Viêm khớp gối là gì? Cách phòng và điều trị hữu hiệu bậc nhất
Viêm khớp gối làm cho việc vận động, đi lại của bạn trở nên khó khăn. Bởi lẽ khi bệnh xảy ra, lớp sụn ở trong đã và đang bị bào mòn, xương và mô bị tổn thương. Để tránh những hệ quả xấu mà nó mang đến, ngay từ sớm, bạn nên hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và trang bị sẵn kiến thức phòng và điều trị viêm ở khớp gối.
Viêm khớp gối là gì?
Theo các chuyên gia, viêm khớp gối chính là hiện tượng có ổ viêm ở trong khớp đầu gối, làm tăng tổn thương. Khớp gối được cấu tạo từ 3 xương cơ bản là xương đùi, bánh chè và xương chày. Phía ngoài mỗi đầu xương được bao phủ bởi mô sụn. Do thường xuyên gập, duỗi, và chịu lực khi bạn chuyển động nên chúng dễ bị bào mòn. Ngoài ra trong khớp gối còn có thể hình thành xương gai. Khi chịu tác động của ngoại lực, xương gai góp phần phá vỡ kết cấu sụn khớp và mô mềm, dẫn đến sự hình thành của ổ viêm.
- Giai đoạn sớm: Trên đầu gối xuất hiện những xương gai nhỏ, nó thường làm tổn thương mô mềm và sụn khi bạn chuyển động khớp. Giai đoạn này còn được gọi là viêm khớp gối cấp tính.
- Giai đoạn nhẹ: Lúc này người bệnh chưa thấy rõ các biểu hiện sưng tấy và đau nhức đầu gối. Thế nhưng lớp sụn đang mỏng dần do bị ăn mòn.
- Thời kỳ phát triển: Đầu xương bị nhỏ lại do phần sụn bị bào mòn nhiều. Biểu hiện sưng đỏ ở đầu gối đã có thể nhìn thấy rõ. Người bệnh bắt đầu cảm nhận rõ cơn đau của mình.
- Giai đoạn nặng: Khi đó dịch bôi trơn khớp ít đi hẳn, lớp sụn bị vỡ và các đầu xương chạm vào nhau. Sự biến dạng này khiến bệnh nhân đau khớp gối không đi được. Người ta gọi đó là tình trạng viêm khớp gối mãn tính.
Đối tượng dễ mắc và thể bệnhViêm khớp đầu gối xảy ra ở nhiều đối tượng, trong đó phổ biến nhất là người già, những bệnh nhân thừa cân béo phì và chị em phụ nữ. Căn bệnh này còn được giới Y khoa chia nhỏ thành nhiều loại như:
- Viêm khớp gối thoái hóa.
- Tràn dịch viêm khớp gối.
- Nhiễm khuẩn viêm khớp gối.
- Viêm mủ khớp gối.
- Viêm gối phản ứng.
- Gout.
- Pseudogout.
- Viêm khớp vảy nến đầu gối.
- Viêm khớp dạng thấp ở gối…
Hầu hết các thể bệnh này đều phát triển qua giai đoạn cấp và mãn tính. Nếu phát hiện và điều trị từ sớm thì khả năng chữa khỏi sẽ cao hơn. Bởi vậy, cần nhận biết các dấu hiệu và xác định đúng thể bệnh để khắc phục hiệu quả.
Nguyên nhân gây bệnh
Đau khớp gối dữ dội hay âm ỉ khi chạy bộ, thay đổi tư thế xuất hiện do nhiều nguyên nhân. Trong đó, có những yếu tố trực tiếp hoặc gián tiếp gây nên. Có thể kể đến:
- Chấn thương: Một số tai nạn có thể xảy ra trong quá trình đi lại, làm việc khiến bao sụn khớp gối bị rách. Đầu xương bị nứt hoặc gai xương tác động đến các mô, dây chằng. Những tổn thương như vậy dễ tạo nên ổ viêm và gây bệnh.
