Chàm môi là bệnh gì? Nguyên nhân và cách trị bệnh hiệu quả

Chàm môi là bệnh về da liễu dễ gặp phải nhất là trong mùa Đông. Nguyên nhân gây bệnh là gì và nên áp dụng cách điều trị nào để loại bỏ tình trạng chàm môi? Hãy cùng chuyên trang tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng bệnh lý này.

Chàm môi là gì? Các thể bệnh thường gặp

Bệnh chàm môi là gì? Đây là một triệu chứng của bệnh chàm diễn ra ở môi, còn gọi là bệnh eczema, chàm sữa, chàm khô,… Cụ thể, đây là tình trạng viêm da dị ứng, xuất hiện ở môi hoặc vùng da quanh miệng. Bệnh thường xảy ra vào mùa đông khi thời tiết hanh khô, có diễn biến rất phức tạp vì có nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau.

Bệnh chàm môi có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào
Bệnh chàm môi có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào

Theo các chuyên gia, bệnh chàm môi thường gặp ở 3 thể như sau:

  • Viêm môi tiếp xúc kích ứng: Là tình trạng khi môi tiếp xúc với các chất kích ứng như mỹ phẩm, thời tiết, ánh nắng,… Các yếu tố này khiến môi bị mất nước, suy giảm sức đề kháng và tạo điều kiện cho bệnh chàm phát triển.
  • Viêm môi tiếp xúc dị ứng: Thể chàm môi này do nguyên nhân tiếp xúc với son môi, kem đánh răng, thuốc,… gây kích ứng và bùng phát triệu chứng bệnh.
  • Viêm môi bong vảy: Đây là thể chàm có dấu hiệu nhận biết là da môi bong tróc nhiều và thường xuyên tái lại. Thể bệnh này hầu như tự phát và rất khó tìm được nguyên nhân chính xác.

Nguyên nhân gây bệnh 

Nguyên nhân bị chàm môi được các chuyên gia, bác sĩ cho là do:

Yếu tố nội sinh

  • Yếu tố di truyền được cho là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh chàm môi. Vì vậy, nếu trong gia đình có bố mẹ hoặc người thân mắc thì tỷ lệ con cái sinh ra bị bệnh cũng cao hơn bình thường.
  • Mắc các bệnh lý về dị ứng miễn dịch như: Hen phế quản, mề đay, viêm da cơ địa,… Những đối tượng này cũng có tỷ lệ xuất hiện bệnh chàm cao hơn những người khác.
  • Thường xuyên căng thẳng, stress cũng là một trong những nguyên nhân xuất hiện bệnh.
  • Khi thay đổi nội tiết tố, hormone trong cơ thể.
  • Mắc các triệu chứng rối loạn như: Rối loạn hệ thần kinh, hệ tiêu hóa.
  • Thiếu hụt một số yếu tố vi lượng như: Kẽm, sắt, vitamin nhóm B,…

Các yếu tố ngoại sinh gây bệnh

  • Thời tiết hanh khô cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh chàm môi.
  • Thường xuyên tiếp xúc với các sản phẩm có thành phần hóa học như: Son môi, xà phòng, chất tẩy rửa, sữa rửa mặt, nước hoa,…
  • Thói quen liếm môi cũng là tác nhân quan trọng gây chàm.
  • Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ hoặc đang tiến hành điều trị nha khoa.
  • Dị ứng với chất phụ gia hoặc một số thực phẩm sử dụng hàng ngày.
  • Mắc chứng cảm lạnh hoặc cúm.

Triệu chứng nhận biết

Bệnh chàm môi thường được nhận biết bằng các biểu hiện sau:

  • Giai đoạn đầu da môi xuất hiện tình trạng khô, bong tróc thành từng mảng. Sau đó xung quanh môi hoặc viền môi có phát ban, tấy đỏ.
  • Người bệnh có cảm giác da ngứa ngáy và đau đớn, nhất là khi nói chuyện, từ đó khiến bệnh nhân ngại giao tiếp.
  • Môi ngày càng nứt nẻ và chảy máu nhiều, đến khi bệnh tiến triển nặng hơn, có thể xuất hiện những vết lở. 
  • Ngoài ra còn có những mụn nước nhỏ li ti chứa dịch bên trong mọc quanh miệng. Khi các mụn nước này vỡ ra, người bệnh sẽ vô cùng đau đớn, gặp khó khăn trong ăn uống và giao tiếp hằng ngày.
  • Khi bị bội nhiễm môi sẽ bị nhiễm khuẩn rất khó điều trị và dễ dàng để lại sẹo.
Có thể nhận biết bệnh bằng các dấu hiệu: môi khô, nứt nẻ, bong tróc
Có thể nhận biết bệnh bằng các dấu hiệu: môi khô, nứt nẻ, bong tróc

Những triệu chứng của bệnh chàm môi giống với bệnh môi khô nứt nẻ vào mùa đông nên người bệnh chủ quan không điều trị kịp thời. Chính vì vậy, việc điều trị gặp nhiều khó khăn và triệu chứng bệnh chàm dễ tái phát trở lại.

Chàm môi có nguy hiểm không? Có lây không?

