Top 10 Cách Trị Thận Yếu Tại Nhà An Toàn, Hiệu Quả Nhất

Thận yếu là một căn bệnh ngày càng phổ biến và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều người chủ quan và không chủ động điều trị bệnh dứt điểm. Dưới đây là một số cách trị thận yếu tại nhà đơn giản, hiệu quả mà ai cũng thực hiện được. 

Top 10 cách trị thận yếu tại nhà tốt nhất

Thận yếu nếu không điều trị kịp thời thì sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nặng làm suy giảm chức năng thận, giảm khả năng lọc máu, bài tiết và thải độc ra khỏi cơ thể. Do vậy, việc điều trị bệnh sớm nhất và đúng cách là điều cần thiết. 

Một số những phương pháp chữa thận yếu tại nhà được áp dụng phổ biến như: 

Đu đủ xanh chữa thận yếu

Trong Đông y, đu đủ xanh là một vị thuốc có tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, bổ thận, thải độc và thanh lọc cơ thể. Do đó, đu đủ xanh là một dược liệu chữa bệnh thận yếu vô cùng hiệu quả tại nhà. Theo nghiên cứu y học hiện đại, đu đủ chứa nhiều vitamin, vi lượng và các khoáng chất giúp nâng cao sức khỏe tổng thể. 

Đu đủ xanh chữa thận yếu tại nhà
Đu đủ xanh chữa thận yếu tại nhà

Cách thực hiện:

  • Người bệnh nên lựa chọn những quả đu đủ bánh tẻ có kích cỡ khoảng 500g.
  • Bạn gọt vỏ, rửa sạch quả, cho thêm một ít muối rồi cho vào nồi hấp cách thủy trong vòng 30 phút.
  • Khi nước thuốc còn nóng, bạn sử dụng ngay để điều trị bệnh. 

Bài thuốc trị thận yếu bằng rau răm

Rau răm không chỉ là một loại rau quen thuộc chế biến thành nhiều món ăn mà còn là một cây thuốc có dược tính cao. Theo đó, rau răm có tính mát, thanh nhiệt nên có chức năng cải thiện hoạt động ở thận và khắc phục triệu chứng bệnh thận yếu. 

Bên cạnh đó, rau răm còn có nhiều công dụng chữa bệnh khác như điều trị cảm cúm, chướng bụng, tiêu chảy, chân tay lạnh… 

Để chữa trị bệnh thận yếu, người bệnh sử dụng một ít rau răm, rửa sạch, giã nhuyễn rồi vắt lấy nước cốt uống. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng rau răm ăn kèm với trứng vịt lộn hoặc nấu cháo rau răm. 

Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng quá nhiều rau răm cùng lúc vì có thể gây ngộ độc. Mỗi lần ăn chỉ nên dùng khoảng 300g rau răm là đủ. 

Mẹo trị thận yếu bằng râu ngô

Từ lâu, râu ngô đã trở thành một vị thuốc thông dụng trong nhiều bài thuốc dân gian. Theo y học cổ truyền, râu ngô có tác dụng giải độc, lợi tiểu, thanh nhiệt nên được sử dụng để chữa các bệnh lý về thận như thận yếu, tiểu rắt, tiểu ra máu, tổn thương bàng quang và thận. 

Trong y học hiện đại, râu ngô có chứa nhiều vitamin, khoáng chất giúp cải thiện tình trạng thận yếu và hỗ trợ nâng cao sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, để chữa dứt điểm bệnh thận yếu bằng râu ngô thì người bệnh phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài.

Uống nước râu ngô chữa thận yếu
Uống nước râu ngô chữa thận yếu

Cách thực hiện:

  • Bạn lựa chọn vài bắp ngô rồi nhặt râu ngô, rửa sạch với nước rồi cho vào nồi đun sôi.
  • Bạn để nước nguội rồi chắt nước ra bát và uống như uống nước lọc hàng ngày
  • Liều lượng sử dụng tốt nhất là 2 bát mỗi ngày.
  • Nước râu ngô chỉ nên uống trong ngày vì để qua đêm sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc và có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau bụng, khó tiêu… 

Thận yếu nên làm gì? Uống nước rau ngổ

Rau ngổ là thực phẩm rất quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày của gia đình người Việt. Ít ai biết rằng loại rau này có dược tính cao và thường dùng để điều trị một số căn bệnh, trong đó có bệnh thận hư thận yếu. 