- Áp lực lặp lại: Với những người thường xuyên đứng hoặc ngồi xổm, bẻ gối quá lâu để làm một việc gì đó, họ phải chịu tác động lực lặp đi lặp lại ở cùng một vị trí. Lâu dần nó làm cho sụn khớp bị tổn thương, hư hại và viêm nhiễm.
- Nhiễm khuẩn: Những người bị nhiễm trùng cấp tính tại một số cơ quan có liên quan hoặc vùng lân cận khớp gối cũng sẽ ảnh hưởng và làm khởi phát bệnh.
- Rối loạn tự miễn: Những người bị viêm khớp dạng thấp ở gối đa phần là do nguyên nhân này. Khi kháng thể trong hệ miễn dịch bất thường, chúng sẽ tấn công các mô liên kết làm tổn thương khớp gối.
- Thiếu dinh dưỡng: Một số nghiên cứu cho rằng chế độ ăn thiếu canxi, magie và một số khoáng chất khác cũng ảnh hưởng đến hệ xương và gây bệnh.
- Rối loạn chuyển hóa: Thể bệnh gout hình thành chính là do rối loạn chuyển hóa. Cụ thể, sự chuyển hóa purin bất thường làm cho axit uric trong máu tăng, từ đó làm khớp gối viêm, tấy đỏ, sưng lên.
Dấu hiệu viêm khớp gối
Nhiều trường hợp đau khớp gối không phải do viêm, cũng có những người bị viêm khớp gối giai đoạn đầu ít có biểu hiện đau. Vậy làm thế nào để xác định đúng tình trạng bệnh và phân biệt với triệu chứng khác. Dưới đây là một số biểu hiện cho biết có khả năng khớp gối đang bị viêm.
- Đau âm ỉ: Ở giai đoạn đầu của bệnh, bạn hay phải chịu những cơn đau âm ỉ ở gối. Cũng có đôi khi chỉ đau đột ngột và dứt nhanh. Biểu hiện này thường rõ ràng vào buổi sáng hoặc sau khi ngủ dậy. Sau đó tần suất xuất hiện nhiều hơn, có thể là trong đêm hoặc khi ngồi, quỳ, lên xuống cầu thang.
- Sưng đỏ: Khi khớp gối đã bị viêm, chất lỏng tích tụ lại và làm sưng phồng khớp. Nó biểu hiện ra ngoài bằng phản ứng sưng đỏ, làm đầu gối căng và ấm.
- Khó vận động: Sụn khớp bị bào mòn, kết cấu xương bị phá hủy làm cho đầu khớp có sát vào nhau. Hoạt động gập hay duỗi chân trở nên khó khăn. Vì vậy, bạn đứng lên ngồi xuống hay đi lại đều không dễ dàng như trước.
- Cứng đầu gối: Đây là hệ quả kéo theo của triệu chứng sưng viêm khớp gối vào sáng sớm hay sau khi ngủ dậy. Bạn thường phải xoa bóp một lúc để cải thiện tình hình.
- Tê chân: Phần gióng chân dưới đầu gối bị viêm hay bị tê khi bạn co gập chân. Đó là bởi mạch máu kém lưu thông, chân bị teo lại.
Nhìn chung các dạng viêm khớp gối đều có một số biểu hiện như trên. Khi phát hiện ra, bạn nên đi khám tại cơ sở y tế để được xét nghiệm, chẩn đoán đúng nhất.
Viêm khớp gối nguy hiểm thế nào?
Ở những giai đoạn sau, bệnh viêm khớp đầu gối dễ bị biến chứng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, sinh hoạt. Bạn nên cảnh giác khi:
- Mất khả năng vận động: Nhiều trường hợp đã mất khả năng vận động tại gối sau một thời gian gặp khó khăn trong việc đi lại, co duỗi chân hay đứng lên ngồi xuống.
- Teo cơ: Đau khớp gối gây ra tâm lý ngại vận động. Chính điều này đã dẫn đến tình trạng chân teo và yếu sau đó một thời gian.
