Bị Đau Dạ Dày Nên Làm Gì Giúp Kiểm Soát Cơn Đau Ngay?

Bị đau dạ dày nên làm gì giảm đau nhanh là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Tình trạng viêm loét trên niêm mạc khiến người bệnh gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu. Bệnh xuất hiện ở nhiều đối tượng có nghề nghiệp và độ tuổi khác nhau. Do đó, việc tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu.

Đau dạ dày là bệnh lý đặc trưng với các cơn đau ở hạ sườn trái và vùng ức (thượng vị). Nguyên nhân gây bệnh có thể xuất phát từ chế độ ăn uống, sinh hoạt hoặc công việc của người bệnh. Dưới đây là những nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày thường gặp nhất:

Đau dạ dày có thể do nhiều nguyên nhân gây ra
Đau dạ dày có thể do nhiều nguyên nhân gây ra
  • Do chế độ ăn thiếu khoa học kéo dài
  • Giờ giấc sinh hoạt thất thường
  • Do nhiễm khuẩn HP
  • Tâm lý bất ổn
  • Tác dụng phụ của thuốc Tây

Có thể thấy, đau dạ dày liên hệ mật thiết tới cuộc sống hàng ngày. Việc nắm rõ nguyên nhân gây bệnh giúp người bệnh định hình được phương pháp điều trị và phòng ngừa tốt hơn.

Bị đau dạ dày nên làm gì? Cách xử lý nhanh

Câu hỏi đặt ra là trong trường trường hợp đau dạ dày cấp, người bệnh nên làm gì để kiểm soát cơn đau ngay lập tức. Bạn có thể lựa chọn một trong những phương án xử lý nhanh sau đây:

Bị đau dạ dày nên làm gì - Một chút ruột bánh mì giúp thấm hút dịch vị, giảm đau nhanh chóng
Bị đau dạ dày nên làm gì – Một chút ruột bánh mì giúp thấm hút dịch vị, giảm đau nhanh chóng
  • Uống thêm nước ấm: Cơn đau cấp có thể do dạ dày tăng tiết acid dạ dày đột ngột. Lúc này, một ly nước ấm sẽ giúp bạn pha loãng nồng độ acid và nhanh chóng thoát khỏi cơn đau.
  • Ăn một mẩu ruột bánh mì (hoặc bánh quy): Bánh mì khô hoặc bánh quy giúp thấm hút bớt dịch tiêu hóa. Nhờ đó, hạn chế được sự tấn công của acid dạ dày và enzyme tiêu hóa lên niêm mạc, làm dịu cơn đau.
  • Thuốc trung hòa acid: Thường là các loại thuốc chứa thành phần muối carbonate. Thuốc tạo ra phản ứng trung hòa ngay lập tức khi vào đến dạ dày. Nhờ đó, các cơn đau được kiểm soát nhanh chóng.
  • Thuốc kháng acid: Là thuốc có thành phần Al(OH)3 hoặc Mg(OH)2. Thuốc tạo thành một lớp gel bám vào các vết viêm, loét và niêm mạc dạ dày. Nhờ đó ngăn tác động của acid lên niêm mạc giúp giảm đau.

Trên đây là một số gợi ý cho câu hỏi “đau dạ dày nên làm gì để giảm đau”? Sau khi cơn đau được kiểm soát, bạn cần đến cơ sở y tế để thăm khám xác định rõ nguyên nhân. Các bước điều trị tiếp theo cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để có kết quả tốt nhất.

Trường hợp mãn tính, bị đau dạ dày nên làm gì?

Với những trường hợp đau dạ dày mãn tính, đa số bệnh nhân đều có kinh nghiệm hơn khi biết bị đau dạ dày nên làm gì. Bên cạnh việc kiểm soát cơn đau, bệnh nhân cần phải chú trọng đến việc loại bỏ hay ức chế nguyên nhân gây bệnh.

Dưới đây là những phương pháp được áp dụng trong điều trị đau dạ dày mạn.

Sử dụng thuốc Tân dược

Sử dụng thuốc tân dược phương pháp điều trị đau dạ dày phổ biến nhất. Thông thường, một phác đồ thuốc điều trị thường bao gồm nhiều loại thuốc tùy theo vấn đề cụ thể của người bệnh.

