Thận yếu nên ăn gì, không nên ăn gì để phục hồi chức năng thận?

Thận yếu là một trong những căn bệnh nguy hiểm mà nguyên nhân có thể do chế độ ăn uống không hợp lý hàng ngày. Vậy thận yếu nên ăn gì, kiêng gì là tốt? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết rõ những thắc mắc trên. 

Thận yếu nên ăn gì? 

Thận yếu là tình trạng chức năng hoạt động của thận bị suy giảm và rối loạn. Lúc này, thận không còn khả năng đào thải độc tố và chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Một trong những nguyên nhân gây bệnh và khiến bệnh chuyển biến xấu là do chế độ ăn uống không phù hợp, ăn quá nhiều thực phẩm chứa đạm, muối… 

Vì vậy, để hỗ trợ phục hồi chức năng thận, người bệnh nên xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp. Vậy ăn gì tốt cho thận yếu? Dưới đây là những thực phẩm mà người bị thận yếu nên bổ sung: 

Rau xanh – Thực phẩm giúp kiềm hóa nước tiểu

Thường xuyên bổ sung rau xanh trong bữa ăn hàng ngày sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của mỗi người. Rau xanh không chỉ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn mà còn cải thiện chức năng ở thận, giúp các hoạt động ở bộ phận này diễn ra dễ dàng hơn. 

Người bị thận yếu nên bổ sung nhiều rau xanh
Người bị thận yếu nên bổ sung nhiều rau xanh

Hầu hết các loại rau xanh đều có khả năng trung hòa dịch vị với nồng độ pH cao và có tác dụng kiềm hóa nước tiểu. Nồng độ pH trong rau xanh sẽ giúp quá trình bài tiết diễn ra dễ dàng hơn và tránh tạo áp lực lên thận. Bên cạnh đó, các hợp chất được tìm thấy trong rau xanh như beta-carotene, riboflavin, niacin… khi được dung nạp vào cơ thể sẽ có tác dụng thanh lọc cơ thể và bài tiết độc tố. 

Từ những lý do trên, việc bổ sung rau xanh vào chế độ ăn uống mỗi ngày là rất cần thiết vì chúng hỗ trợ làm sạch máu, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. 

Thực phẩm giúp phục hồi tổn thương ở thận – Cá hồi

Cá hồi là một trong những loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người mắc bệnh thận yếu. Đây là nguồn thực phẩm cung cấp một lượng omega 3 dồi dào cho cơ thể. Theo đó, omega 3 là một loại axit béo không no, có tác dụng giảm viêm, thúc đẩy phục hồi những tổn thương và chống oxy hóa.

Chính vì thế, thường xuyên ăn cá hồi sẽ giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi những tổn thương đồng thời nâng cao chức năng làm việc ở thận và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.

Thận yếu nên ăn gì? Tỏi

Tỏi không chỉ là một gia vị quen thuộc mà còn là vị thuốc không thể thiếu trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Hoạt chất allicin có trong tỏi có khả năng ức chế hoạt động và tiêu diệt các yếu tố gây bệnh như vi nấm, virus, ký sinh trùng… Do vậy, việc bổ sung tỏi vào chế độ ăn uống hàng ngày sẽ giúp thúc đẩy quá trình phục hồi ở thận, kháng viêm và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý khác, chẳng hạn như nhiễm trùng thận.

Chưa hết, hoạt chất allicin được tìm thấy trong tỏi còn có khả năng làm giảm nồng độ cholesterol, làm sạch máu và duy trì huyết áp ở mức ổn định. Theo đó, huyết áp là một trong những vấn đề tác động và ảnh hưởng đến thận. Nếu duy trì huyết áp ở mức độ ổn định thì sẽ giảm áp lực lên thận và bệnh nhanh chóng thuyên giảm. 

Cung cấp dưỡng chất và năng lượng cho cơ thể từ khoai lang

Khoai lang được đánh giá là một trong những loại rau củ tốt cho sức khỏe và mang đến nhiều lợi ích cho người mắc các bệnh lý về thận. Loại củ này chứa một hàm lượng tinh bột, chất xơ, chất khoáng và các vitamin giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. 

