Các Thuốc Trị Vi Khuẩn Hp Dạ Dày Và Điều Cần Biết

Các loại thuốc trị vi khuẩn Hp dạ dày được sử dụng phổ biến hiện nay là kháng sinh, thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng histamin H2,… Trong đó, kháng sinh được xem là thuốc đặc trị nhờ khả năng ức chế hoạt động và tiêu diệt vi khuẩn hoàn toàn. Bài viết dưới đây là những thông tin cần biết về thuốc trị vi khuẩn Hp dạ dày bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn.

Loại thuốc điều trị vi khuẩn Hp nào tốt nhất và được sử dụng phổ biến hiện nay?
Loại thuốc điều trị vi khuẩn Hp nào tốt nhất và được sử dụng phổ biến hiện nay?

Các thuốc trị vi khuẩn Hp dạ dày phổ biến nhất

Vi khuẩn Hp là loại xoắn khuẩn có khả năng phát triển môi trường acid của dạ dày. Khi chúng phát triển với số lượng lớn sẽ tấn công gây hại đến lớp niêm mạc lót trong dạ dày bà hình thành nên các vết viêm loét. Nếu không tiến hành xử lý đúng cách sẽ gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm tại cơ quan này như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày, xuất huyết dạ dày,… Khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn Hp, bạn cần tiến hành thăm khám chuyên khoa xác định mức độ bệnh trạng, dựa vào đó bác sĩ mới có thể lên phác đồ điều trị phù hợp giúp tiêu diệt vi khuẩn hoàn toàn.Khác với các bệnh lý nhiễm khuẩn khác, những trường hợp dương tính với vi khuẩn Hp cần được sử dụng phác đồ điều trị riêng để có thể loại bỏ vi khuẩn hoàn toàn và làm lành các ổ viêm loét bên trong dạ dày. Thông thường, kháng sinh trị bệnh hoạt động rất kém trong môi trường acid. Vì thế, phác đồ điều trị sẽ có sự kết hợp của nhiều loại thuốc cần một lúc để có thể làm tăng hiệu quả của kháng sinh lên mức cao nhất có thể. Chuyên gia cho biết, một liệu trình điều trị vi khuẩn Hp dạ dày thường sẽ kéo dài từ 10 – 14 ngày, sau đó người bệnh cần tái khám để kiểm tra mức độ đáp ứng điều trị của cơ thể. Với những trường hợp điều trị thất bại cần điều chỉnh lại phác đồ điều trị sao cho phù hợp và thời gian điều trị thường sẽ kéo dài cho đến vài tháng. Dưới đây là thông tin về một số loại thuốc trị vi khuẩn Hp dạ dày phổ biến nhất hiện nay bạn có thể tham khảo:

1/ Nhóm thuốc kháng sinh chữa vi khuẩn Hp

Kháng sinh được xem là thuốc đặc trị vi khuẩn Hp, thành phần dược tính trong kháng sinh khi đi vào cơ thể sẽ ức chế hoạt động của vi khuẩn và dần loại bỏ chúng. Một số loại kháng sinh thường được sử dụng trong phác đồ điều trị vi khuẩn Hp của Bộ y tế là:

+ Amoxicillin

Amoxicillin thuộc nhóm kháng sinh Penicillin. Ưu điểm của loại kháng sinh này là có độ bền cao ngay cả trong môi trường acid dạ dày, vì thế mà chúng được sử dụng để điều trị vi khuẩn Hp nhiều nhất. Kháng sinh Amoxicillin hoạt động bằng cách gắn các protein của vi khuẩn với nhau giúp ngăn chặn quá trình tổng hợp chất Peptidoglycan, từ đó vi khuẩn sẽ bị ức chế hoạt động và tự phân hủy. Chống chỉ định kháng sinh Amoxicillin đối với những người bị bệnh tăng bạch cầu đơn nhân hoặc dị ứng mẫn cảm với thành phần dược tính trong thuốc. Một số tác dụng phụ của kháng sinh là tiêu chảy, nổi ban đỏ, buồn nôn, hội chứng Stevens-Johnson,…

Mặc dù được sử dụng phổ biến nhưng tỷ lệ kháng thuốc của vi khuẩn Hp đối với kháng sinh Amoxicillin lại ngày càng tăng lên. Vì thế, các phác đồ điều trị vi khuẩn Hp hiện nay đang dần hạn chế sử dụng loại kháng sinh này. Thống kê y khoa năm 2012 cho biết, tỷ lệ kháng thuốc Amoxicillin của vi khuẩn Hp lên đến 43.9%, điều này đã làm tăng nguy cơ thất bại trong phác đồ điều trị bệnh đầu tiên. Việc điều trị thất bại như vậy đã làm gia tăng gánh nặng kinh tế cho người bệnh và khiến người bệnh phải đối mặt với nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Amoxicillin là loại kháng sinh điều trị vi khuẩn Hp dạ dày được sử dụng phổ biến nhất
Amoxicillin là loại kháng sinh điều trị vi khuẩn Hp dạ dày được sử dụng phổ biến nhất

