Các cách chữa viêm khớp gối an toàn, nhanh chóng

Chữa viêm khớp gối như thế nào là một vấn đề mà hầu hết bệnh nhân đều lo lắng. Bởi bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng vận động và đi lại của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn những cách chữa viêm đau khớp gối an toàn và nhanh chóng. 

Các cách chữa viêm khớp gối hiệu quả nhất hiện nay

Viêm khớp gối là tình trạng sụn và xương dần bị bào mòn, mất chất bôi trơn. Khi người bệnh vận động, các đầu xương sẽ cọ xát gây viêm và đau nhức. 

Viêm khớp gối có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng thường gặp nhất là ở người trên 45 tuổi. 

Theo các chuyên gia, viêm khớp gối là một căn bệnh không quá nguy hiểm nhưng cần phải được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tùy theo mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ xem xét và áp dụng phương pháp điều trị cho phù hợp.

Dưới đây là những cách chữa viêm khớp gối hiệu quả nhất hiện nay: 

Thuốc trị viêm khớp gối Tây y

Sử dụng thuốc Tây y để điều trị bệnh viêm khớp gối là một trong những phương pháp được nhiều người lựa chọn hiện nay. Bởi thuốc Tây y thường giúp giảm đau, giảm viêm nhanh chóng. 

Thuốc Tây y giúp giảm viêm và giảm đau khớp nhanh chóng
Thuốc Tây y giúp giảm viêm và giảm đau khớp nhanh chóng

Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào triệu chứng và loại viêm khớp gối mắc phải mà bác sĩ sẽ kê toa sử dụng các loại thuốc Tây y khác nhau. Thông thường, một số loại thuốc Tây y thường được dùng để điều trị như:

  • Thuốc giảm đau: Thuốc có công dụng làm dịu nhanh các cơn đau và viêm ở đầu gối, Trong trường hợp có biến chứng sốt, thuốc cũng giúp hạ sốt nhanh chóng. Một số loại thuốc giảm đau thường dùng bao gồm Acetaminophen, Tramadol, Vicodin, Tylenol, Paracetamol…
  • Thuốc kháng viêm không steroid: Thuốc được điều chế dưới dạng kem bôi, miếng dán, viên uống và có tác dụng chống viêm, giảm sưng đau khớp gối. Ibuprofen hay Aleve là hai loại thuốc kháng viêm thường được bác sĩ kê toa sử dụng.
  • Thuốc DMARDs: Thuốc chống thấp khớp thay đổi bệnh thường được sử dụng cho trường hợp viêm khớp dạng thấp. Thuốc có tác dụng ức chế hệ miễn dịch tấn công vào khớp gối. Một số loại thuốc DMARDs thường sử dụng như Methotrexate, Hydroxychloroquine. 
  • Thuốc sinh học: Thuốc thường được dùng kèm với thuốc DMARDs nhằm điều chỉnh và ổn định lại hoạt động của hệ miễn dịch. Etanercept (Enbrel) Infliximab (Remicade) là hai loại thuốc sinh học thường được sử dụng điều trị viêm khớp gối. 

Khi điều trị bằng thuốc Tây, người bệnh nên lưu ý sử dụng đúng liều lượng thuốc, tránh lạm dụng. Vì thuốc Tây có thể gây ra tác dụng phụ như nóng trong người, nhờn thuốc và gây suy giảm chức năng thận, gan. 

Đông y chữa viêm khớp gối

Trong y học cổ truyền, bệnh viêm khớp gối thuộc phạm vi chứng tý với các triệu chứng như đi lại khó khăn, đau sưng khớp, khớp kêu lạo xạo khi di chuyển. 

Bệnh viêm đau khớp gối xảy ra bởi các tác nhân bên trong và bên ngoài. Trong đó, tác nhân bên trong là do tạng can suy hư, khí huyết suy giảm, không làm chủ được gân cốt, gây ra tình trạng tê mỏi, sưng viêm khớp. Nguyên nhân bên ngoài là do thời tiết thay đổi thất thường khiến phong, thấp, tà, hàn xâm nhập. 

Nguyên tắc điều trị viêm khớp gối trong Đông y là chữa từ căn nguyên của bệnh. Các bài thuốc Đông y giúp cải thiện triệu chứng lâm sàng và bồi bổ khí huyết trong cơ thể, giúp đưa tà khí ra ngoài và phục hồi gân cốt. 