- Tàn phế: Ảnh hưởng nghiêm trọng nhất sẽ xảy ra nếu việc điều trị viêm khớp gối không được thực hiện. Nó sẽ khiến bệnh nhân mất hoàn toàn khả năng đi lại, từ đó lệ thuộc vào người khác trong sinh hoạt.
- Ảnh hưởng đến tim, da: Ngoài tác động đến chân thì viêm khớp gối phần nào gây nguy hiểm cho hệ tim mạch và da. Theo thống kê, không ít người bị bệnh này có biểu hiện đau tim, đột quỵ. Thêm vào đó, làn da của họ có nhiều đốm nâu sần hoặc bị vảy nến.
Thời điểm khám và cách chẩn đoán
Ngay tại thời điểm phát hiện triệu chứng ở gối, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe. Nếu được xác định là bị viêm khớp gối, cần phối hợp điều trị ngay.
- Chụp X quang để kiểm tra tình trạng sụn, sự xuất hiện của gai xương.
- Chụp CT Scan để ghi lại cấu trúc trong xương, phát hiện từng biến đổi nhỏ.
- Chụp cộng hưởng từ MRI xem xét đặc điểm của các nguyên tử hydrogen trong cơ thể, khẳng định sự biến dạng của khớp.
- Xét nghiệm kháng thể nếu nghi ngờ bệnh nhân viêm khớp do chấn thương hoặc nhiễm khuẩn.
- Kiểm tra nồng độ axit uric nếu thấy khả năng bệnh nhân bị gout.
Với các chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng này, người ta sẽ xác định được nguyên nhân, tình trạng, phân loại thể bệnh và lên phác đồ điều trị hợp lý nhất.
Cách chữa viêm khớp gối
Điều trị viêm khớp gối cấp hay mãn tính đều rất quan trọng. Người bệnh cần biết lựa chọn phương pháp phù hợp với tình trạng cụ thể của mình mới nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng được.
Chữa mẹo dân gian
Để cải thiện tình trạng sưng đau gối, tăng khả năng vận động, từ lâu dân gian đã chỉ ra một số cách hay. Đến nay, những mẹo này vẫn được lưu truyền và áp dụng thành công với nhiều trường hợp bệnh nhẹ.
- Chữa bằng lá lốt: Bạn ngâm nắm lá lốt tươi với nước muối rồi rửa sạch, giã nát. Sau đó hòa với giấm và đun lên rồi thấm vào đầu gối bị đau. Mẹo này chữa khoảng 1 tuần liên tục có thể cho hiệu quả rõ rệt.
- Dùng lá ngải: Cũng giống như cách chữa viêm khớp gối bằng lá lốt, bạn rửa sạch, giã rồi đun nóng với nước giấm để dùng trong khoảng 1 tuần.
- Mẹo dùng thài lài đen: Lấy 15g thài lài đen vào 50g đỗ đen đem rửa sạch rồi đun với 600ml nước ở lửa nhỏ. Khi còn khoảng 200ml thì tắt bếp, người bệnh chắt ra uống nóng trong ngày. Nên uống sau các bữa ăn và dùng liên tục khoảng 10 ngày.
