Bệnh Chàm Kiêng Ăn Gì Và Nên Ăn Gì? [Thông Tin Chuyên Gia]

Bệnh chàm kiêng ăn gì và cần bổ sung thêm những thực phẩm nào để bệnh mau khỏi là thắc mắc chung của người bệnh. Bởi việc kiểm soát chế độ ăn uống hợp lý đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình phục hồi. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết nhất từ chuyên gia về vấn đề này.

Danh sách thực phẩm người bị bệnh chàm nên kiêng ăn

Có nhiều loại thực phẩm ảnh hưởng đến điều trị, khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Do đó, việc nắm rõ “bệnh chàm kiêng ăn gì” cực kỳ quan trọng. Dưới đây là danh sách đầy đủ các thực phẩm người bị bệnh chàm nên tránh.

“Bệnh chàm kiêng ăn gì?” – Thực phẩm tanh, sống

Những đồ ăn tanh sống chứa rất nhiều chất kích ứng và histamin tự nhiên khiến người bệnh nổi ban đỏ và ngứa ngáy nặng hơn. Vì vậy, để phòng tránh cũng như điều trị, người bệnh nên kiêng hải sản, trứng, các loại gỏi ăn sống.

“Bệnh chàm kiêng ăn gì?” - Hải sản, nhất là các loại gỏi sống
“Bệnh chàm kiêng ăn gì?” – Hải sản, nhất là các loại gỏi sống

Đồ ăn dễ gây dị ứng

Một trong những điều cấm kỵ với người bị bệnh chàm đó là dị ứng. Điều này làm cho chàm phát triển mạnh và có thể gây ra viêm nhiễm vô cùng nghiêm trọng. Người bệnh cần hạn chế tuyệt đối những thực phẩm mà bản thân đã từng bị dị ứng khi ăn. Một số loại phổ biến phải kể đến như hải sản, nấm, sữa, thực phẩm đóng hộp,…

Chất béo thuộc danh sách “bệnh chàm kiêng ăn gì?”

“Bị bệnh chàm kiêng ăn gì”, theo các chuyên gia, người bệnh không nên ăn những thực phẩm chứa chất béo có hại cho cơ thể. Bởi nó ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, tim… làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở tạng như suy thận, đái tháo đường… Đây đều là những bệnh lý nền – một trong những nguyên nhân gây bệnh chàm.

Thêm vào đó, chất béo còn gây rối loạn tuyến bã nhờn dưới da. Lúc này các độc tố không thoát được ra ngoài, tích tụ lại khiến bệnh dễ bùng phát. Do đó, người bệnh cần loại bỏ nội tạng động vật, thức ăn nhiều dầu mỡ,… ra khỏi thực đơn mỗi ngày.

Tinh bột và đường

Tinh bột và đường là 2 thành phần cực kỳ quan trọng cho cơ thể bởi chúng sinh ra năng lượng. Nếu thiếu 2 chất này sẽ gây ra mệt mỏi, chóng mặt,… Tuy nhiên, người bị bệnh chàm cần phải cắt giảm chúng trong khẩu phần ăn mỗi ngày.

Nguyên do là môi trường ngọt thích hợp cho vi khuẩn gây ra bệnh chàm phát triển mạnh hơn. Mặt khác, ăn nhiều tinh bột và đường có thể dẫn đến béo phì và một số bệnh liên quan đến chức năng tạng. Khi đó, tình trạng bệnh chàm ngày càng nghiêm trọng hơn và rất khó điều trị.

Mật ong

Một trong những thực phẩm trong danh sách “bệnh chàm kiêng ăn gì?” người bệnh cần chú ý đó là mật ong. Nó có chứa sodium lauryl sulfate – chất gây dị ứng. Khi đó, tình trạng bệnh không những không thuyên giảm mà ngày một nghiêm trọng hơn.

Bị bệnh chàm kiêng ăn gì? – Sữa

Sữa là thực phẩm cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể phát triển. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, sữa và các chế phẩm từ sữa có thể kích hoạt phản ứng viêm. Do vậy, trong quá trình điều trị, các chuyên gia cảnh báo người bị bệnh chàm không nên sử dụng sữa, phomai, sữa chua,…

“Bệnh eczema không nên ăn gì?” - Hãy loại bỏ sữa ra khỏi thực đơn hàng ngày
“Bệnh eczema không nên ăn gì?” – Hãy loại bỏ sữa ra khỏi thực đơn hàng ngày

“Bệnh chàm nên kiêng ăn gì?” – Chất kích thích

Không chỉ riêng với người bị bệnh chàm mà bất cứ ai cũng nên tránh xa các chất kích thích như bia, rượu, cafe, thuốc lá,… Bởi chúng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý, ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan và sinh ra độc tố khiến bệnh chàm da nặng hơn.

Mặt khác các chất kích thích còn làm tê liệt dây thần kinh cảm giác và làm giảm tác dụng của thuốc. 

Người bị chàm nên ăn gì để nhanh khỏi?

Bên cạnh việc hạn chế những thực phẩm có hại, người bệnh cũng cần tìm hiểu “bị chàm nên ăn gì?” để xây dựng thực đơn phù hợp. Việc này thúc đẩy bệnh phục hồi nhanh chóng hơn.

