4 Bài tập giảm đau thần kinh toạ tại nhà hướng dẫn từ Lương y Phùng Hải Đăng

Đau dây thần kinh tọa là bệnh lý gây ra những cơn đau nhức vô cùng khó chịu cho bệnh nhân. Khi bị tình trạng này, người bệnh cần sớm có biện pháp chữa trị, sử dụng thuốc phù hợp để đảm bảo sức khỏe. Ngoài ra, chúng ta cũng có những cách hỗ trợ điều trị khác rất hữu hiệu là các bài tập giảm đau thần kinh tọa tại nhà. Những hướng dẫn dưới đây được chia sẻ bởi Lương y – Đông y sĩ Phùng Hải Đăng (Chuyên khoa Xương khớp Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam). 

4 Bài tập giảm đau thần kinh tọa tốt nhất cho người bệnh

Dây thần kinh tọa còn được biết đến là dây thần kinh hông to và chạy từ phía sau của xương chậu, đi qua mông và xuôi xuống 2 chân, điểm kết thúc là tại bàn chân. Khi dây thần kinh tọa bị đau, bạn sẽ gặp phải các cơn đau từ âm ỉ tới dữ dội, thường sẽ có xu hướng tăng nặng hơn khi bạn gắng sức. Đặc biệt khi bước hụt hay gặp phải sang chấn vùng thắt lưng, người bệnh sẽ càng thấy đau hơn.

Khi bệnh chuyển nặng, những triệu chứng khác có thể xuất hiện thêm như: Tê nóng, đau rát hoặc người bệnh có cảm giác kiến bò ở bên có dây thần kinh tọa bị tổn thương.

Theo đó, các bài tập được hướng dẫn bởi Lương y – Đông y sĩ Phùng Hải Đăng dưới đây đều có tác dụng kích thích và giảm những chèn ép lên dây thần kinh tọa rất hiệu quả. Các động tác kéo giãn, tập luyện đơn giản lúc này sẽ giúp cho dây thần kinh được xoa dịu, giảm cơn đau và vùng thắt lưng cũng tăng cường sự dẻo dai.

Việc tập luyện thể dục thường xuyên còn là cách để chúng ta cải thiện chức năng vận động cũng như sự linh hoạt cho cột sống và chi dưới. Nhờ vậy người bệnh có thể dễ dàng thực hiện những động tác cúi gập lưng, xoay người và việc di chuyển dễ dàng hơn rất nhiều.

Ngoài ra, bạn có thể đẩy lùi những những triệu chứng khó chịu và phòng ngừa nhiều biến chứng của bệnh lý.

Bài tập giảm đau thần kinh tọa: Kéo gập chân

Để thực hiện động tác này người bệnh cần chuẩn bị ở tư thế ngồi, chân duỗi thẳng, ngực và lưng giữ thẳng. Sau đó, tay bám vào chân phải và kéo đùi về phía gần bụng. Giữ vị trí này trong khoảng 10 giây rồi đổi chân và thực hiện tương tự.

Động tác kéo gập chân
Động tác kéo gập chân

Bài tập nâng chân lên xuống

Đây cũng là một động tác giảm đau, hỗ trợ điều trị đau dây thần kinh tọa hiệu quả. Người bệnh bắt đầu bằng cách nằm ngửa, co đầu gối, chân thả lỏng để chân và hông thẳng. Sau đó tiến hành giữ nguyên phần trên hông, dùng lực nhấc chân lên và xuống liên tục 5 lần.

Bài tập giảm đau thần kinh toạ
Bài tập giảm đau thần kinh toạ

Bài tập giảm đau thần kinh tọa: Kéo ép gối

Với động tác kéo ép gối làm giảm đau dây thần kinh tọa này, người bệnh bắt đầu tư thể chuẩn bị bằng cách nằm ngửa, người duỗi thẳng, thả lỏng. Sau đó, dùng hai tay bám vào gối phải, dùng lực kéo gối lại gần ngực. Giữ nguyên 10 giây và thực hiện tương tự với bệnh còn lại để phần xương khớp ở thắt lưng được thả lỏng, giảm chèn ép lên dây thần kinh tọa.