Cách chữa trong Đông y
Những cách trị viêm khớp gối bằng Đông y không quá xa lạ với người Việt. Nhiều bài thuốc Nam đến nay vẫn đang được lưu truyền, nghiên cứu và phát triển. Có thể kể đến:Thuốc xương khớp Đỗ MinhBài này dùng cho trường hợp viêm khớp gối thể gout, thoái hóa… Nó được làm từ 5 chế phẩm, trong đó bao gồm nhiều dược liệu quý như: Tơ hồng xanh, dây đau xương, địa liền, thiên niên kiện…Tùy từng trường hợp bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ kê đơn và hướng dẫn liệu trình riêng biệt. Người bệnh không nên tự ý điều chỉnh liều lượng hoặc ngưng dùng thuốc.Xương khớp Đỗ Minh có tác dụng theo 2 giai đoạn. Đầu tiên, người bệnh sẽ ít bị đau và dễ cử động khớp gối hơn. Tiếp theo, khi đã hết đau nhức, kinh mạch được khai thông thì thuốc đi vào tăng cường chức năng tạng phủ, cải thiện sức khỏe sâu từ bên trong.Giải pháp điều trị từ Quân Dân 102Đây là phương pháp điều trị theo 3 giai đoạn: Điều trị triệu chứng, cải thiện căn nguyên và nâng cao đề kháng. Thuốc có sử dụng các vị như: Phòng phong, đương quy, hoàng bá, xuyên khung…Để cải thiện viêm khớp gối hiệu quả nhất, các bác sĩ khuyên bạn nên dùng đủ liệu trình và điều trị đủ theo các giai đoạn. Theo đó, quá trình chữa bệnh có thể kéo dài lên đến 4 tháng hoặc nửa năm.Bài thuốc thấp diệu phươngThuốc này sử dụng gừng tươi, bách chi, mộc qua cùng nhiều thảo dược khác. Người bệnh cần sắc uống theo liều lượng thầy thuốc kê và sử dụng đều đặn mỗi ngày. Nếu kiên trì sử dụng đúng cách, bệnh nhân sẽ cảm nhận được tần suất đau, sưng tê gối giảm dần. Việc dùng thuốc lâu dài còn hỗ trợ cải thiện chức năng thận và trừ thấp, tăng cường lưu thông máu đến khớp gối.
Chữa bằng Tây y
Viêm khớp gối điều trị bằng Tây y thường cho hiệu quả nhanh. Bác sĩ dựa trên kết quả chẩn đoán để lên phác đồ điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật.
- Thuốc giảm đau: Một trong những thuốc được sử dụng là các loại có tác dụng giảm đau như Acetaminophen, Tramadol hay Paracetamol. Thông thường, nếu bệnh nhân bị viêm khớp kèm theo sốt sẽ được chỉ định uống.
- Thuốc kháng viêm chứa steroid: Dùng cho trường hợp sưng tấy nhiều ở đầu gối, bệnh nhân khó co gập gối. Đa phần người ta chỉ định dùng Ibuprofen và Aleve dạng bôi và miếng dán. Trường hợp nặng hơn có thể được chỉ định uống.
- Thuốc DMARDs: Đây là thuốc đặc trị viêm khớp dạng thấp, có tác dụng ngăn chặn rối loạn miễn dịch.
- Thuốc chứa Corticoid: Dùng cho người bị viêm khớp gối nặng, người bệnh uống hoặc tiêm trực tiếp để trị.
- Thuốc sinh học: Loại này thường dùng kèm với DMARDs để tăng hiệu quả trị bệnh và giảm phản ứng phụ.
- Thuốc giảm axit uric: Dành cho bệnh nhân thể gout, sử dụng để kiểm soát lượng axit uric trong máu.
- Nội soi khớp: Áp dụng khi tổn thương đầu gối ở phạm vi hẹp.
- Phẫu thuật ghép sụn: Tiến hành khi sụn khớp bị rách và mòn nhiều.
- Thay khớp gối: Nếu tổn thương ở sụn quá lớn làm cấu trúc khớp bị thay đổi, bệnh nhân cần được thay khớp gối.
Việc dùng thuốc hay phẫu thuật để khôi phục chức năng gối đều cần kết hợp với quá trình tập luyện, vật lý trị liệu. Đồng thời, bệnh nhân phải điều chỉnh sinh hoạt, cải thiện cơ bắp tại nhà bằng các bài tập đơn giản và ăn uống khoa học.
Phòng ngừa viêm khớp gối
Xét từ nguyên nhân gây bệnh có thể thấy ăn uống khoa học và duy trì thói quen vận động phù hợp là cách để phòng ngừa viêm khớp gối hữu hiệu. Vậy viêm khớp gối nên ăn và kiêng gì thì tốt?Điều chỉnh ăn uốngTheo phân tích y khoa, những thực phẩm sau được cho là tốt cho hệ xương, hỗ trợ phòng ngừa viêm ở các khớp, kể cả gối.