Theo Đông y, rau ngổ có tác dụng thông mật, giãn cơ, lợi tiểu và tăng chức năng lọc cầu thận. Bên cạnh đó, nó còn có công dụng làm tăng khả năng co giãn mạch máu thận giúp thận hoạt động hiệu quả hơn. Do vậy, điều trị thận yếu bằng rau ngổ không chỉ đạt hiệu quả cao mà còn tiết kiệm chi phí. 

Cách thực hiện:

  • Lựa chọn 20 – 30g rau ngổ tươi, không sâu, ngâm trong nước muối pha loãng để loại bỏ hết vi khuẩn.
  • Người bệnh cắt nhỏ rau ngổ, xay nhuyễn hoặc giã nát rồi vắt lấy nước cốt.
  • Chia thuốc thành 2 lần uống trong ngày vào buổi sáng và buổi chiều. 

Lưu ý, bài thuốc rau ngổ không nên sử dụng cho phụ nữ mang thai bởi nó có chứa chất gây co giãn, phù tạng dẫn đến tình trạng sảy thai. Ngoài ra, rau ngổ thường mọc ở những nơi ẩm ướt như ao, hồ… nên dễ bị nhiễm khuẩn gây hại. 

Bài tập chữa thận yếu cho nam giới tại nhà

Song song với cách điều trị bằng thuốc, người bệnh có thể thực hiện các bài tập tại nhà để nâng cao hiệu quả chữa trị và tăng cường sức tổng thể. Dưới đây là một số bài tập hỗ trợ cải thiện chức năng của thận được nhiều bác sĩ đánh giá cao:

  • Massage gan bàn chân: Gan bàn chân là nơi tập trung nhiều huyệt trong đó có huyệt Dũng Tuyền. Massage gan bàn chân sẽ có tác dụng tiêu tán lượng khí độc và tốt cho thận. Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp cách ngâm chân trong nước muối để điều trị bệnh. 
Massage bàn chân chữa thận yếu tại nhà
Massage bàn chân chữa thận yếu tại nhà
  • Chà xát vành tai: Người bệnh dùng hai tay nắm vào vành tai rồi xoa nhẹ nhàng cho đến khi tai nóng lên. Mỗi ngày, bạn thực hiện từ 2 – 3 lần để tăng cường lưu thông máu, giúp máu đến thận tốt hơn. 
  • Massage bụng và hông: Bụng dưới và hông là các bộ phận có liên quan mật thiết đến thận. Trước khi đi ngủ, bạn nên massage hai vùng này để nạp dưỡng khí vào thận. 

Cách trị thận yếu tại nhà bằng kim tiền thảo

Kim tiền thảo còn được gọi là cây mắt trâu – một trong những vị thuốc được dùng phổ biến chữa bệnh thận yếu. Trong Đông y, thảo dược này có vị ngọt, mặn, tính bình và có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, tiêu viêm, giải độc cơ thể.

Ngoài ra, các nhà khoa học đã tìm thấy trong kim tiền thảo có chứa hàm lượng soyasaponin dồi dào. Đây là một hoạt chất tự nhiên có tác dụng giải độc, thanh nhiệt hiệu quả. Đồng thời, thành phần này còn giúp phục hồi tế bào bị hư hại và tăng cường chức năng ở thận.

Cách thực hiện:

  • Người bệnh chuẩn bị khoảng 20 – 30g kim tiền thảo.
  • Mang nguyên liệu đi rửa sạch rồi cho vào ấm đun với lượng nước vừa đủ.
  • Bạn đun thuốc trên lửa nhỏ trong vòng 1 giờ đồng hồ.
  • Gạn lấy nước rồi chia thuốc thành nhiều lần uống trong ngày, mỗi ngày bạn dùng 1 thang thuốc. 

Rau diếp cá chữa thận yếu tại nhà

Thận yếu phải làm sao? Khi mắc bệnh thận yếu, người bệnh có thể cân nhắc sử dụng rau diếp cá để chữa bệnh. Diếp cá không chỉ là một loại rau ăn sống mà còn có tác dụng thanh nhiệt, tiêu thũng, kháng viêm, lợi thấp. 

Theo y học hiện đại, rau diếp cá chứa nhiều tinh dầu, hyperin, quercetin, myrcene… Các dưỡng chất này có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, làm giãn mạch máu và tăng lượng nước tiểu bài tiết. Nhờ đó, rau diếp cá được sử dụng phổ biến để điều trị các bệnh lý về thận.

