
  • Ăn dưa chuột với số lượng hợp lý: Các chuyên gia khuyên rằng bệnh nhân bị đau dạ dày chỉ nên tiêu thụ tối đa 2 – 3 quả dưa chuột cỡ vừa mỗi ngày. Nguyên nhân là vì hoạt chất cucurbitacin từ hạt dưa chuột có đặc tính lợi tiểu. Nếu ăn quá nhiều loại quả này có thể gây ra hiện tượng đào thải chất lỏng vượt mức và gây mất cân bằng điện giải.

Bài viết trên đây hy vọng đã giúp bạn đọc phần nào giải đáp được những khúc mắc liên quan đến chủ đề “Đau dạ dày có ăn được dưa chuột không?”. Loại quả này tuy không gây hại đến sức khỏe của người bệnh nhưng nên hạn chế dùng quá nhiều để tránh lạnh bụng và gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày.

4.7/5 - (12 bình chọn)

Có thể bạn cần biết:

Tin mới

Viêm Amidan Là Gì? Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa 

Huyệt túc tam lý nằm ở đâu? Cách châm cứu huyệt trị bệnh

12+ Loại Thuốc Đau Bụng Kinh Hiệu Quả Tốt Nhất Hiện Nay

Những Loại Thuốc Chữa Viêm Hang Vị Dạ Dày An Toàn, Hiệu Quả Nhất

Top 11 bài tập chữa yếu sinh lý nam hiệu quả nhất

Viêm xoang hàm có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Có Nên Bọc Răng Sứ Không? Quy Trình Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Quy Trình Bọc Răng Sứ Chuẩn Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Top 10+ thuốc chữa đau dạ dày cho trẻ em được chuyên gia đánh giá cao

Các phương pháp chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả cao nhất

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?