- Các loại rau cải xanh và củ quả mọng nước giàu chất chống oxy hóa.
- Thực phẩm giàu vitamin C giàu kháng sinh tự nhiên như dứa, chanh, cam.
- Nhóm thức ăn chứa vitamin D như nấm, lòng đỏ trứng và yến mạch, sữa bò.
- Thức ăn giàu canxi như hạnh nhân, phô mai.
- Nhóm thực phẩm giàu Omega 3 như hàu, cá mòi, cá hồi và một số loại cá khác.
- Khi bổ sung thực phẩm tốt cho xương khớp, bạn cần:
- Tránh nạp thêm thức uống hay chất kích thích dễ gây viêm như là thuốc lá, chất có cồn, nước có ga.
- Kiêng đồ cay nóng hay các món dưa muối, gỏi sống. Đây là nguồn thức ăn vừa gây viêm vừa làm tăng nồng độ axit uric trong máu.
- Không ăn nhiều thực phẩm giàu đạm như thịt bò, hải sản.
- Nghỉ ngơi hợp lý, không để khớp gối hoạt động liên tục quá nhanh và lâu. Hãy giảm tần suất và dừng vận động khi có biểu hiện đau ở gối.
- Nên luyện tập thể dục kết hợp duy trì cân nặng hợp lý để giảm áp lực cơ thể lên xương.
- Tránh mang vác quá nặng so với sức của mình, đặc biệt là ngay sau khi mới thức giấc. Không nên quỳ gối vào các mặt gồ ghề, cứng và bẩn.
- Cần khám sức khỏe định kỳ và điều trị ngay khi nhận thấy các biểu hiện sưng đau ở khớp gối.
Chữa viêm khớp gối ở đâu?
Thăm khám và điều trị viêm khớp gối từ sớm là rất quan trọng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết địa chỉ chữa bệnh uy tín. Ngày nay, hệ thống y tế đã được xây dựng ở khắp các địa phương. Tuy nhiên, chuyên gia sức khỏe khuyên bạn nên đến các bệnh viện lớn, nơi có chuyên khoa xương khớp để khám và điều trị. Với những ai mong muốn chữa bệnh an toàn bằng Đông y thì có thể tham khảo:
- Bệnh viện Y học Cổ Truyền Trung Ương ở Hai Bà Trưng, Hà Nội. Đây là đơn vị đầu ngành chuyên khám và điều trị nhiều bệnh bằng cả Đông và Tây y. Nếu có nhu cầu khám chữa viêm khớp gối, bạn nên đặt lịch trước qua số 024 3826 3616.
- Nhà thuốc Đỗ Minh Đường – đơn vị 5 đời điều trị bệnh bằng thuốc Đông y. Hiện nay đơn vị này có cơ sở ở Liễu Giai, Ba Đình và Bình Thạnh, Hồ Chí Minh. Bệnh nhân cần thăm khám liên hệ đến số 0963 302 349 (nếu ở Hà Nội) hoặc 0932 088 186 (nếu ở Hồ Chí Minh).
- Trung tâm Thuốc dân tộc – nơi đây có rất nhiều y bác sĩ giỏi chuyên nghiên cứu phát triển và ứng dụng các bài thuốc quý cổ truyền vào điều trị bệnh. Người bị viêm khớp gối có thể đến Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh để chữa. Trước khi đi cần liên hệ nhận tư vấn và đặt lịch qua hotline 088 998 0188.
Viêm khớp gối rất dễ xuất hiện nhưng cũng có thể phòng ngừa đơn giản bằng chế độ ăn khoa học và thói quen sinh hoạt tốt. Nếu không may mắc phải căn bệnh này và gặp khó khăn trong việc đi lại, bạn đừng quên khám và điều trị đúng cách tại cơ sở y tế.