Cách chẩn đoán chính xác bệnh đau thần kinh tọa [Bác sĩ giải đáp]

Hiện nay có khá nhiều người bị đau thần kinh tọa, nhưng không phải ai cũng biết phát hiện sớm và có cách xử trí sớm đối với bệnh này. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc biết được cách chẩn đoán chính xác bệnh đau thần kinh tọa.

Nguyên nhân đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa là tình trạng đau khu vực hông to, biểu hiện đau khắp theo dọc đường của hệ thần kinh tọa. Đau dữ dội ở khu vực cốt sống thắt lưng, đau lan tới hông, rồi tới mông, xuống đùi, lan tới cẳng chân, mắt cá chân và tận các ngón chân.

Đau thần kinh tọa có thể do nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu là do bị thoát vị đĩa đệm. Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc chèn ép rễ thần kinh tọa, điều đó sẽ làm tổn thương rễ thần kinh tọa gây nên hiện tượng đau thần kinh tọa. 

Thoái vị đĩa đệm gây nên chèn ép dây thần kinh cột sống
Thoái vị đĩa đệm gây nên chèn ép dây thần kinh cột sống

Một nguyên nhân nữa gây nên bệnh đau thần kinh tọa đó là trượt đốt sống, thoái hóa cột sống thắt lưng dẫn đến hẹp ống sống thắt lưng.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân nữa nhưng ít gặp hơn đó là do viêm đĩa đệm cột sống, bị chấn thương hoặc do mang thai hoặc do tổn thương thân đốt sống (tổn thương này thường do mắc các bệnh như lao, nhiễm vi khuẩn hoặc u gây nên).

Cách chẩn đoán chính xác bệnh đau thần kinh tọa

Đầu tiên, hãy thử kiểm tra theo các cách sau đây để kiểm tra sức mạnh của cơ bắp và phản xạ của bạn. Cách thứ nhất, đi bằng ngón chân hoặc gót chân. Thứ hai là đứng dậy từ vị trí ngồi xổm. Thứ ba,  nhấc chân của bạn lên và giữ một thời gian trong tư thế nằm  ngửa. Nếu bạn bị đau thì nên tới bác sĩ để kiểm tra.

Khi đó bác sĩ sẽ kiểm tra và làm các xét nghiệm:

  • Xét nghiệm: Làm các xét nghiệm về dấu hiệu viêm trong xét nghiệm máu âm tính, các chỉ số sinh hóa thường không bị thay đổi. Nhưng cần chú trọng tới việc chỉ định xét nghiệm bilan viêm và các xét nghiệm cơ bản khác để tránh các bệnh lý như viêm nhiễm, ác tính cần thiết khác khi chỉ định thuốc.
  • Chụp X quang cột sống thắt lưng: việc này thì ít có giá trị trong việc chuẩn đoán. Thường thì chụp X quang sẽ là các trường hợp bình thường, hoặc là có dấu hiệu thoái hóa cột sống thắt lưng, trượt đốt sống. Mục đích chính của chụp X quang là để phát hiện xem có phải rơi vào các trường hợp viêm đĩa đệm đốt sống, tình trạng hủy đốt sống do ung thư.
  • Chụp MRI hay còn gọi là chụp cộng hưởng từ ở vị trí cột sống thắt lưng: Các bác sĩ sẽ sử dụng một thanh nam châm từ tính và các song radio để tạo ra hình ảnh cắt ngang của lưng. Khi đó, hình ảnh chụp MRI sẽ cung cấp chi tiết về xương và các mô mềm. Sau đó, qua hình ảnh để chuẩn đoán hình ảnh nhằm xác định chính xác dạng tổn thương, vị trí, mức độ của thoát vị đĩa đệm. Mặt khác, có thể giúp phát hiện ra các bệnh lý như viêm đĩa đệm đốt sống, khối u…
  • Chụp cắt lớp vi tính (CTscan): Sẽ được chỉ định chụp trong trường hợp không tiến hành chụp MRI. Chụp cắt lớp vi tính được sử dụng để tạo hình ảnh cột sống. Các bác sĩ sẽ tiêm thuốc cản quang vào tủy sống của bệnh nhân trước khi phóng tia X. Sau đó thuốc sẽ lưu thông xung quanh của tủy sống và dây thần kinh cột sống. Những phần này khi chụp trên hình ảnh sẽ hiện màu trắng trên máy quét.
  • Đo điện cơ: để phát hiện ra sự hoạt động bất thường của hoạt động điện của cơ từ đó nhằm phát hiện ra thoát vị đĩa đệm, sự chèn ép do dây thần kinh gây ra. Phương pháp này sẽ sử dụng các xung điện được tạo ra bởi các dây thần kinh và các phản ứng của cơ.
Bác sĩ sẽ cần thực hiện xét nghiệm và chụp chiếu để chẩn đoán chính xác đau thần kinh tọa
Bác sĩ sẽ cần thực hiện xét nghiệm và chụp chiếu để chẩn đoán chính xác đau thần kinh tọa

