Chàm sữa là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Chàm sữa là một trong những bệnh lý ngoài da phổ biến, gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh. Để bảo vệ sức khỏe bé, bố mẹ cần nắm rõ thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng tránh bệnh chàm sữa tốt nhất. 

Chàm sữa là gì, có nguy hiểm không?

Chàm sữa (lác sữa) là bệnh viêm da thường gặp ở trẻ từ 2 tháng – 2 tuổi. Bởi lúc này, cấu trúc làn da trẻ rất nhạy cảm, sức đề kháng yếu nên rất dễ bị tác động bởi những dị nguyên gây ngứa. Theo số liệu thống kê của viện nhi khoa Hoa Kỳ, có đến 10% trẻ em từ 2 – 5 tháng tuổi bị chàm sữa. 

Chàm sữa hoàn toàn không lây giữa người với người qua tiếp xúc trực tiếp. Hầu hết các trường hợp thường không để lại sẹo.

Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh khiến trẻ ngứa ngáy khó chịu, thường xuyên quấy khóc và bỏ ăn. Từ đó dẫn đến việc trẻ sụt cân, kém phát triển và lâu dài có thể ảnh hưởng đến tâm lý.

Trẻ cảm thấy ngứa ngáy, bứt rứt khó chịu khi bị chàm sữa
Trẻ cảm thấy ngứa ngáy, bứt rứt khó chịu khi bị chàm sữa

Trên thực tế, bệnh chàm sữa sẽ tự thuyên giảm khi trẻ lên 2 tuổi hoặc chỉ sau 7 – 10 ngày nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, nếu các bậc phụ huynh chủ quan trong điều trị, nhất là khi trẻ sau 4 tuổi, bệnh sẽ phát triển thành chàm thể tạng rất nguy hiểm.

Do vậy, bố mẹ phải chủ động tìm hiểu thông tin, phát hiện cũng như điều trị dứt điểm càng sớm càng tốt. Hãy thăm khám và thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để tránh gây ra tổn thương làn da non nớt của trẻ. 

Dấu hiệu và nguyên nhân gây chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Nắm rõ dấu hiệu cũng như nguyên nhân gây ra chàm sữa là giúp phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Do đó, bất cứ bố mẹ nào cũng cần tìm hiểu kỹ để bảo vệ sức khỏe của con.

Dấu hiệu chàm sữa ở trẻ em

Chàm sữa thường bị nhầm lẫn với một số bệnh ngoài da khác như vảy phấn trắng, mề đay,… Bệnh thường khởi phát và không có dấu hiệu đi kèm. Khi bùng phát, trẻ sẽ gặp phải những triệu chứng chung như sau:

  • Trên da xuất hiện những mảng màu hồng nhạt và đậm dần lên.
  • Da sần sùi và thô ráp do xuất hiện những mụn nước li ti.
  • Thông thường vết chàm xuất hiện đầu tiên ở 2 bên má sau đó lan dần ra.
  • Trẻ thường vô thức gãi hoặc dụi đầu vào gối làm các mụn nước bị vỡ khiến da dày và có lớp sừng.
  • Trẻ chán ăn, thường xuyên quấy khóc và khó ngủ.

Cụ thể, bệnh chàm sữa diễn biến qua 3 giai đoạn chính như sau:

  • Chàm sữa cấp tính: Trên da xuất hiện các vết ban hồng, có mụn nước. Sau vài ngày, da sẽ bị rỉ dịch và tạo lớp vảy trắng gây ngứa ngáy.
  • Chàm sữa bán cấp: Vùng da bị chàm lan rộng ra và có mủ.
  • Chàm sữa mãn tính: Da trở nên thô ráp, tróc vảy và nứt ra gây đau đớn. Một số trường hợp, da bị đổi màu và ngứa rát, có thể gây ra nhiễm trùng máu, bội nhiễm nếu không điều trị kịp thời.
Nếu không điều trị sớm, trẻ có thể bị bội nhiễm rất nguy hiểm
Nếu không điều trị sớm, trẻ có thể bị bội nhiễm rất nguy hiểm

Các dấu hiệu chàm sữa cũng thay đổi đối với những độ tuổi khác nhau. Cụ thể, trẻ dưới 12 tháng tuổi thường bị chàm sữa ở mặt, má, da đầu, thân và tay chân. Còn đối với trẻ trên 1 tuổi, vùng đầu gối, khuỷu tay, miệng và mí mắt là những bộ phận dễ bị bệnh.