Phác đồ điều trị đau dạ dày gồm nhiều loại thuốc khác nhau
Phác đồ điều trị đau dạ dày gồm nhiều loại thuốc khác nhau
  • Thuốc kháng sinh: Thường phối hợp sử dụng Amoxicillin, Clarithromycin, Metronidazol,… Thuốc điều trị cho các trường hợp đau dạ dày có nhiễm khuẩn HP. Hiện nay, tỷ lệ kháng thuốc của vi khuẩn HP rất cao, do đó bệnh nhân cần tuân thủ đúng phác đồ để có hiệu quả điều trị tốt nhất.
  • Thuốc kháng acid: Thuốc có tác dụng trung hòa bớt lượng acid dư thừa trong dạ dày. Nhờ đó, triệu chứng đau nhói thượng vị, nóng dạ dày được giải quyết nhanh chóng. Thuốc được sử dụng phổ biến như: Hydroxit nhôm, Hydroxit magie, muối Cacbonat,…
  • Thuốc giảm tiết acid dạ dày: Nhóm thuốc này giúp kiểm soát nồng độ acid dạ dày tiết ra trong cả ngày nhờ cơ chế ức chế proton hay kháng thụ thể H2. Một số hoạt chất điển hình của nhóm này như: Esomeprazole, Omeprazole, Lansoprazole, Cimetidin, Ranitidin,…
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Là các hỗn hợp Bismuth, dẫn chất của Prostaglandin, các thuốc Sucralfate. Các thuốc này tạo ra một lớp màng bao quanh niêm mạc dạ dày và các ổ viêm loét. Từ đó, ngăn chặn sự bào mòn của acid dịch vị và các enzyme tiêu hóa tấn công. 

Ưu điểm của thuốc tân dược trong điều trị đau dạ dày là tác dụng nhanh. Sau khi sử dụng khoảng 30 phút là các triệu chứng có thể được kiểm soát hoàn toàn. Tuy nhiên, thuốc tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ cũng như khả năng nhờn thuốc, kháng thuốc. Do đó, bệnh nhân cần thận trọng trong quá trình uống thuốc.

Dùng thuốc Đông y

Phương pháp điều trị bệnh bằng Đông y là xu hướng lựa chọn của nhiều bệnh nhân trong thời gian gần đây. Việc sử dụng thuốc Đông y giúp hạn chế được nguy cơ tác dụng phụ khi phải điều trị kéo dài.

Trong Đông Y, dạ dày được gọi là vị. Chức năng của vị liên hệ mật thiết với chức năng của can (gan) và yếu tố tình chí. Lý giải như khi bệnh nhân mệt mỏi, tâm thần căng thẳng hoặc chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học có thể khiến can khí uất kết. Tình trạng này làm rối loạn khí trong vị và khả năng thanh giáng trọc của tỳ vị. Lâu ngày, can khí hóa hỏa làm tổn thương dạ dày gây đau, ợ hơi, ợ nóng, đầy chướng bụng,…

Tùy theo thể trạng và mức độ bệnh, các thầy thuốc sẽ điều trị dựa trên sự phối hợp nhiều loại dược liệu khác nhau. Đa số bài thuốc đều dựa trên cơ chế cân bằng và điều hòa chức năng can, tỳ, vị. Từ đó giúp phục hồi chức năng dạ dày. Điều bạn cần làm là tuân thủ đúng liệu trình đã được bác sĩ hướng dẫn.

Mẹo dân gian điều trị 

Đây là những phương pháp kết hợp một số thảo dược hàng ngày giúp kiểm soát triệu chứng đau dạ dày. Tuy nhiên, chúng chỉ là liệu pháp hỗ trợ và không thể thay thế thuốc điều trị. Một số thảo dược giúp giảm đau dạ dày được sử dụng phổ biến như:

Trà hoa cúc giúp thư giãn thần kinh, giảm cơn đau co thắt
Trà hoa cúc giúp thư giãn thần kinh, giảm cơn đau co thắt
  • Trà hoa cúc: Trà hoa cúc có tác dụng an thần, giảm kích thích của hệ thần kinh thực vật. Nhờ đó, góp phần ổn định nhu động của dạ dày. Do đó, sử dụng trà hoa cúc mỗi ngày sẽ giúp bạn tránh được những cơn đau do co thắt dạ dày gây ra.
  • Trà gừng: Gừng giúp ấm tỳ vị và điều hòa khí lưu thông trong ống tiêu hóa. Do đó, một ly trà gừng nhỏ sau bữa ăn sẽ giúp bạn đẩy lùi được tình trạng đầy chướng bụng, khó tiêu.
  • Cam thảo: Cam thảo có tác dụng kiểm soát acid dạ dày rất tốt. Do đó, việc bạn ngậm vài lát cam thảo hay thêm chúng vào ly trà mỗi ngày sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi dạ dày tăng tiết acid.

Đau dạ dày mạn tính ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và hiệu quả công việc của người bệnh. Do đó, bệnh nhân cần cân nhắc kỹ lưỡng vấn đề đau dạ dày thì nên làm gì để giảm đau và bảo vệ sức khỏe. Trước khi lựa chọn bất kỳ phương pháp nào, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn điều trị phù hợp.

Biện pháp phòng ngừa đau dạ dày tái phát

Đau dạ dày là bệnh lý dễ mắc phải, khó điều trị và thường xuyên tái phát. Do đó, để bảo vệ sức khỏe của bản thân một cách tốt nhất, bạn cần lưu ý thực hiện những biện pháp dưới đây:

Bạn Bị đau dạ dày nên làm gì? Cần tái khám thường xuyên để kiểm soát bệnh tái khám thường xuyên để dễ dàng kiểm soát tiến triển của bệnh đau dạ dày
Bị đau dạ dày nên làm gì? Cần tái khám thường xuyên để kiểm soát bệnh
  • Thăm khám thường xuyên: Điều này giúp bác sĩ dễ dàng theo dõi sự tiến triển của bệnh và điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp. Việc tái khám đúng hẹn cũng giúp bạn xác định được chính xác thời điểm ngưng dùng thuốc là khi nào.
  • Ăn uống khoa học: Hãy đảm bảo rằng chế độ ăn của bạn được hạn chế tối đa các thực phẩm ăn nhanh và đồ ăn công nghiệp đóng gói. Ngoài ra, các thực phẩm không tốt cho dạ dày như: rượu, bia, thuốc lá, cà phê, ớt, mù tạt,… cũng cần được loại bỏ khỏi khẩu phần ăn hàng ngày của bạn.
  • Ăn uống đúng giờ: Hãy nhớ rằng, sự tiêu hóa của dạ dày gần như được lập trình theo thói quen ăn uống của bạn. Điều đó có nghĩa là nếu bạn ăn uống thất thường thì dạ dày của bạn cũng hoạt động một cách bất ổn. Vậy nên, hãy ăn đúng bữa, đủ bữa và với lượng vừa phải.
  • Ngủ đúng giờ: Thức quá 11h đêm làm tăng tiết acid và tăng nguy cơ đau dạ dày. Do đó, hãy đi ngủ sớm để có một dạ dày khỏe mạnh.
  • Tránh căng thẳng: Bảo vệ hệ thần kinh của bạn giúp dạ dày tránh được kích thích tối đa. Một tâm lý vui vẻ, thoải mái sẽ kiểm soát được hàm lượng acid và nhu động co bóp của  dạ dày ổn định. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế được tối đa nguy cơ đau dạ dày.
  • Uống thuốc theo chỉ định: Thuốc Tây có rất nhiều tác dụng phụ mà bạn không thể lường trước. Do đó, nếu không có chỉ định từ bác sĩ, bạn không nên lạm dụng thuốc chữa bệnh để tránh ảnh hưởng cho dạ dày.

Trên đây là chia sẻ tổng quát về cách xử lý nhanh và phòng ngừa bệnh đau dạ dày. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc  “bị đau dạ dày nên làm gì”? Bất cứ khi nào cần tư vấn chuyên khoa về sức khỏe, bạn nên chủ động tìm đến cơ sở y tế và lắng nghe ý kiến của bác sĩ. Tránh việc nôn nóng điều trị, lạm dụng thuốc bừa bãi gây nguy hiểm cho sức khỏe.

4.8/5 - (5 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?