Đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống bệnh gì? Cách phòng ngừa

“Đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống là bệnh gì?”. Đây là câu hỏi của rất nhiều người bệnh. Bệnh lý này là một trong những tình trạng phổ biến ở độ tuổi trung niên và người cao tuổi. Bài viết dưới đây cung cấp những thông tin cần thiết về tình trạng này.

Đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống là bệnh gì?

Khớp gối là cơ quan quan trọng giúp quá trình di chuyển và đi lại của con người thuận lợi hơn. Đây cũng là bộ phận có tần suất hoạt động cao, đồng thời thường xuyên chịu áp lực của cơ thể.

Khi khớp gối hoạt động quá mức hoặc có tác động cơ học sẽ có cảm giác đau, khó chịu. Ngoài ra còn xuất hiện tình trạng đau nhức và tê cứng khi người bệnh đứng lên ngồi xuống.

Bên cạnh đó, hiện tượng đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống còn là dấu hiệu của một số bệnh lý về xương khớp. Trong đó dị tật bẩm sinh và thoái hóa khớp gối là 2 nguyên nhân phổ biến nhất.

Nếu như người bệnh gặp tình trạng này, biểu hiện kèm theo thường là sưng tấy đỏ khớp gối, tê bì. Thậm chí khi di chuyển có thể nghe thấy các âm thanh lục cục rõ ràng.

Đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống có thể là dấu hiệu bệnh lý về xương khớp
Đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống có thể là dấu hiệu bệnh lý về xương khớp

Dưới đây là một số nguyên nhân gây cơ bản:

Bệnh lý thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối thường gặp ở những người lớn tuổi, thường là trên 60 tuổi. Có thể khẳng định đây là bệnh lý có liên quan mật thiết đến tuổi tác. Hiện tượng thoái hóa xảy ra do phần sụn khớp bị bào mòn, xơ hóa gây ra tình trạng đàn hồi kém, các khớp va chạm xảy ra hiện tượng đau nhức.

Triệu chứng đau nhức là biểu hiện điển hình nhất của căn bệnh này. Nhất là khi người bệnh đứng lên ngồi xuống hoặc thực hiện động tác co duỗi khớp khi di chuyển.

Thực tế cho thấy các hoạt động di chuyển làm tăng ma sát lên các đầu xương, tăng áp lực lên đầu khớp khiến các cơn đau diễn ra. Tình trạng đau nhức sẽ suy giảm khi người bệnh nghỉ ngơi và hạn chế đi lại.

Đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống là dấu hiệu bệnh lý thoái hóa khớp
Đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống là dấu hiệu bệnh lý thoái hóa khớp

Người bệnh thoái hóa khớp gối còn có thể xuất hiện một số biểu hiện như hiện tượng tê bì tay chân hoặc âm thanh lục cục phát ra tại khớp gối.

Điều nguy hiểm nhất là bệnh thoái hóa khớp gối thường không có nhiều biểu hiện đặc trưng ở giai đoạn đầu. Do đó, người bệnh thường chỉ phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn nên việc điều trị khó khăn hơn nhiều.

Bệnh lý viêm khớp dạng thấp

Bệnh viêm khớp dạng thấp là nguyên nhân gây ra hiện tượng đau khớp gối. Ngoài ra, một số biểu hiện khác kèm theo như đầu gối sưng đỏ, nóng rát. Người bệnh còn có cảm giác đau nhức cơ thể, sốt cao và ớn lạnh.

Đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống là bệnh lý viêm khớp dạng thấp
Đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống là bệnh lý viêm khớp dạng thấp

Bệnh có thể xảy ra ở nhiều đối tượng như thanh niên, trung niên và người cao tuổi. Bệnh lý cũng gây tổn thương có tính chất đối xứng tức là hiện tượng viêm xảy ra ở cả 2 bên đầu gối.

Đau khớp gối do dị tật bẩm sinh

Bệnh lý này có thể gây ra hiện tượng đau nhức khớp trong thời gian dài. Người bệnh có thể bắt buộc phải can thiệp bằng phương pháp nội soi để khắc phục. Một số trường hợp không ảnh hưởng nghiêm trọng thì có thể áp dụng các loại thuốc khớp khác. 

Ở khớp gối có 2 sụn chêm, bộ phận này có vai trò  giảm xóc và phân tán lực đồng đều lên toàn bộ hệ thống xương khớp. Nếu như sụn chêm che phủ hết toàn bộ phần mâm chày ngoài thì được gọi là sụn chêm hình đĩa. Đây chính là dạng dị tật bẩm sinh phổ biến gây ra hiện tượng đau vị trí khớp gối nếu đứng lên ngồi xuống.

Đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống do khô khớp gối

Để giúp hoạt động của khớp gối được vận hành một cách trơn tru thì cần bổ sung dịch nhờn cho khớp gối. Khi tuổi tác tăng đồng nghĩa với các hoạt động của chất nhờn kém đi khiến tình trạng khô khớp gối diễn ra. 

Bên cạnh đó hiện tượng này cũng xảy ra ở những người ít vận động. Nguyên nhân là do quá trình vận động màng bao dịch sẽ tiết ra lượng dịch để bôi trơn đầu sụn.

Tuy nhiên với những người ít vận động, lượng dịch này sẽ không được tiết ra dẫn đến xuất hiện tình trạng khô khớp. Do đó, người bệnh nên thường xuyên luyện tập thể thao, có thể lựa chọn một số bộ môn nhẹ nhàng tốt cho khớp gối như: đạp xe, tập yoga,….

[middle_link]

Ảnh hưởng của chấn thương

Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng đau khớp gối. Trường hợp chấn thương nhẹ, khớp gối bị đau khi hoạt động, đặc biệt là khi đứng lên ngồi xuống. Với trường hợp chấn thương nhẹ, hiện tượng đau có thể xảy ra ngay khi nghỉ ngơi, bất động khớp.

Chấn thương cũng là nguyên nhân gây đau khớp gối
Chấn thương cũng là nguyên nhân gây đau khớp gối

Thiếu hụt canxi

Tình trạng thiếu hụt canxi khiến mật độ xương suy giảm. Khi đó, xương dễ dàng bị tổn thương và đau nhức trong quá trình di chuyển và vận động. Nếu không kịp thời khắc phục, tình trạng này sẽ khiến mật độ xương suy giảm nghiêm trọng và gây ra hiện tượng loãng xương.

Đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống phải làm sao?

Đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống là hiện tượng không hiếm gặp. Tình trạng này thường xuyên gặp phải ở người cao tuổi, người thừa cân béo phì, phụ nữ có thai và nhân viên văn phòng.

Nếu như tình trạng gây ra do nguyên nhân vận động quá mức hoặc lười vận động thì có thể tự thuyên giảm sau quá trình nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nếu như nguyên nhân do bệnh lý về xương khớp, do dị tật bẩm sinh thì người bệnh nên thăm khám và điều trị ngay. 

Chẩn đoán đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống

Với các bệnh nhân mắc đau khớp gối do bệnh lý, trước khi kê đơn và thực hiện các biện pháp điều trị, người bệnh cần thực hiện chẩn đoán như sau:

Chụp X - quang là một phương pháp chẩn đoán phổ biến
Chụp X – quang là một phương pháp chẩn đoán phổ biến
  • Khám lâm sàng: Bác sĩ khai thác biểu hiện cũng như tiền sử bệnh lý của người bệnh. Từ đó, sẽ khoanh vùng được căn bệnh bệnh nhân có thể gặp phải.
  • Xét nghiệm hình ảnh: Chẩn đoán bằng hình ảnh giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Các phương pháp được thực hiện bao gồm chụp X-quang, nội soi, chụp cộng hưởng từ…
  • Kỹ thuật khác: Bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm liên quan khác. Trong đó xét nghiệm máu và xét nghiệm dịch khớp là 2 phương pháp phổ biến nhất. Phương pháp này giúp bác sĩ xác định bệnh nhân mắc các dạng tổn thương khớp như viêm khớp dạng thấp hay viêm khớp phản ứng.

Phương pháp điều trị đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống

Thông qua các phương pháp chẩn đoán, bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân bệnh nhân mắc chứng đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống. Nhờ đó bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị viêm khớp hiệu quả nhất. Người bệnh nên kết hợp điều trị tại nhà với dùng thuốc để có hiệu quả tốt nhất.

Phương pháp điều trị tại nhà

Các phương pháp điều trị tại nhà có thể giúp người bệnh giảm đau nhanh chóng. Một số phương pháp thường được người bệnh áp dụng.

  • Chườm nóng hoặc chườm lạnh: Bệnh nhân có thể thực hiện biện pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh để giảm đau khớp gối. Nên chườm từ 3-4 lần trong ngày để các triệu chứng đau nhức thuyên giảm.
  • Nẹp đầu gối: Biện pháp làm giảm đau tại khớp gối. Đồng thời đây cũng là biện pháp giúp làm chậm quá trình phát triển của bệnh.
  • Nghỉ ngơi: Thực hiện nghỉ ngơi hợp lý giúp bệnh nhân giảm các cơn đau nhức tại vùng đầu gối. Đây là một trong những biện pháp hiệu quả giúp giảm đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống.
  • Xoa bóp nhẹ nhàng: Nếu bệnh nhân là người già bị đau nhức khớp gối do thời tiết thay đổi thì biện pháp xoa bóp đặc biệt có hiệu quả. Người bệnh nên xoa bóp nhẹ nhàng vùng gối bị đau nhức mỗi ngày từ 4 – 5 lần.

