Da đầu ngứa có vảy trắng là bệnh gì? Nguy hiểm thế nào? Làm sao để điều trị hết ngứa

Da đầu ngứa có vảy trắng có thể xuất hiện ở mọi đối tượng với nhiều dạng khác nhau, trong đó bao gồm cả gàu. Tình trạng này không chỉ gây khó chịu, ngứa ngáy, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt và tâm lý mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh lý nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 7 bệnh lý mà người bị ngứa da đầu đóng vảy có thẻ gặp phải và cách điều trị, phòng ngừa hiệu quả.

Da đầu ngứa có vảy trắng là bệnh gì? 

Vảy trắng da đầu xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Hầu hết mọi người đều sẽ gặp tình trạng này trong một thời điểm nào đó và thường bị nhầm lẫn với gàu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia da liễu, da đầu ngứa có vảy trắng không chỉ đơn giản là gàu. Chúng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó. Chẳng hạn:

1. Da đầu ngứa có vảy trắng do bệnh nấm

Tác nhân gây nấm da đầu thường là nấm sợi thuộc loài Trichophyton và Microsporum. Đây là một dạng viêm nhiễm ngoài da xảy ra ở chân tóc với các biểu hiện điển hình như ngứa da dầu, lở loét. Theo thời gian, các mảng loét ngày càng lan rộng, đóng nhiều vảy trắng gây bong tróc giống như gàu. Người bị nấm da đầu càng gãi, lớp vảy táng này càng bong tróc và khiến vùng da bị nấm càng lan rộng và nặng hơn. 

Nấm da đầu có thẻ gây ngứa kèm theo tình trạng vảy trắng
Nấm da đầu có thẻ gây ngứa kèm theo tình trạng vảy trắng

Nấm da đầu thường phát triển ở những người có thói quen vệ sinh kém, để tóc ướt đi ngủ hoặc dùng chung vật dụng cá nhân với người bị nhiễm nấm. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm, làm toàn bộ phần đầu bị nấm và tróc vảy.

2. Ngứa và tróc vảy da đầu do bệnh vảy nến

Nếu bạn cảm thấy da đầu trở nên khô, xuất hiện các mảng màu trắng bạc có kích thước lớn hơn gàu, khi bong tróc đẻ lại lớp da màu đỏ thì có thể bạn đã bị vảy nến da đầu.

Vảy nến da đầu thường xuất hiện ở những người có tiền sử gia đình mắc bệnh hoặc tiền sử bản thân có bệnh lý cơ địa như hen suyễn, viêm da cơ địa, lupus ban đỏ… Bệnh có xu hướng tái phát nhiều lần và khó điều trị dứt điểm.

3. Ngứa do gàu

Gàu là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến da đầu ngứa có vảy trắng. Đây được coi là một dạng nhiễm nấm da đầu có tác nhân do nấm men Malassezia. Đây là một loại nấm thường sống trên da đầu và ăn các loại dầu mà nang lông tiết ra. Trong điều kiện bình thường, chúng hoạt động tạo ra hệ vi sinh cân bằng ở vùng da đầu. Nếu da đầu tiết nhiều bã nhờn, kết hợp với điều kiện vệ sinh kém, chủng nấm này sẽ hoạt động mạnh mẽ và gây ra gàu.

Gàu là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng ngứa da đầu có vảy trắng
Gàu là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng ngứa da đầu có vảy trắng

Thời gian đầu, gàu thường bám trên da đầu và sợi tóc. Khi tình trạng này nặng hơn, gàu sẽ xuất hiện nhiều hơn, rơi rụng ra ngoài khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy dữ dội và thiếu tự tin trong giao tiếp.

4. Da đầu ngứa có vảy trắng do bệnh viêm da tiết bã

Viêm da tiết bã là một thể của bệnh chàm, thường xuất hiện ở những vùng có nhiều nang lông như da đầu. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của tình trạng viêm da tiết bã da đầu là sự xuất hiện của các vảy trắng hoặc vàng dính vào các sợi tóc. Đôi khi chúng liên kết với nhau hình thành các mảng vảy lớn, kèm theo tình trạng tóc gãy rụng nhiều.