  • Bài thuốc số 1: Đương quy, kê huyết đằng, dạ giao đằng, tang ký sinh, tang chi, ngân hoa, ngưu tất, tần giao, liên kiều, hoàng kỳ mỗi vị 20g, cam thảo và mộc dược mỗi thứ 10g. Người bệnh sắc thuốc và uống mỗi ngày 1 thang. 
  • Bài thuốc số 2: Quế chi, tế tân và cam thảo bắc mỗi thứ 4g, xuyên khung và tần giao mỗi vị 8g, sinh địa, độc hoạt, đương quy, đẳng sâm, ngưu tất bắc, đỗ trọng bắc mỗi vị 12g. Người bệnh uống mỗi ngày 1 thang để đạt hiệu quả chữa bệnh tối đa. 
  • Bài thuốc số 3: Quất hồng, tam lăng, thổ bối mẫu, nga truật và bạch giới tử mỗi thứ 15g, trầm hương 2g, đan sâm 30g. Bệnh nhân cũng sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang. 

Các bài thuốc Đông y chữa viêm khớp gối thường có tác dụng chậm hơn Tây y, do vậy người bệnh phải kiên nhẫn uống thuốc trong một thời gian dài. Bên cạnh đó, người bệnh nên đến bác sĩ Đông y thăm khám chính xác bệnh trước khi uống thuốc. 

Chữa viêm khớp gối bằng mẹo tại nhà

Hiện nay, nhiều người áp dụng các bài thuốc dân gian chữa bệnh tại nhà bởi thuốc an toàn, lành tính và dễ sử dụng. Nguyên liệu thuốc cũng rất dễ tìm và giá thành rẻ. 

Dưới đây là một số vị thuốc nam có tác dụng chữa viêm khớp gối tại nhà:

Cách chữa đau khớp gối tại nhà bằng ngải cứu

Từ lâu, dân gian lưu truyền ngải cứu là một trong những phương thuốc hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp, trong đó có bệnh viêm khớp. Ngải cứu có chứa tinh dầu giúp kháng khuẩn và giảm đau hiệu quả. 

Cách thực hiện: 

  • Bạn rửa sạch một bó ngải cứu rồi giã nát.
  • Trộn ngải cứu với mật ong nguyên chất rồi chắt lấy nước uống.
  • Mỗi ngày bạn chia ra làm 2 lần thuốc để uống. 

Điều trị viêm khớp gối cấp với nghệ

Nghệ có công dụng tuyệt vời trong việc làm đẹp của chị em phụ nữ. Bên cạnh đó, ít ai biết rằng nghệ còn có tác dụng ức chế các tác nhân gây viêm nhiễm khớp gối. Hợp chất curcumin trong nghệ giúp giảm tê cứng xương khớp nhanh chóng. 

Nghệ có tác dụng ức chế các tác nhân gây viêm khớp
Nghệ có tác dụng ức chế các tác nhân gây viêm khớp

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị 1 lòng đỏ trứng gà, 1 muỗng bột nghệ, 2 muỗng dầu dừa. 
  • Trộn tất cả các nguyên liệu lại thành hỗn hợp rồi cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
  • Bạn cho ra ly và uống, mỗi ngày uống 1 lần để điều trị bệnh. 

Chữa viêm khớp gối bằng thuốc nam từ lá lốt

Lá lốt không chỉ là nguyên liệu chế biến các món ăn mà còn là một bài thuốc dân gian chữa đau khớp gối tại nhà. Theo Đông y, lá lốt có chứa nhiều hoạt chất điều trị phong hàn, tê chân, tê tay, đau nhức xương khớp. 

Cách thực hiện: 

  • Bạn rửa sạch 200g lá lốt rồi đun với 2 lít nước trong vòng 5 phút.
  • Sau đó, bạn chắt lấy nước cốt lá lốt để uống. 
  • Uống đều đặn mỗi ngày để giảm nhanh triệu chứng đau nhức. 

Các mẹo dân gian chỉ hỗ trợ điều trị bệnh chứ không thể thay thế hoàn toàn thuốc đặc trị hoặc phương pháp y khoa khác. Do đó, người bệnh không nên quá phụ thuộc vào bài thuốc. 