Thực phẩm chứa nhiều vitamin

Một trong những việc làm cần thiết cho người bị bệnh chàm là tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện tình trạng viêm da. Do đó, người bệnh nên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin có trong rau củ, hoa quả,… Cụ thể, tác dụng một số loại vitamin đối với người bị bệnh chàm là:

  • Vitamin A: Có tác dụng tăng cường miễn dịch, từ đó điều hòa và giảm viêm nhiễm trên da do bệnh chàm. Vitamin A có nhiều trong cà rốt, đu đủ, cam,…
  • Vitamin B: Giúp da chắc khỏe, thúc đẩy tái tạo mô và làm lành tổn thương nhanh chóng. Các thực phẩm nhiều vitamin B là rau chân vịt, ngũ cốc,…
  • Vitamin C: Tăng cường đề kháng rất tốt, đồng thời còn có tác dụng kháng histamin tự nhiên gây dị ứng. Mặt khác, vitamin C còn nuôi dưỡng da và chống oxy hóa. Do vậy, người bị chàm nên ăn nhiều cam, chanh, bưởi, cà chua,…
  • Vitamin E: Đây là chất chống oxy hóa, bảo vệ da khỏi gốc tự do, làm mềm da, đồng thời giúp giảm sưng đỏ và da ngứa ngáy. Thực phẩm chứa nhiều vitamin E gồm mầm lúa mạch, đậu tương, vừng lạc,…
Rau củ, hoa quả chứa nhiều vitamin là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn của người bị bệnh chàm
Rau củ, hoa quả chứa nhiều vitamin là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn của người bị bệnh chàm

Thực phẩm giải độc và chống viêm

Các chuyên gia khuyến khích người bệnh nên bổ sung thêm các thực phẩm giải độc và chống viêm trong quá trình điều trị. Chúng không chỉ giúp bệnh nhanh khỏi mà còn nâng cao hệ miễn dịch, phòng tránh nguy cơ tái phát. Cụ thể, một số loại thực phẩm trong danh sách “người bị chàm nên ăn gì?” là:

  • Cải bắp: Có chứa nhiều chất xơ giúp lợi tiểu, giải độc gan và làm đẹp da.
  • Súp lơ: Giúp chuyển đổi và đào thải chất độc ra ngoài dễ dàng.
  • Măng tây: Không chỉ giúp thải độc tố ra ngoài cơ thể mà còn chống viêm và ngăn ngừa lão hóa.
  • Dầu cá: Hoạt chất omega 3 có tác dụng giảm viêm, giúp da mềm mịn đồng thời ngăn ngừa bệnh lý tim mạch, thận, gan,…
  • Dầu anh thảo: Omega – 6 giúp chống viêm, thúc đẩy làm lành vết thương do chàm, từ đó bệnh nhanh khỏi hơn.

Bệnh chàm kiêng ăn gì và nên ăn gì? – Bổ sung chất khoáng vi lượng

Người bị bệnh chàm cần bổ sung thêm các thực phẩm chứa nhiều chất khoáng vi lượng, đặc biệt là kẽm. Chúng giúp tăng sức đề kháng, phòng tránh và hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da như chàm. Cụ thể, người bị bệnh chàm nên ăn nhiều thịt bò, lợn, hạnh nhân, chè xanh…

Ngũ cốc và các loại hạt

Các loại hạt được các chuyên gia khuyến khích ăn như óc chó, hạnh nhân, điều,… bởi chứa lượng axit béo rất tốt cho người bị bệnh chàm. Chúng có tác dụng chống viêm, giảm đau và ngứa ngáy hiệu quả.

“Người bị chàm nên ăn gì?” - Hạt óc chó rất tốt cho quá trình điều trị
“Người bị chàm nên ăn gì?” – Hạt óc chó rất tốt cho quá trình điều trị

Biện pháp phòng ngừa bệnh chàm hiệu quả

Bên cạnh việc xây dựng thực đơn phù hợp, người bị bệnh chàm cần nghiêm túc thực hiện những điều sau để hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa tái phát:

  • Tránh các loại hóa chất, trang sức bởi có thể gây dị ứng da khiến bệnh nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, người bệnh hãy sử dụng các nguyên liệu tự nhiên để làm sạch da như nước lá, nước bồ kết, nước muối,…
  • Lựa chọn trang phục thoáng mát, thoải mái, chất liệu thấm hút mồ hôi.
  • Hạn chế vùng da bị chàm tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.
  • Tuyệt đối không chạm tay, gãi hoặc nặn các mụn nước trên vùng da bị viêm.
  • Vệ sinh sạch sẽ môi trường số, nhất là các đồ dùng tiếp xúc nhiều với da, cụ thể là thay khăn mặt, gối, ga trải giường, khẩu trang.
  • Thường xuyên vệ sinh không gian sống để giảm nguy cơ nhiễm trùng và tái phát bệnh.
  • Thường xuyên thăm khám để theo dõi tình trạng bệnh và nghiêm túc thực hiện đúng chỉ dẫn từ bác sĩ.

Hy vọng những thông tin về vấn đề “bệnh chàm kiêng ăn gì và nên ăn gì?” trên đây đã giúp người bệnh có thể xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp. Bên cạnh đó, người bệnh cần chủ động thăm khám, điều trị theo phác đồ được bác sĩ đưa ra, đồng thời chăm sóc tốt làn da để bệnh nhanh khỏi.

5/5 - (1 bình chọn)

Gợi ý xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tin mới

Top 10 cách chữa viêm âm đạo bằng thuốc nam dứt điểm, hiệu quả

Huyết trắng là gì? Những dấu hiệu bất thường và hướng xử lý kịp thời

Viêm xoang khi mang thai nguy hiểm không? Phải làm sao?

Bệnh Viêm Xoang: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị

Chữa viêm xoang cho bà bầu an toàn KHÔNG TÁC DỤNG PHỤ

Viêm Xoang Mãn Tính Là Gì: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị

TOP 10 thuốc xịt viêm xoang tốt được bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng

16 Cây thuốc nam chữa dạ dày hiệu quả nên sử dụng ngay

11 Loại Lá Tắm Chữa Viêm Da Cơ Địa Dễ Kiếm Và Hiệu Quả

Viêm Da Cơ Địa Ở Tay: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?