5. Ngứa, tróc vảy do bệnh á sừng

Á sừng da đầu cũng là nguyên nhân phổ biến khiến nhiều người gặp tình trạng ngứa da đầu đóng vảy. Cũng giống như vảy nến, tình trạng bệnh này thường xuất hiện ở những người có yếu tố di truyền và cơ địa miễn dịch quá mẫn. 

Á sừng da đầu là một dạng bệnh thưởng gặp ở những người có cơ địa mẫn cảm
Á sừng da đầu là một dạng bệnh thưởng gặp ở những người có cơ địa mẫn cảm

Dấu hiệu có thể nhận biết tình trạng này là sự tăng sinh các lớp sừng trên da đầu theo thời gian, kích thích hoạt động của tuyến bã nhờn. Tình trạng này khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, bứt rứt, khó chịu.

6. Ngứa da đầu đóng vảy trắng cảnh báo ung thư da

Ung thư da là một căn bệnh rất nguy hiểm. Một trong những biểu hiện có thể gặp phải ở người bệnh ung thư là ngứa da đầu và có vảy trắng. Người bệnh có thể nhận thấy sự xuất hiện nhiều mảng tiết vảy trắng như gàu, nhiều bã nhờn và luôn cảm thấy ngứa ngáy, bứt rứt. Theo thời gian, các nang tóc trở nên yếu và dễ gãy rụng. Tóc có thể rụng thành từng mảng, để lại vết loét. 

Nếu như càng để lâu, các khối u sẽ bắt đầu xuất hiện, xâm lấn vào xương sọ, gây biến dạng sọ và bội nhiễm, vô cùng nguy hiểm.

7. Các nguyên nhân khác

Ngoài các bệnh lý kể trên, tình trạng da đầu ngứa có vảy trắng còn có thể xuất hiện do:

  • Da đầu thường xuyên tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa, thuốc nhuộm màu, uốn, tạo kiểu tóc
  • Da đầu tiếp xúc nhiều với môi trường bụi bẩn, hơi hóa chất mà không có biện pháp che chắn
  • Da đầu đổ nhiều mồ hôi kèm theo thói quen vệ sinh kém
  • Căng thẳng, stress tâm lý kéo dài
  • Do tác dụng phụ của thuốc
  • Dị ứng với dầu gội, dầu xả

Da đầu ngứa có vảy trắng nguy hiểm thế nào? Khi nào cần đi khám?

Phần lớn các trường hợp da đầu ngứa có vảy trắng đều không gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng người bệnh, trừ một số trường hợp bệnh lý nặng như biến chứng vảy nến, ung thư da. Tuy nhiên các cơn ngứa da đầu thường có xu hướng kéo dài, tái phát nhiều lần và khó dứt điểm. Chưa kể các tổn thương da do cào gãi nhiều có thể làm ảnh hưởng đến chức năng thẩm mỹ, ngoại hình. Chúng gây nhiều phiền toái và khiến người bệnh trở nên mất tự tin, e ngại trong cuộc sống và giao tiếp hằng ngày.

Một số trường hợp, người bệnh có thói quen cào gãi có thể dẫn tới bệnh viêm da thần kinh do kích thích với tần suất lớn các đầu mút thần kinh ở da đầu. Ngứa da đầu đóng vảy ở phụ nữ có thai còn có thể gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi và sức khỏe của mẹ.

Ngứa da đầu kéo dài có thẻ gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và ngoại hình
Ngứa da đầu kéo dài có thẻ gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và ngoại hình

Do vậy, bạn không nên chủ quan với tình trạng này. Nếu ngứa da đầu kéo dài trên 1 tuần kèm theo những dấu hiệu bất thường như: Mụn nước, mụn mủ, chảy dịch, chảy máu, nhiễm trùng, sốt, sưng, nóng, đau, mệt mỏi, sút cân… hãy đến nay các cơ sở y tế.