Khoai lang cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể
Khoai lang cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể

Hơn nữa, khi so sánh với các loại ngũ cốc khác thì người ta thấy được rằng hàm lượng đường tồn tại trong khoai lang sẽ thấp hơn. Chính vì thế, ăn khoai lang mỗi ngày sẽ giúp giảm áp lực lên thận, ổn định huyết áp, cung cấp một nguồn năng lượng dồi dào và đảm bảo cho các hoạt động của thận. 

Chưa hết, beta-carotene được tìm thấy trong khoai lang còn công dụng tăng cường sức đề kháng, nhanh chóng phục hồi những tổn thương và loại bỏ các tác nhân gây hại cho thận. 

Bổ sung táo vào bữa ăn hàng ngày giúp ổn định chức năng ở thận

Táo là một trong những loại trái cây chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe tổng thể. Hàm lượng epicatechin flavonoid trong táo có khả năng duy trì huyết áp ở mức độ ổn định và làm giảm cholesterol. 

Bên cạnh đó, thường xuyên ăn táo mỗi ngày, bạn có thể phòng ngừa nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Chẳng hạn như làm giảm nguy cơ đột quỵ, bảo vệ tim mạch và giảm áp lực lên thận. 

Thận yếu nên ăn gì? Sử dụng các loại đậu thay thế đạm động vật

Các loại đậu là nguồn đạm thực vật mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe người bệnh và có thể thay thế đạm động vật. Khi sử dụng đậu trong các bữa ăn hàng ngày, cơ thể vẫn được bổ sung đầy đủ một lượng protein cần thiết và các thành phần dinh dưỡng khác nhưng không gây hại đến thận. 

Ngoài ra, thành phần chính của các loại đậu còn là hợp chất thực vật với nhiều axit amin rất tốt. Những dưỡng chất này có khả năng thanh lọc cơ thể, loại trừ các gốc tự do gây hại và làm giảm nồng độ cholesterol trong cơ thể. 

Ớt chuông tốt cho người mắc bệnh thận yếu

Theo các chuyên gia, người bị thận yếu nên bổ sung ớt chuông vào khẩu phần ăn uống hàng ngày. Bởi ớt chuông có chứa một hàm lượng lớn lycopene và nhiều hợp chất thực vật khác. Các hợp chất này khi được đưa vào cơ thể sẽ phát huy tác dụng chống oxy hóa, điều hòa nồng độ điện giải và làm lành những tổn thương trong cơ thể.

Bên cạnh đó, ớt chuông còn chứa nhiều chất xơ, vitamin. Đây là những dưỡng chất tốt giúp thanh lọc cơ thể, tốt cho hệ tiêu hóa và loại bỏ những độc tố có trong máu. 

Thận yếu nên ăn gì? – Quả bơ cung cấp nguồn năng lượng dồi dào 

Thận yếu nên ăn hoa quả gì? Quả bơ là một sự lựa chọn hoàn hảo trong bữa ăn hàng ngày của những người mắc bệnh thận yếu. Thành phần chính trong loại quả này bao gồm vitamin, khoáng chất, axit béo không no. Nhờ đó, quả bơ sẽ cung cấp một nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể. Hơn thể nữa một số dưỡng chất có trong quả bơ còn có khả năng làm giảm nồng độ triglyceride và cholesterol trong máu. 

Quả bơ rất tốt cho người bị thận yếu, thận hư
Quả bơ rất tốt cho người bị thận yếu, thận hư

Từ những lợi ích nêu trên, người bị suy thận nên thường xuyên ăn bơ để bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, bảo vệ sức khỏe tim mạch, giữ huyết áp ở mức độ ổn định và cải thiện chức năng ở thận. 

Người thận yếu kiêng ăn gì?

Bên cạnh việc sử dụng các loại thực phẩm lành mạnh để bồi bổ cơ thể, bệnh nhân cũng nên lưu ý và loại bỏ một số loại thực phẩm, đồ uống gây hại cho cơ thể, làm tình trạng bệnh nặng hơn và tăng áp lực lên thận. Vậy thận yếu nên tránh ăn gì?