Nếu không điều trị kịp thời, chàm sữa sẽ phát triển thành bội nhiễm rất nguy hiểm. Bố mẹ có thể nhận biết các thể bội nhiễm qua những dấu hiệu sau:

  • Bội nhiễm tụ cầu vàng: Triệu chứng chàm sữa nặng, lan rộng và rất khó chữa.
  • Bội nhiễm do nấm: Chàm sữa xuất hiện ở các nếp gấp trên da như kẽ tay chân, ngấn da.
  • Bội nhiễm do virus: Chàm sữa kèm theo triệu chứng lở miệng và môi.

Nguyên nhân bị chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Theo các chuyên gia da liễu, nguyên nhân gây ra chàm sữa ở trẻ là:

Rối loạn hệ thống miễn dịch: Hệ thống miễn dịch ở trẻ rất yếu và dễ bị rối loạn chức năng khiến cho hàng rào bảo vệ da suy yếu, dễ bị vi khuẩn tấn công.

  • Di truyền: Trẻ có nguy cơ bị chàm sữa nếu người thân đã từng bị bệnh chàm, viêm mũi dị ứng hoặc hen suyễn.
  • Dị ứng: Cơ địa trẻ bị dị ứng hoặc tiếp xúc với các chất kích ứng như lông, da động vật, phấn hoa, nấm mốc, hương thơm nhân tạo, cồn, một số thực phẩm, mồ hôi…
  • Đột biến gen: Theo thống kê, có đến 30% trường hợp chàm sữa trẻ sơ sinh do biến thể di truyền.
  • Nhân khẩu học: Một số nguyên cứu đã chỉ ra rằng, bé trai dễ bị chàm sữa hơn. Nhất là người Trung Quốc, Caribbean, Bangladesh,…
  • Thời tiết: Nhiệt độ thay đổi đột ngột, trời nóng hoặc hanh khô khiến trẻ dễ bị chàm sữa.
  • Chăm sóc sai cách: Bố mẹ sử dụng sữa tắm, chất tẩy rửa có độ kiềm cao làm ảnh hưởng xấu đến da trẻ.
  • Nguyên nhân khác: Hàm lượng ammonia, formaldehyde, vật chất dạng hạt, chì… cũng là một trong những yếu tố gây ra chàm sữa.

Chi tiết cách điều trị bệnh chàm sữa hiệu quả nhất

Trẻ em có làn da rất nhạy cảm, hệ thống miễn dịch còn yếu nên việc điều trị chàm sữa phải hết sức cẩn thận. Bố mẹ cần đưa trẻ thăm khám sớm ngay khi phát hiện ra một số dấu hiệu bệnh, đồng thời tuyệt đối làm theo phác đồ được bác sĩ đưa ra.

Phương pháp Tây y

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm thuốc và kem bôi chữa chàm sữa cho trẻ. Tuy nhiên, bố mẹ tuyệt đối không được mua về tự điều trị tại nhà để tránh “tiền mất, tật mang”. Bất cứ đơn thuốc nào cũng cần có sự cho phép của bác sĩ. 

Một số loại kem bôi phổ biến:

  • Dexeryl: Kem bôi của Pháp có tác dụng cung cấp độ ẩm và làm mềm da.
  • Eumovate: Đây là kem bôi bán theo đơn thuốc của bác sĩ, để làm sưng đỏ, phù nề, giảm mụn nước và tình trạng bong vảy. Eumovate không dùng cho trẻ dưới 1 tuổi.
  • Sudocrem: Hoạt chất kẽm oxit có công dụng sát khuẩn, dưỡng ẩm, giảm kích ứng đồng thời thúc đẩy phục hồi tổn thương trên da.
Tuyệt đối không tự ý bôi thuốc hoặc cho trẻ uống kháng sinh khi bác sĩ chưa cho phép
Tuyệt đối không tự ý bôi thuốc hoặc cho trẻ uống kháng sinh khi bác sĩ chưa cho phép

Bên cạnh cách sử dụng kem bôi, bố mẹ có thể cho bé uống thuốc kháng histamin,  corticosteroid hoặc kháng sinh. Một số lưu ý quan trọng cần tuân thủ là:

  • Nên dùng thuốc kháng histamin thế hệ mới như Cetirizine, Loratadine,… không gây buồn ngủ. Nếu sử dụng thuốc đời cũ thì cho trẻ uống vào ban đêm.
  • Thuốc kháng histamin chống chỉ định đối với trẻ dưới 2 tuổi.
  • Cần phải thận trọng khi sử dụng kháng sinh để tránh gây sốc phản vệ.
  • Chỉ sử dụng corticosteroid liều thấp trong 5 – 7 ngày nếu trẻ bị tróc vảy, khô da.