Điều trị ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa là phẫu thuật chữa đau khớp gối. Người bệnh sẽ được thăm khám, chẩn đoán bệnh và áp dụng phương pháp phẫu thuật cho phù hợp. Những trường hợp như sau sẽ được chỉ định phẫu thuật:

  • Điều trị bằng thuốc và các phương pháp khác nhưng không mang lại hiệu quả.
  • Đầu gối bị đau nhức nhiều và ảnh hưởng đến khả năng đi lại, vận động.
  • Có nguy cơ bị biến dạng, tàn phế và sụn khớp bị phá hủy nghiêm trọng. 
Phẫu thuật viêm khớp gối được áp dụng trong nhiều trường hợp khác nhau
Phẫu thuật viêm khớp được áp dụng trong nhiều trường hợp khác nhau

Đối với bệnh viêm khớp gối, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp phẫu thuật như sau: 

  • Phẫu thuật nội soi khớp: Bệnh nhân sẽ được rạch một đường nhỏ ngoài da để bác sĩ đưa các dụng cụ chuyên dụng vào bên trong. Bác sĩ sẽ loại bỏ các phần xương sụn bị bệnh, đồng thời sữa chữa vết rách ở sụn và dây chằng nếu có. Phương pháp này ít gây ra đau, hồi phục nhanh hơn và hạn chế được những biến chứng sau phẫu thuật.
  • Phẫu thuật ghép sụn: Phương pháp này được tiến hành bằng cách lấy các mô sụn từ những vùng khác trên cơ thể để ghép vào quanh đầu xương và sửa chữa những tổn thương ở khớp. 
  • Thay khớp gối bán phần hoặc toàn phần: Bác sĩ sẽ loại bỏ phần khớp gối bị tổn thương và thay thế một khớp khác làm bằng nhựa hoặc kim loại. Sau điều trị, bệnh nhân cần tập vật lý trị liệu để làm quen với khớp gối mới. 

Vật lý trị liệu

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc Tây, người bệnh nên kết hợp với các bài tập vật lý trị liệu nhằm nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian chữa trị. Vật lý trị liệu sẽ giúp tăng cường độ linh động của xương khớp, từ đó hạn chế gây áp lực lên xương khớp. 

Một số phương pháp vật lý trị liệu được sử dụng để điều trị viêm khớp gối như sau:

  • Tập luyện: Tập luyện sẽ giúp tăng cường sức khỏe lên các cơ, xương ở khớp gối, từ đó giúp cải thiện tình trạng đau nhức hiệu quả. Một số bài tập viêm khớp gối mà bạn có thể thực hiện như kéo dãn cơ, nâng bắp chân, đi bộ, leo cầu thang…
  • Châm cứu, bấm huyệt: Phương pháp này là dùng lực của tay hoặc kim châm để tác động lên các huyệt đạo. Cách này sẽ giúp tuần hoàn máu, thư giãn thần kinh, xoa dịu cơn đau và giúp khớp linh hoạt hơn. Một số huyệt đạo được tác động vào để điều trị đau khớp gối như lăng tuyền, huyết hải, túc tam lý, a thị huyệt… 
  • Mang nẹp: Người bệnh có thể sử dụng nẹp cố định khớp gối và tránh ảnh hưởng đến khớp gối mỗi khi vận động. Mang nẹp sẽ giúp giảm đau và đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương. 
  • Chườm nóng: Nhiệt nóng từ túi chườm tỏa ra sẽ giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu ở khớp gối. Từ đó, tình trạng sưng đau ở khớp sẽ thuyên giảm đáng kể. Mỗi lần người bệnh chườm 15 – 20 phút để giảm triệu chứng. 

Lưu ý khi điều trị và cách phòng ngừa bệnh tái phát

Để quá trình điều trị diễn ra tốt nhất và hạn chế được nguy cơ tái phát bệnh viêm khớp gối, người bệnh cần lưu ý một số điều như sau:

  • Duy trì cơ thể ở một mức trọng lượng vừa phải, tránh tăng cân béo phì và tạo áp lực lên khớp gối.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp với đầy đủ chất dinh dưỡng tốt cho xương khớp và cho sức khỏe tổng thể. Người bệnh nên bổ sung hàm lượng cao các chất như vitamin D, canxi, kali…
Bổ sung canxi, vitamin D và các chất dinh dưỡng khác cho xương khớp
Bổ sung canxi, vitamin D và các chất dinh dưỡng khác cho xương khớp
  • Hình thành lối sống lành mạnh bằng cách thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe, nghỉ ngơi hợp lý. 
  • Người bệnh nên có biện pháp bảo vệ đầu gối khi làm việc nặng, khuân vác vật nặng để tránh tổn thương. 
  • Luôn duy trì tinh thần, thoải mái, lạc quan, tránh căng thẳng mệt mỏi. Hạn chế hút thuốc lá, uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích gây hại cho sức khỏe. 

Bài viết trên đã tổng hợp cho bạn thông tin về những cách chữa viêm khớp gối. Khi phát hiện các triệu chứng, người bệnh không nên chủ quan mà cần đến bác sĩ chuyên khoa để xem xét, xử lý kịp thời, tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.

Đánh giá bài viết

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?