Bệnh chàm môi không gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, các triệu chứng khô nứt, lở loét sẽ tái phát thường xuyên. Những thương tổn này ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ, tâm lý, và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, công việc. 

Yếu tố gây bệnh chàm môi không phải do vi khuẩn hay virus, vì vậy bệnh không lây từ người này sang người khác. Người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm khi giao tiếp. Nhưng bệnh chàm nếu không được điều trị đúng cách, có thể lan rộng sang các vùng lân cận, nguy hiểm hơn có thể gây bội nhiễm, nhiễm khuẩn và xuất hiện biến chứng nguy hiểm khác.

Cách chữa chàm môi hiệu quả

Chàm môi có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu người bệnh áp dụng một trong các cách trị bệnh sau:

Cách trị chàm môi bằng thuốc Tây y

Bệnh chàm môi có thể hoàn toàn được điều trị bằng cách sử dụng các loại thuốc Tây y. Một số thuốc trị chàm môi thường được bác sĩ khuyên sử dụng là:

Nhóm thuốc bôi dưỡng ẩm

Nhóm kem dưỡng ẩm môi được khuyến cáo nên sử dụng là: Eucerin, Lubriderm, Aquaphor. Để đảm bảo an toàn người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ và tránh sử dụng sản phẩm chứa nhiều thành phần hóa chất độc hại.

Thuốc kháng sinh và kháng Histamin

Nhóm thuốc này thường được kê dưới dạng thuốc đường uống hoặc thuốc mỡ bôi ngoài da. Thuốc kháng sinh có tác dụng hạn chế tình trạng viêm nhiễm ngoài da. Còn thuốc kháng Histamin sẽ giúp kiểm soát biểu hiện ngứa trên da.

Tuy nhiên nhóm thuốc này dễ để lại tác dụng phụ như: chóng mặt, buồn nôn, đau dạ dày,… Nếu lạm dụng hoặc sử dụng không đúng cách các loại thuốc này sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, người bệnh cần cân nhắc và nên tham khảo ý kiến bác sĩ sau khi dùng.

Xem thêm

Có thể giảm nhanh triệu chứng bệnh bằng cách sử dụng các loại thuốc bôi Tây y
Có thể giảm nhanh triệu chứng bệnh bằng cách sử dụng các loại thuốc bôi Tây y

Dùng thuốc steroid

Thuốc có chứa steroid hiện nay chủ yếu được sử dụng ở dạng kem bôi. Tác dụng của các loại thuốc này giúp làm giảm ngứa, viêm da. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn từ 1 – 2 tuần. Nếu lạm dụng có thể gây một số tác dụng phụ như rạn da, mỏng da hoặc khiến da bị biến đổi màu.

Chữa bệnh chàm môi bằng phương pháp dân gian

Sử dụng các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên là cách chữa bệnh chàm ở môi được dân gian sử dụng rộng rãi. Một số cách dùng được cho là mang lại hiệu quả trị bệnh nhanh chóng và an toàn là:

Chữa chàm môi bằng dầu dừa

Dầu dừa chứa các enzyme có lợi như: Antifungal, antimicrobial, antibacterial và antioxidant. Đây là những enzyme có tác dụng chữa lành tổn thương trên da, kháng khuẩn gây kích ứng da, giảm ngứa và làm dịu vùng da đang bong tróc. Đồng thời, vitamin E và các axit béo có trong dầu dừa còn cung cấp dưỡng chất làm ẩm, tránh nứt nẻ và làm mềm da.

Cách dùng: Rửa sạch môi sau đó thoa nhẹ nhàng một lớp mỏng dầu dừa trên môi và để ráo. Giữ dầu dừa trên môi khoảng 1 giờ sau đó rửa lại da với nước ấm.

Điều trị chàm môi bằng mật ong

Mật ong có tác dụng giúp bổ sung độ ẩm, giúp kháng khuẩn ngoài da rất tốt. Khi sử dụng để điều trị bệnh chàm môi sẽ làm giảm bớt các triệu chứng viêm trên da môi, ngăn ngừa chàm lan rộng và tránh được tình trạng viêm sưng.

Cách dùng: Rửa sạch môi với nước sau đó thoa một lớp mỏng mật ong nguyên chất lên môi rồi và để khô tự nhiên. Thời gian áp dụng tốt nhất là vào ban đêm trước khi đi ngủ.

Dùng mật ong có tác dụng giảm triệu chứng chàm nhanh chóng
Dùng mật ong có tác dụng giảm triệu chứng chàm nhanh chóng

Chữa chàm môi tại nhà bằng lá trà xanh

Lá trà xanh có nhiều chất chống oxy hóa và các thành phần catechins, sinensis, caffein và một số hoạt chất khác. Có chứa các hợp chất này do đó sử dụng lá trà trị chàm môi mang lại hiệu quả điều trị nhanh chóng.

Cách dùng:

  • Lấy một nắm lá trà xanh, rửa sạch, cho vào nồi với một chút nước, nấu lửa nhỏ đến khi sôi.
  • Khi nước nguội thì dùng bông gòn thấm lên vùng môi bị chàm.
  • Mỗi ngày thực hiện từ 3 – 4 lần để cải thiện tình trạng chàm môi nhanh chóng, bên cạnh đó còn làm mềm mại da môi và giúp kích thích da tái tạo.