Điều trị chàm cho trẻ em tại nhà

Điều trị chàm sữa bằng mẹo dân gian được khá nhiều bố mẹ tin tưởng thực hiện bởi hiệu quả khá tốt, lại rất an toàn. Cụ thể như:

  • Dầu dừa: Sử dụng dầu dừa nguyên chất, hoặc trộn với yến mạch để bôi lên da bé. Sau khoảng 30 phút thì rửa sạch nhẹ nhàng lại với nước.
  • Trà xanh: Bố mẹ nấu nước lá trà xanh tươi, pha loãng để rửa vùng da bị chàm sữa hoặc tắm cho trẻ.
  • Lá trầu không: Rửa sạch 1 nắm lá trầu không, để ráo nước rồi đem vò nát, đắp lên vùng chàm sữa, sau 30 phút thì rửa sạch da.

Mẹo dân gian chữa chàm sữa thường chỉ áp dụng khi bệnh nhẹ, trẻ chưa bị chàm sữa bội nhiễm.Hãy cẩn trọng trong khi lựa chọn nguyên liệu để tránh các chất hóa học độc hại.

Bên cạnh đó, bố mẹ tuyệt đối không sử dụng sữa mẹ để chữa chàm sữa như nhiều người vẫn truyền tai nhau. Trước khi thực hiện bất cứ cách điều trị nào cũng nên xin ý kiến của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị cao nhất và an toàn tuyệt đối cho trẻ.

Đông y chữa chàm sữa

Một trong những biện pháp chữa chàm ở trẻ sơ sinh hiệu quả, an toàn đó là sử dụng thuốc Đông y. Tuy có mùi vị khó uống nhưng nếu bố mẹ kiên trì áp dụng những bài thuốc từ thảo dược tự nhiên này, bệnh có thể được điều trị dứt điểm, không tái phát.

Sau đây là một số bài thuốc cho hiệu quả thực tế tốt:

  • Bài thuốc 1: Đem sắc nguyên liệu gồm sài đất (100g), ké đầu ngựa, cỏ mần trầu, bồ công anh, thổ phục linh. kim ngân hoa, kinh giới và cam thảo (mỗi loại 20g) cùng 1 lít nước. Khi chỉ còn khoảng 300ml thì ngừng đun, cho trẻ uống không quá 20m/1 lần/ngày.
  • Bài thuốc 2: Các thảo dược gồm xa tiền, sinh địa (mỗi loại 16g), khổ sâm, hoàng liên, ngưu bàng tử, hoàng bá, mộc thông (mỗi loại 12g), bạch tiễn bì, phục linh, thương truật (mỗi loại 8g) và bạc hà (4g), sắc uống 1 thang/ngày trong 2 tuần.
  • Bài thuốc 3: Bố mẹ nghiền các vị thuốc gồm thạch cao (20g), khổ sâm, kinh giới, mộc thông, ngưu bàng tử (mỗi loại 12g), tri mẫu (8g) và thuyền thoái (6g) rồi lấy bột pha với nước sôi để nguội cho trẻ uống 2 lần/ngày, tối đa 12g.
Thảo dược Đông y 100% từ tự nhiên nên an toàn cho trẻ nhỏ
Thảo dược Đông y 100% từ tự nhiên nên an toàn cho trẻ nhỏ

Hướng dẫn chăm sóc bé khi bị chàm sữa

Ngoài điều trị bằng thuốc uống, kem bôi hoặc các mẹo dân gian, bố mẹ cần chú ý chăm sóc trẻ đúng cách. Điều này góp phần rất lớn trong việc giúp bệnh chàm sữa nhanh khỏi hơn. Cụ thể là:

  • Bố mẹ nên chọn sữa tắm dịu nhẹ, có tinh chất tự nhiên và dùng nước ấm để tắm cho trẻ.
  • Sau khi tắm, hãy bôi kem dưỡng ẩm để giúp làn da trẻ mềm mịn.
  • Cắt móng tay, móng chân và vệ sinh sạch sẽ.
  • Không để trẻ gãi lên những vùng da bị bệnh, nhất là bé bị chàm sữa ở mặt.
  • Mặc quần áo thoáng mát, có chất liệu mềm, thấm hút mồ hôi tốt.
  • Thay tã thường xuyên, ít nhất 3 lần/ngày.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với các chất dễ gây dị ứng như thú nuôi, côn trùng, phấn hoa,…
  • Giữ nhiệt độ ổn định, không quá nóng hoặc quá lạnh để tránh hiện tượng sốc nhiệt.
  • Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng để cải thiện chất lượng sữa mẹ và nên cho bé bú ít nhất 1 năm đầu đời.