Biểu hiện nhận biết bị đau thần kinh tọa và cần gặp bác sĩ

Đau thần kinh tọa là bệnh lý có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến vận động và sinh hoạt của người bệnh. Bệnh cũng có nhiều biểu hiện đặc trưng và dễ nhận biết. Do vậy, chỉ cần để ý nhiều hơn đến tình trạng sức khỏe, bạn có thể sớm phát hiện và đến gặp bác sĩ sớm nhất. Khi có một trong các triệu chứng như sau, bạn nên đến gặp bác sĩ để có những phương án chẩn đoán bệnh chính xác nhất:

  • Những cơn đau nhiều cấp độ: Bệnh nhân đau thần kinh tọa có thể gặp phải nhiều biểu hiện cơn đau ở nhiều cấp độ khác nhau. Cơn đau có thể âm ỉ nhưng đôi lúc cũng nhói lên rất mạnh khiến người bệnh bắt buộc phải ngừng mọi công việc đang hoạt động.
  • Bàn chân bị tê ngứa: Đây cũng là một triệu chứng rất dễ gặp. Khi bị đau thần kinh tọa, bệnh nhân sẽ rất dễ bị tê chân, ngứa chân, bàn chân không cử động được. Đây là tình trạng máu không lưu thông được dẫn tới tắc nghẽn dây thần kinh.
  • Xuất hiện cơn đau bất thình lình: Một biểu hiện đặc trưng của bệnh đó là cơn đau xuất hiện bất thình lình, như điện giật và chỉ kéo dài trong 1 – 2 phút, thậm chí là vài giây. Tuy nhiên, biểu hiện này thường xuất hiện ở người bệnh lâu năm thay vì những người mới.
  • Đau nhói ở vùng cột sống thắt lưng: Cơn đau xuất hiện và kéo dài từ phía trên mông đến phía sau chân. Khi người bệnh di chuyển, cúi người, gập người, cơn đau sẽ xuất hiện, âm it hoặc dữ dội. Nhiều trường hợp người bệnh còn bị ảnh hưởng hoàn toàn đến chức năng vận động một bên chi dưới.
Vùng thắt lưng và chân là những vị trí đau nhức nhiều nhất
Vùng thắt lưng và chân là những vị trí đau nhức nhiều nhất

Khi xuất hiện các biểu hiện kể trên, bạn cần theo dõi tình trạng cơ thể và nghỉ ngơi hợp lý. Nếu sau 1 tuần đau nhức vẫn không có dấu hiệu giảm mà ngày càng nặng hơn; người bệnh cảm thấy tê mỏi cơ vùng lưng, chân; khó kiểm soát chuyện đi vệ sinh,… hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ càng sớm, càng tốt vì lúc này nguy cơ bị đau thần kinh tọa rất cao.

Trên đây là cách chẩn đoán chính xác bệnh đau thần kinh tọa bạn đọc có thể tham khảo, và đối chiếu với tình trạng của mình để phát hiện bệnh sớm nhất có thể . Tốt nhất là bạn nên tìm đến các bệnh viện, các trung tâm y tế uy tín để khám cũng như có các bước xử trí hợp lý.

5/5 - (1 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?