Cách trị da đầu ngứa có vảy trắng hiệu quả

Để hạn chế những nguy hiểm đối với sức khỏe và phiền toái trong cuộc sống, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp điều trị sau:

Trị da đầu ngứa có vảy trắng bằng mẹo dân gian

Một số nguyên liệu thiên nhiên có hiệu quả tốt trong việc chống viêm, diệt khuẩn, mang lại tác dụng giảm ngứa, giảm bong tróc hiệu quả như:

  • Gội đầu với hương nhu: Lấy 1 nắm cành và lá hương nhu, rửa sạch và cho vào nồi. Đun sôi hương nhu cùng 3 lít nước trong khoảng 10 – 15 phút rồi đổ ra chậu sạch. Chờ nước nguội đến nhiệt độ vừa phải, dùng nước này để gội đầu. Mỗi tuần thực hiện 3 – 4 lần, sau khi gội không cần xả lại bằng nước sạch.
  • Gội đầu với bồ kết: Chọn 1 vài trái bồ kết khô, nước trực tiếp trên than đỏ hoặc lửa đến khi có mùi thơm. Bẻ trái bồ kết thành nhiều phần rồi cho vào nồi, đun cũng nước sạch trong khoảng 10 – 15 phút. Dùng nước này để gội đầu (khi ở nhiệt độ vừa phải). Sau đó gội lại bằng nước sạch. Thực hiện mỗi tuần 3 – 4 lần.
  • Gội đầu bằng vỏ bưởi: Lấy vỏ bưởi phơi khô sau đó cho vào nồi, đun sôi khoảng 10 phút thì tắt bếp và vớt vở bưởi ra ngoài. Chờ đến khi nước trong nồi nguội bớt, dùng nước này để gội đầu. Cuối cùng gội lại với nước sạch. Thực hiện cách này 2 – 3 lần mỗi tuần để giảm ngứa hiệu quả.
Vỏ bưởi chứa nhiều tinh dầu có khả năng sát khuẩn, diệt nấm và phục hồi da đầu hiệu quả
Vỏ bưởi chứa nhiều tinh dầu có khả năng sát khuẩn, diệt nấm và phục hồi da đầu hiệu quả

Những biện pháp này chỉ phù hợp với các trường hợp ngứa da đầu ở mức độ nhẹ, chưa có tổn thương hở, không có mụn mủ, mụn nước hoặc dấu hiệu nhiễm trùng. Do hiệu quả của các bài thuốc dân gian này khá chậm nên người bệnh cần kiên trì thực hiện nhiều lần.

Dùng thuốc tây chữa ngứa da đầu đóng vảy

Dựa trên từng nguyên nhân và thể bệnh gây ngứa, người bệnh sẽ được áp dụng các phác đồ dùng thuốc khác nhau. Cụ thể:

Với bệnh nấm da đầu:

  • Sử dụng dầu gội có thành phần chống nấm với tần suất 2 – 3 lần/tuần như Ketoconazole, Selenium sulfide…
  • Kết hợp thuốc bôi ngoài và thuốc uống chống nấm nếu tình trạng nhiễm nấm ở mức độ nặng

Với bệnh vảy nến – á sừng: 

  • Sử dụng kem bôi có chứa steroid hoặc thuốc mỡ chứa Calcipotriol, Acid, Anthralin giúp chống viêm, giảm ngứa và loại bỏ bong tróc, giúp tiêu sừng.
  • Kết hợp thuốc chống viêm chứa Corticoid, thuốc ức chế miễn dịch và kháng Histamin dạng uống nếu tình trạng ngứa ở mức độ nặng
  • Kết hợp dầu gội chứa hoạt chất từ than đá, kẽm Pyrithion…
Các loại dầu gội có tác dụng hỗ trợ cải thiện ngứa da đầu hiệu quả
Các loại dầu gội có tác dụng hỗ trợ cải thiện ngứa da đầu hiệu quả

Với bệnh viêm da tiết bã

  • Sử dụng các loại thuốc hỗ trợ làm bong vảy tại chỗ như các thuốc chứa Acid lactic, Acid salicylic, Propylene glycol và Urea.
  • Kết hợp thuốc bôi chứa Corticoid, thuốc ức chế Calcineurin dùng tại chỗ.
  • Dầu gội chứa Fluocinolon, Selenium sulfide hoặc Zinc pyrithion.

Với các trường hợp khác

Với những trường hợp da đầu ngứa có vảy trắng không phải do bệnh, bạn cần xác định nguyên nhân để có hướng điều trị cụ thể:

  • Thiếu chất: Bổ sung bằng các thay đổi chế độ ăn kết hợp sử dụng các loại dầu gội đầu lành tính, bổ sung dưỡng chất cho tóc phù hợp.
  • Ngứa do sản phẩm chăm sóc tóc: Nói chuyện với bác sĩ để lựa chọn loại dầu gội, dầu xả, ủ phù hợp với cơ địa, da đầu và chất tóc.
  • Ngứa do vệ sinh kém: Gội đầu 2 – 4 lần/ tuần tùy thuộc vào chất tóc và hoạt động của hệ thống tiết bã nhờn trên da đầu.