Bé bị chàm sữa, mẹ nên kiêng gì và ăn gì?

Chất lượng sữa mẹ cũng là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến bệnh chàm sữa ở trẻ. Theo các chuyên gia, khi bé bị chàm sữa, mẹ nên bổ sung các thực phẩm sau:

  • Cá béo giàu omega 3: Đây là nhóm thực phẩm có khả năng giảm ngứa và dị ứng, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch.
  • Thực phẩm giàu magie: Cụ thể như bơ, chuối, hạt điều,…có tác dụng kháng histamin gây dị ứng. Bé bú sữa mẹ có thể giảm ngứa và mẩn đỏ do chàm sữa gây ra.
  • Trái cây giàu vitamin C: Cam, bưởi, ổi,… là những trái cây chứa lượng vitamin C dồi dào không chỉ kháng histamin, giảm viêm mà còn tăng sức đề kháng cho cả mẹ và bé.
  • Rau xanh: Mẹ nên ăn nhiều rau bina, súp lơ, mồng tơi… khi bé bị chàm sữa bởi tác dụng giảm ngứa ngáy và kháng viêm.
  • Thịt lợn nạc: Chất đạm tropomyosin cùng các chất dinh dưỡng rất tốt cho mẹ và bé.
  • Tỏi: Công dụng kháng viêm, giảm dị ứng và tăng cường miễn dịch, mẹ nên thêm tỏi vào thực đơn hàng ngày khi bé bị chàm sữa.
Bổ sung các loại vitamin từ rau củ quả, trái cây
Bổ sung các loại vitamin từ rau củ quả, trái cây

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần tránh các nhóm thực phẩm dưới đây để không làm tình trạng bệnh của bé nghiêm trọng hơn:

  • Sữa, chế phẩm từ sữa: Trong sữa có chứa hơn 20 chất gây dị ứng, do vậy mẹ không nên uống sữa bò, ăn phô mai, sữa chua,…
  • Đồ tanh: Hải sản, cá,… khiến có các vết chàm ngứa ngáy, lan rộng hơn.
  • Chất béo: Đồ ăn nhiều dầu mỡ có thể làm cho bệnh chàm sữa nặng hơn.
  • Nội tạng động vật: Lượng cholesterol và chất béo bão hòa có trong nội tạng không những gây dị ứng cho bé mà còn ảnh hưởng xấu đến hệ tim mạch của mẹ.
  • Thực phẩm chứa nhiều protein: Cụ thể như trứng, đậu phộng, thịt bò,… dễ gây dị ứng và làm cho tình trạng ngứa ngáy nghiêm trọng hơn.
  • Đồ ăn cay nóng: Nhóm thực phẩm này khiến sữa mẹ bị nóng, làm vùng da bị chàm sữa lan rộng và ngứa hơn.
  • Chất kích thích: Mẹ tuyệt đối không được uống bia, rượu, hút thuốc,…để không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Biện pháp phòng ngừa bệnh 

Để phòng tránh bệnh chàm sữa cho bé, các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên áp dụng các biện pháp sau:

  • Cho bé bú sữa mẹ càng lâu càng tốt, chỉ nên cho ăn dặm sau 6 tháng tuổi.
  • Hạn chế cho bé ăn hoặc tiếp xúc với các chất dễ gây dị ứng như sữa, đồ đóng hộp, hải sản, phấn hoa,…
  • Vệ sinh sạch sẽ cho bé bằng các loại sữa tắm dịu nhẹ, không kích ứng và thường xuyên thay bỉm.
  • Vệ sinh nhà cửa, những vật dụng trẻ thường xuyên tiếp xúc như chăn, gối,…
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với chó, mèo để tránh dị ứng.
  • Nếu thấy biểu hiện lạ, bố mẹ nhanh chóng đưa bé đi khám để tìm ra nguyên nhân cũng như có cách điều trị hợp lý.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bố mẹ hiểu rõ về bệnh chàm sữa ở trẻ. Bố mẹ cần hết sức lưu ý, theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của con bởi đây là thời gian nhạy cảm, sức đề kháng của trẻ chưa hoàn thiện. Hãy thăm khám sớm, tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý điều trị tại nhà để giảm nguy cơ biến chứng.

5/5 - (1 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?