Bài tập kéo ép gối
Bài tập kéo ép gối

Bài tập kéo giãn đốt sống thắt lưng

Để chuẩn bị cho động tác kéo giãn đốt sống thắt lưng, người bệnh cần bắt đầu ở tư thế ngồi, hai chân đặt song song, gần nhau, thẳng về phía trước. Cong người sao cho tay chạm ngón chân, giữ nguyên động tác trong khoảng 10 giây rồi thả lỏng và lặp lại. Động tác này giúp kéo giãn đốt sống thắt lưng và giảm đau dây thần kinh tọa rất hiệu quả.

Bài tập giảm đau thần kinh tọa trên đây giúp bạn có thể giảm các cơn đau nhức, tê cắn do bị chèn ép dây thần kinh hiệu quả. Với mỗi động tác này, bạn chỉ cần lặp lại 2 – 3 lần (tương đương với khoảng 1 phút tập) để đạt hiệu quả tốt nhất. 

Động tác kéo giãn đốt sống thắt lưng
Động tác kéo giãn đốt sống thắt lưng

Lưu ý trong quá trình thực hiện các bài tập giảm đau thần kinh tọa

Ngoài việc quan tâm có những bài tập nào có thể áp dụng, người bị đau thần kinh tọa cần chú ý tới một số thông tin quan trọng dưới đây:

  • Người bệnh cần chuẩn bị khoảng 10 phút để khởi động trước khi áp dụng bất cứ bài tập nào. Việc làm nóng cơ thể sẽ giúp chúng ta giảm tốt các rủi ro xảy ra trong suốt quá trình luyện tập. Đồng thời, sau khi kết thúc các động tác, bệnh nhân cũng cần thư giãn và thả lỏng cơ thể.
  • Chúng ta cần lựa chọn các bài tập sao cho phù hợp với thể trạng. Người bệnh tuyệt đối không thực hành những bài khó khi sức khỏe không cho phép. Ngoài ra, bạn chỉ tập luyện với cường độ cùng thời gian hợp lý, tránh gắng sức gây ra những ảnh hưởng không tốt cho dây thần kinh.
  • Trong thời gian luyện tập, nếu các cơn đau tái phát nghiêm trọng hơn, bạn cần dừng tập ngay. Lúc này, người bệnh cũng cần chú ý dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý để hệ thống thần dây thần kinh tọa giảm áp lực.
  • Người bệnh nên bắt đầu tập luyện với cường độ nhẹ, cho tới khi cơ thể bạn đã thích nghi với những động tác, chúng ta sẽ tăng cường độ lên từ từ.
  • Các bài tập này nên được thực hiện đều đặn hàng ngày, ít nhất mỗi tuần tập 5 buổi để không làm gián đoạn quá trình phục hồi ở cơ thể.
  • Tuy nhiên, người bệnh cần biết rằng, các bài tập này chỉ có tác dụng hỗ trợ chúng ta cải thiện các triệu chứng của bệnh. Bạn vẫn cần chú ý kết hợp ăn uống và chế độ sinh hoạt thật lành mạnh. Đồng thời cần tuân thủ thật nghiêm túc theo hướng dẫn điều trị của các bác sĩ để có thể kiểm soát bệnh một cách tốt nhất.

Trên đây là các bài tập giảm đau thần kinh tọa được rất nhiều bệnh nhân áp dụng hiện nay và có những cải thiện rất rõ rệt. Bệnh nhân hãy chú ý thực hiện theo đúng những hướng dẫn để có thể phát huy hiệu quả một cách tối đa. Nếu bạn phát hiện những triệu chứng đau nhức bất thường, hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời và có hướng điều trị tốt nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?