Các loại thuốc Tây có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Do vậy, người bệnh cần đi khám bác sĩ để được kê đúng thuốc và thực hiện đúng hướng dẫn chuyên khoa. 

Thuốc đông y chữa da đầu ngứa và có vảy trắng

Đông y thường sử dụng các loại thảo dược tự nhiên, kết hợp thuốc uống và dùng ngoài để mang lại hiệu quả tối đa. Một số bài thuốc được sử dụng phổ biến như:

  • Bài thuốc uống: Nguyên liệu gồm bồ công anh, tang bạch bì, kim ngân hoa, khổ sâm, hoàn cầm, hạ khô thảo, kinh giới. Đun sắc theo hướng dẫn, uống mỗi ngày 1 thang.
  • Bài thuốc gội: nguyên liệu gồm ô liên rô, mò trắng, lá trầu không, dâu tằm, ích nhĩ từ… Đun sắc với nước rồi gội đầu mỗi tuần 3 – 4 lần.
  • Thuốc bôi ngoài: Sử dụng các nguyên liệu như nghệ, đạm trúc diệp, cây sơn, ô liên rô chế thành cao rồi bôi trực tiếp lên da đầu để dưỡng ẩm và giảm ngứa.
Các bài thuốc đông y mang lại hiệu quả toàn diện từ trong ra ngoài, ngừa bệnh tái phát
Các bài thuốc đông y mang lại hiệu quả toàn diện từ trong ra ngoài, ngừa bệnh tái phát

Cần lưu ý rằng, các bài thuốc đông y có thành phần từ thảo dược mặc dù an toàn nhưng hiệu quả mang lại khá chậm. Hơn nữa, hiệu quả của các bài thuốc này còn phụ thuộc nhiều vào cơ địa mỗi người. Do vậy, người bệnh cần kiên trì sử dụng thuốc trong một thời gian nhất định. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn, bạn cũng nên tìm đến các cơ sở khám chữa YHCT uy tín để được khám và kê đơn thuốc đúng bệnh, đúng người. 

Những lưu ý khi bị ngứa da đầu có vảy trắng

Để đảm bảo quá trình điều trị đạt được hiệu quả tốt và hạn chế nguy cơ tái phát, người bệnh cần chú ý:

  • Chỉ sử dụng thuốc Tây khi có chỉ định và hướng dẫn cụ thể của bác sĩ chuyên khoa.
  • Trong quá trình điều trị nên chú ý bổ sung các dưỡng chất thiết yếu,  đặc biệt là các thực phẩm giàu đạm, vitamin và khoáng chất để phòng ngừa viêm nhiễm, ngăn ngừa sự lây lan của bệnh.
  • Tránh xa các thực phẩm, đồ uống chứa các chất kích thích, hoạt chất dễ gây dị ứng, có hại cho sự phục hồi của da
  • Không cột tóc quá chật
  • Không gội đầu bằng nước quá nóng và sấy nóng ngay sau khi gội
  • Không đội mũ nón quá chật, đặc biệt là trong mùa hè
  • Thực hiện các biện pháp che chắn cho vùng da đầu khi di chuyển dưới trời nắng hoặc đến các khu vực ô nhiễm, có nhiều khói bụi
  • Cân bằng thời gian biểu, xây dựng chế độ làm việc, nghỉ ngơi, tập luyện hợp lý.
  • Cân nhắc khi lựa chọn các loại dầu gội, dầu xả. Tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu nếu da đầu của bạn dễ kích ứng và nhạy cảm quá mức.
  • Không sử dụng các loại hóa chất tẩy, nhuộm, tạo kiểu tóc trong thời gian điều trị bệnh.

Trên đây là những thông tin cảnh bảo bệnh lý và cách xử lý khi gặp tình trạng da đầu ngứa có vảy trắng. Hy vọng với những thông tin hữu ích này, bạn đọc đã hiểu rõ về tình trạng này và biết cách điều trị hiệu quả và nhanh chóng.

3.6/5 - (5 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?