Bài thuốc chữa bệnh từ rau diếp cá
Bài thuốc chữa bệnh từ rau diếp cá

Cách thực hiện:

  • Người bệnh chuẩn bị 100g rau diếp cá phơi khô.
  • Bạn rửa sạch rau rồi cho vào ấm và đổ thêm 2 lít nước vào. 
  • Bạn đun sôi nước trên lửa nhỏ trong khoảng 10 phút, chắt nước và uống hàng ngày. 

Cách chữa thận yếu bằng cây nhân trần

Cây nhân trần là một thảo dược thiên nhiên mang đến rất nhiều lợi ích sức khỏe. Thuốc có tác dụng bổ thận và tăng cường chức năng hoạt động cho cơ quan này. Theo nhiều nghiên cứu, cây nhân trần có chứa nhiều thành phần như coumarin, pinen. capilen, flavonoid… Các thành phần này đề có khả năng chống oxy hóa cao, ức chế các gốc tự do gây hại và nhanh chóng làm lành những tổn thương ở thận. 

Cách thực hiện:

  • Người bệnh chuẩn bị khoảng 30g râu ngô cùng 30g nhân trần. 
  • Bạn cho tất cả các dược liệu vào ấm cùng với 1 lít nước.
  • Sắc thuốc trên lửa nhỏ trong khoảng 10 – 15 phút.
  • Bạn chắt lấy phần nước, chia thuốc thành nhiều lần uống trong ngày, mỗi ngày uống 1 thang để điều trị bệnh. 

Cách trị thận yếu tại nhà bằng rễ cỏ tranh

Rễ cỏ tranh có tính hàn, vị ngọt giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu ứ huyết nên thường được sử dụng điều trị một số bệnh như bí tiểu, tiểu ra máu, suy thận cấp. Các nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy rễ cỏ tranh có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị căn bệnh thận yếu. Ngoài ra, dược liệu này có được sử dụng để điều trị tình trạng hạ huyết áp. 

Rễ cỏ tranh chữa bệnh thận yếu
Rễ cỏ tranh chữa bệnh thận yếu

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Người bệnh sắc rễ cỏ tranh cùng với nước, chia thuốc thành 2 lần và uống mỗi ngày vào buổi sáng, chiều.
  • Cách 2: Bạn sắc rễ cỏ tranh cùng với 3 lát gừng tươi cùng 500ml nước. Bạn uống nước thuốc trước khi ăn tối để điều trị bệnh. 

Uống nước cây mực điều trị bệnh thận yếu

Cây mực là một cây thuốc quý trong Đông y. Thảo dược này có tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt và cải thiện chức năng của thận. Bên cạnh đó, cây cỏ mực còn có công dụng bảo vệ và đảm bảo thận hoạt động ổn định. 

Để nâng cao hiệu quả điều trị, người bệnh nên kết hợp cây mực với một số thảo dược khác. Cụ thể như sau:

  • Chuẩn bị nguyên liệu gồm cây nổ, cây quýt gai, cây muối, cây mực mỗi loại 20g.
  • Bạn mang tất cả nguyên liệu đi sắc với 1,2 lít nước đến khi nước cạn còn 200ml thì nhắc xuống.
  • Bạn chia thuốc thành 3 lần uống hết trong ngày. 

Lưu ý khi áp dụng cách chữa trị thận yếu tại nhà

Chữa bệnh thận yếu tại nhà chỉ nên áp dụng cho những trường hợp bệnh nhẹ, mới khởi phát hoặc kết hợp điều trị với những phương pháp khác. Trong quá trình điều trị, bạn chú ý thực hiện những vấn đề sau:

  • Người bệnh phải xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh và không nên ăn nhiều thực phẩm gây hại như đồ ăn nhiều mỡ, cay nóng, chất kích thích gây hại. 
  • Uống đủ nước mỗi ngày từ 2 – 2,5 lít nước để tăng cường hoạt động và loại bỏ các độc tố, từ đó giảm áp lực lên thận.
  • Xây dựng chế độ làm việc, học tập, nghỉ ngơi phù hợp, tránh làm việc căng thẳng gây hại cho sức khỏe.
  • Người bệnh không được nhịn tiểu vì sẽ gây tổn hại đến thận và dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
  • Thường xuyên tập thể dục, tập thao để tăng cường sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh.

Cách trị thận yếu tại nhà có ưu điểm là lành tính, đơn giản và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên phương pháp này cần phải có thời gian điều trị dài lâu. Hy vọng với những bài thuốc trên, người bệnh có thể tham khảo và lựa chọn phương thức điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của mình. 

5/5 - (5 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?