Các  phương pháp tại nhà đơn giản và dễ thực hiện. Phương pháp này cũng giúp cải thiện cơn đau nhức khớp gối hiệu quả, an toàn.

Phương pháp dùng thuốc

Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định trong việc điều trị chứng đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống như sau:

Thuốc Tây rất phổ biến trong việc điều trị đau khớp gối
Thuốc Tây rất phổ biến trong việc điều trị đau khớp gối
  • Thuốc giảm đau và chống viêm: Người bệnh có thể sử dụng Paracetamol, thuốc chống viêm không steroid hoặc các thuốc giảm đau khác. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng và đảm bảo dùng đúng liều lượng được chỉ định.
  • Thuốc chống thoái hóa: Loại thuốc này chỉ dùng riêng cho bệnh nhân bị đau khớp gối khi mắc thoái hóa khớp. Loại thuốc thường được sử dụng phổ biến như Diacerein, Glucosamine, MSM, Chondroitin,…
  • Viên uống bổ sung canxi và chất cần thiết: Bác sĩ sẽ chỉ định một số viên uống bổ sung để cải thiện sức khỏe xương khớp cho các bệnh nhân thiếu canxi hoặc các dưỡng chất cần thiết.
  • Thuốc tiêm: Thuốc tiêm sử dụng trong điều trị đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống gồm có corticosteroid (tác dụng chống viêm, kháng dị ứng, ức chế miễn dịch) và tiêm Acid hyaluronic (dành cho bệnh nhân khô khớp, thoái hóa khớp).

Ngoài ra người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định phẫu thuật nếu thuộc nhóm đối tượng sau: người bệnh bị dị tật bẩm sinh về xương khớp, chấn thương, thoái hóa khớp nặng. Tùy theo tình trạng và giai đoạn mắc bệnh người bệnh sẽ được chỉ định các phẫu thuật tương ứng.

Bài thuốc Đông y trị bệnh đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống

Thuốc Đông y trị bệnh đau khớp gối có ưu điểm an toàn và lành tính. Bài thuốc đơn giản và dễ dàng thực hiện tại nhà. Dưới đây là bài thuốc phổ biến được nhiều người lựa chọn

  • Bài thuốc số 1: Bài thuốc bao gồm độc hoạt, sinh địa, tế tân, đảng sâm, quế chi, cam thảo, đương quy, phục linh, xuyên khung, ngưu tất, bạch thược, đỗ trọng. Cho dược liệu vào sắc với nước, đun sôi kỹ rồi để nguội uống trong ngày.
  • Bài thuốc số 2: Nguyên liệu bao gồm lá lốt, thiên niên kiện, trinh nữ, cỏ xước,  hà thủ ô, quế chi. Cho dược liệu với nước vào ấm sắc kỹ. Khi thuốc đã sôi kỹ chắt nước thuốc ra bát và uống trong ngày. Nên thực hiện bài thuốc mỗi ngày để có hiệu quả trong việc điều trị.
  • Bài thuốc số 3 – Cốt Vương thần hiệu thang: Bao gồm các vị thuốc đương quy; phòng phong; xuyên khung; phòng kỷ; thương truật; ngưu tất; quế chi; hoàng bá; thiên niên kiện;….với liều lượng phù hợp với cơ địa người bệnh. Thuốc bào chế dưới dạng viên tiện lợi cho việc sử dụng của người bệnh.

Biện pháp phòng ngừa đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống

Để phòng ngừa tình trạng đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống, người bệnh cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa bao gồm.

Thực hiện các bài tập đi bộ nhẹ nhàng giúp giảm đau khớp gối hiệu quả
Thực hiện các bài tập đi bộ nhẹ nhàng giúp giảm đau khớp gối hiệu quả
  • Thay đổi tư thế: Hạn chế ngồi quá nhiều đồng thời không nên ngồi xổm, vắt chéo chân…
  • Thực hiện bài tập thể dục: Các bài tập rèn luyện giúp người bệnh thư giãn khớp gối. Ngoài ra, chúng còn ngăn chặn tình trạng thoái hóa khớp.
  • Chế độ ăn bổ sung dưỡng chất cho xương khớp: Hãy bổ sung các thức ăn có chứa canxi để nuôi dưỡng xương khớp tốt hơn.
  • Không sử dụng rượu bia hoặc các chất kích thích.
  • Hãy chú ý giữ ấm cơ thể nhất là khi chuyển mùa hoặc trời chuyển lạnh.

Hy vọng với những thông tin cung cấp về vấn đề đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống trong bài viết sẽ giúp người bệnh phát hiện ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị kịp thời. Chủ động điều chỉnh thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống để bệnh nhanh chóng dứt điểm.

4.6/5 - (10 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?