Thực phẩm chứa nhiều muối và đường làm tăng áp lực lên thận

Thận đảm nhận vai trò bài tiết nước tiểu, lọc máu và cân bằng nồng độ điện giải trong cơ thể. Chính vì thế, khi lạm dụng nhiều muối và đường trong bữa ăn hàng ngày, thận sẽ phải tăng cường hoạt động để đào thải muối, đường dư thừa ra khỏi cơ thể. 

Do vậy, khi giảm dung nạp thực phẩm chứa nhiều muối và đường, áp lực lên thận sẽ giảm đi đáng kể. Đồng thời, bệnh thận yếu sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Một số loại thực phẩm chứa nhiều muối và đường mà bạn cần hạn chế sử dụng như thức ăn nhanh, nước ngọt, bánh kẹo, thịt xông khói, đồ ăn đóng hộp… 

Người bị thận yếu không nên ăn gì? Thực phẩm giàu chất đạm 

Bổ sung một lượng đạm dư thừa sẽ khiến khả năng làm việc của thận bị suy giảm do phải làm việc quá tải. Lượng đạm sau khi được thu nạp sẽ chuyển thành acid uric, ure, creatinin… Những chất này không được loại bỏ hoàn toàn mà tồn động lại trong nước tiểu khiến thận phải làm việc liên tục.

Chính vì thế, ở những người mắc bệnh thận yếu, việc hạn chế dung nạp những thức ăn chứa nhiều đạm là điều cần thiết nhằm giúp giảm áp lực lên thận. 

Rượu bia gây hại cho gan và thận

Rượu bia chắc chắn là những loại đồ uống bạn cần loại bỏ ngay cả khi bạn không mắc phải một căn bệnh nào. Bởi hàm lượng cồn trong loại thức uống này sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất axit lactic. Khi đó, thận phải đào thải liên tục để ưu tiên loại bỏ acid lactic, đồng thời khiến lượng acid uric bị tồn động lại các ống thận. Từ đó, gây nên nhiều bệnh lý và làm suy giảm chức năng ở thận. 

Bên cạnh đó, người bị suy thận cũng không nên hút thuốc lá. Vì thuốc lá là một trong những tác nhân chính gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm như suy thận, ung thư phổi, suy gan… 

Nguyên tắc ăn uống khi bị bệnh thận yếu

Chế độ dinh dưỡng hợp lý là một trong những vấn đề quan trọng mà người bị thận yếu cần hiểu và áp dụng. Điều này sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh và đảm bảo an toàn trong suốt quá trình điều trị. 

Dưới đây là những nguyên tắc ăn uống dành cho người bị thận yếu mà bạn nên tham khảo trong suốt quá trình điều trị:

  • Mỗi bệnh nhân cần biết cách cân bằng thành phần dinh dưỡng, khoáng chất, vi lượng trong mỗi bữa ăn. Người bệnh không nên chỉ tập trung vào một nhóm thức ăn hoặc một chất dinh dưỡng cố định.
  • Không nên kiêng khem quá mức dẫn đến tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng, suy nhược cơ thể và ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.
  • Người bệnh không nên kiêng cữ hoàn toàn các loại thức ăn chứa đạm. Theo đó, người bệnh có thể sử dụng đạm thực vật thay thế đạm động vật vừa bổ sung đủ chất dinh dưỡng vừa duy trì một nguồn năng lượng ổn định cho cơ thể. 
  • Bệnh nhân mắc bệnh thận yếu nên tăng cường bổ sung nhiều nước cho cơ thể, mỗi ngày từ 2 – 2,5 lít nước. Bạn nên chia lượng nước uống trong ngày thành nhiều lần uống, không nên uống quá nhiều nước trong cùng một thời điểm. 
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để hỗ trợ điều trị bệnh và tăng cường sức khỏe. 

Thông qua bài viết trên người bệnh đã biết được thận yếu nên ăn gì, kiêng gì để điều trị bệnh. Qua đó, mỗi người bệnh sẽ biết cách xây dựng cho mình một thói quen ăn uống hợp lý, khoa học nhằm hỗ trợ điều trị bệnh và tăng cường sức khỏe tổng thể. 

4.9/5 - (7 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?