Chữa chàm môi bằng Đông y

Các bài thuốc Đông y chữa chàm môi thường sử dụng các vị thuốc có sẵn trong tự nhiên nên đảm bảo an toàn cho cơ thể. Người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc để điều trị tình trạng chàm gây bong tróc môi như sau:

Bài thuốc 1: Chuẩn bị tịch lãnh, ngân hoa thán, địa hoàng mỗi loại 20g và đạm trúc diệp, hoàng bá, đỗ phụ, phục linh, khổ sâm, bạch tiễn bì mỗi loại 12g. 

Đem các vị thuốc sắc cùng với 1 lít nước. Đun cho đến khi lượng nước còn khoảng 300ml thì tắt bếp và chắt lấy nước để uống. Mỗi ngày dùng 1 thang thuốc và chia thành 2 – 3 lần uống hết trong ngày.

Bài thuốc 2: Sử dụng 16g trạch tả, 20g nhân trần và nấm lỗ, dã hoa tiêu, trùng bì, phục linh mỗi loại 12g. 

Cho tất cả  vào ấm sắc với khoảng 1 lít nước đến khi còn khoảng 300ml thì tắt bếp và chắt lấy nước uống. Mỗi ngày sử dụng một thang thuốc, kiên trì sử dụng các triệu chứng chàm môi sẽ khỏi hoàn toàn.

Bài thuốc 3: Sử dụng các vị thuốc giần sàng 20g, lá ngải diệp 50g, lá kinh giới 10g, phèn xanh 5g và 50g vỏ cây hoàng bá nam. 

Đem tất cả các dược liệu đun cùng 3 – 4 lít nước. Sau đó chờ nước nguội thì dùng rửa vùng da môi bị chàm. Kiên trì áp dụng mỗi ngày tình trạng bong tróc giảm dân, da trở nên mềm mại hơn.

Sử dụng thuốc Đông y mỗi ngày mang lại hiệu quả trị bệnh khá cao
Sử dụng thuốc Đông y mỗi ngày mang lại hiệu quả trị bệnh khá cao

Biện pháp phòng ngừa bệnh tái phát

Chàm môi là bệnh da liễu xuất hiện phổ biến, nhất là trong mùa Đông. Để ngăn ngừa và giảm tái phát, người bệnh cần:

  • Trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm mỹ phẩm nào, đặc biệt là son môi và son dưỡng, người bệnh nên test phản ứng da trước khi chính thức sử dụng.
  • Tăng cường bổ sung rau xanh, hoa quả tươi chứa nhiều chất xơ và vitamin A, C, E để giúp da khỏe mạnh hơn.
  • Thường xuyên vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát để hạn chế những tác nhân gây bệnh tấn công và xâm nhập gây bệnh. Bên cạnh đó cần thường xuyên đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để tránh tiếp xúc với bụi bẩn.
  • Cần phải vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn uống và sau khi đi vệ sinh.
  • Người bệnh tuyệt đối không được đưa tay lên sờ môi, nặn mụn, bóp mủ, bóc da môi. Điều này vô cùng nguy hiểm và còn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công xâm nhập gây nên các bệnh lý về da khác.
  • Trong thời điều trị bệnh chàm môi, người bệnh cần hạn chế tối đa việc sử dụng các loại mỹ phẩm gây khô da, son, kem dưỡng. 
  • Đối với trường hợp chàm môi có mụn nước thì cần phải vệ sinh sạch sẽ bằng nước muối pha loãng hàng ngày để loại bỏ vi khuẩn bán trên da.
  • Bên cạnh đó không nên liếm môi khi bị bệnh, như vậy sẽ làm ảnh hưởng tới cấu trúc của da môi.

Bệnh chàm môi là một trong những bệnh gây mất thẩm mỹ khiến người bệnh tự ti nhất, đặc biệt là ở phụ nữ. Do đó, khi thấy môi khô ráp lâu ngày không giảm bạn cần tìm hiểu nguyên nhân và áp dụng các biện pháp điều trị kịp thời.

5/5 - (1 bình chọn)

Đừng bỏ lỡ

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tin mới

Top 10 cách chữa viêm âm đạo bằng thuốc nam dứt điểm, hiệu quả

Huyết trắng là gì? Những dấu hiệu bất thường và hướng xử lý kịp thời

Viêm xoang khi mang thai nguy hiểm không? Phải làm sao?

Bệnh Viêm Xoang: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị

Chữa viêm xoang cho bà bầu an toàn KHÔNG TÁC DỤNG PHỤ

Viêm Xoang Mãn Tính Là Gì: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị

TOP 10 thuốc xịt viêm xoang tốt được bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng

16 Cây thuốc nam chữa dạ dày hiệu quả nên sử dụng ngay

11 Loại Lá Tắm Chữa Viêm Da Cơ Địa Dễ Kiếm Và Hiệu Quả

Viêm Da Cơ Địa Ở Tay: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?