+ Clarithromycin

Đây là loại kháng sinh thuộc nhóm Macrolid bán tổng hợp. Kháng sinh Clarithromycin có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh. Chúng hoạt động bằng cách gắn vào protein của vi khuẩn hoạt chất ribosom nhằm ức chế quá trình tổng hợp protein và dần loại bỏ chúng. Kháng sinh Clarithromycin có độ nhạy rất cao, được sử dụng phổ biến cho những trường hợp điều trị vi khuẩn Hp lần đầu tiên.

Cũng tương tự như kháng sinh Amoxicillin, tỷ lệ vi khuẩn kháng kháng sinh Clarithromycin cũng có dấu hiệu ngày càng gia tăng. Thống kê y khoa năm 2014 cho biết, tỷ lệ đề kháng với kháng sinh Clarithromycin của vi khuẩn Hp lên đến 57% và trở thành loại kháng sinh bị đề kháng nhiều nhất. Đồng thời, khi sử dụng kháng sinh này để trị bệnh người bệnh còn có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn như buồn nôn và nôn, hại gan thận, chóng mặt đau đầu,…

+ Tetracycline

Đây là loại kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng. Thuốc hoạt động bằng cách gắn ribosome vào đơn vị 30S của vi khuẩn, gây cản trở quá trình tổng hợp protein và kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn. Sử dụng kháng sinh Tetracycline trị bệnh có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn lên răng, xương và nhiều cơ quan khác. Vì thế, chúng rất ít khi được sử dụng để điều trị lâm sàng cho các bệnh lý nhiễm khuẩn.

Đồng thời, kháng sinh Tetracycline còn chống chỉ định đối với trẻ em dưới 8 tuổi và những người bị dị ứng mẫn cảm với thành phần dược tính có trong thuốc.

+ Metronidazole/Tinidazole

Trong hai loại kháng sinh này chứa dẫn chất 5-nitro-imidazole có khả năng phá vỡ cấu trúc ADN của vi khuẩn và khiến chúng bị tiêu diệt. Loại kháng sinh trị bệnh này vừa có tác dụng tại chỗ vừa có tác dụng toàn thân. Hiện nay, kháng sinh Metronidazole và Tinidazole đang được sử dụng ngày càng phổ biến trong phác đồ điều trị vi khuẩn Hp. Thông thường, chúng sẽ được dùng kết hợp với một trong 3 loại kháng sinh ở trên.

Không sử dụng hai loại kháng sinh này để trị bệnh cho những người bị dị ứng mẫn cảm với thành phần dược tính trong thuốc và cân nhắc khi cho phụ nữ đang trong thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên sử dụng. Đồng thời, nếu quá lạm dụng hai loại kháng sinh này bạn sẽ phải đối mặt với một số tác dụng phụ như chán ăn, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy,…

+ LevofloxacinĐây cũng là một trong những loại kháng sinh điều trị vi khuẩn Hp. Tuy nhiên, chúng chỉ được sử dụng trong phác đồ điều trị cuối cùng và chống chỉ định đối với trẻ em đang trong độ tuổi phát triển. Lý giải tình trạng này chuyên gia cho biết, kháng sinh Levofloxacin trị vi khuẩn Hp khi đi vào cơ thể sẽ gây ra tác dụng phụ mạnh, ảnh hưởng đến sự phát triển của xương khớp và thậm chí là đe dọa đến tính mạng. Nếu bạn quá lạm dụng loại kháng sinh này hoặc không tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị sẽ đẩy nhanh tốc độ kháng thuốc của vi khuẩn và làm gia tăng nguy cơ tái nhiễm.

Kháng sinh Levefloxacin chữa vi khuẩn Hp có tác dụng mạnh cần chống chỉ định đối với trẻ em
Kháng sinh Levofloxacin chữa vi khuẩn Hp có tác dụng mạnh cần chống chỉ định đối với trẻ em

2/ Nhóm thuốc ức chế bơm proton

Thuốc ức chế bơm proton cũng là một trong những loại thuốc thường được kê đơn điều trị vi khuẩn Hp. Công dụng chính của nhóm thuốc này là giảm tiết dịch acid dạ dày giúp nâng cao hiệu quả của thuốc kháng sinh. Ngoài ra, loại thuốc này còn có khả năng kích thích tái tạo niêm mạc dạ dày bị tổn thương giúp phục hồi các ổ viêm loét do vi khuẩn gây ra. Thống kê y khoa cho thấy, chỉ sau từ 4 – 8 tuần sử dụng thuốc các ổ viêm loét bên trong dạ dày sẽ được cải thiện từ 80 – 95%. Các loại thuốc ức chế bơm proton được sử dụng phổ biến là:

  • Esomeprazole
  • Omeprazole
  • Cimetidin
  • Rabenprazole
  • Lansoprazol
  • Pantoprazol

Tuy nhiên, nếu lạm dụng thuốc ức chế bơm proton trong thời gian dài có thể gây teo tế bào thành dạ dày và làm gia tăng nguy cơ viêm teo dạ dày. Ngoài ra, thuốc còn có thể gây ra một số tác dụng phụ như hôi miệng, đau bụng, táo bón, viêm đại tràng giả mạc… Vì thế, người bệnh tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc ức chế bơm proton khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

3/ Nhóm thuốc kháng histamin H2

Công dụng chính của thuốc kháng histamin cũng tương tự như thuốc ức chế bơm proton, giúp làm giảm tiết dịch vị tiêu hóa tại dạ dày. Thành phần dược tính trong thuốc kháng histamin H2 khi đi vào cơ thể sẽ ức chế cạnh tranh với thụ thể histamin H2 của tế bào, từ đó hoạt động tiết acid tiêu hóa của dạ dày sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Tuy nhiên, hiệu quả mà loại thuốc kháng histamin H2 mang lại sẽ kém hơn thuốc ức chế bơm proton nên chỉ được kê đơn điều trị cho những trường hợp không đáp ứng điều trị với thuốc ức chế bơm proton. Chuyên gia cũng cho biết, loại thuốc này được ưu tiên kê đơn điều trị đối với trường hợp dạ dày bị kích thích tăng tiết acid bởi histamin, insulin, cafein hoặc do thức ăn.Không sử dụng thuốc kháng histamin H2 trị vi khuẩn Hp với những trường hợp đang mắc các bệnh lý về gan thận hoặc dị ứng mẫn cảm với bất kỳ thành phần dược tính nào có trong thuốc. Một số tác dụng phụ của thuốc kháng histamin H2 thường gặp là phát ban, tiêu chảy, choáng váng, giảm bạch cầu, tăng creatinin huyết nhẹ, tăng transaminase huyết thanh,…

Thuốc kháng histamin thường được sử dụng điều trị thay thế cho thuốc ức chế bơm proton giúp làm tăng hiệu quả của kháng sinh
Thuốc kháng histamin thường được sử dụng điều trị thay thế cho thuốc ức chế bơm proton giúp làm tăng hiệu quả của kháng sinh

4/ Thuốc Bismuth bảo vệ niêm mạc dạ dày

Bismuth thường được dùng kết hợp với kháng sinh để điều trị vi khuẩn Hp. Công dụng chính của loại thuốc này là bảo vệ các ổ viêm loét tại niêm mạc dạ dày và hỗ trợ ức chế hoạt động gây hại của vi khuẩn Hp. Thành phần dược tính của thuốc sau khi đi vào cơ thể sẽ tạo ra lớp màng bao bọc bên trên lớp niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa các ổ viêm loét tiếp tục bị acid dạ dày tấn công ăn mòn.Lưu ý, không kê đơn điều trị thuốc Bismuth đối với những người bị dị ứng mẫn cảm với thành phần dược tính trong thuốc, người mắc các bệnh lý về thận ở mức độ nặng hoặc có tiền sử xuất huyết tiêu hóa trên. Một số tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc Bismuth là đen răng, đen lưỡi, buồn nôn và nôn, nhiễm độc thận và hệ thần kinh,…

Lưu ý khi dùng thuốc trị vi khuẩn Hp dạ dày

Dùng thuốc Tây y trị bệnh giúp tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn Hp bên trong dạ dày và hỗ trợ làm lành các tổn thương tại niêm mạc do vi khuẩn gây ra. Trong quá trình dùng thuốc trị bệnh bạn cần lưu ý những điều sau để tránh làm giảm công dụng của thuốc cũng như phát sinh các tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe:

  • Chỉ dùng thuốc điều trị vi khuẩn Hp sau khi đã làm xét nghiệm vi khuẩn Hp và cho kết quả dương tính. Không tự ý mua thuốc về sử dụng khi chưa thăm khám và chưa có hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Thông báo với bác sĩ chuyên khoa về tiền sử dị ứng thuốc cũng như các loại thuốc đang sử dụng để điều trị bệnh khác. Dựa vào đó bác sĩ chuyên khoa mới có thể lên phác đồ điều trị sao cho phù hợp, tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Vi khuẩn Hp có nguy cơ kháng thuốc rất cao, trong suốt liệu trình điều trị người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo đúng phác đồ mà bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra. Không tự ý thêm hoặc bớt liều lượng.
  • Không tự ý dùng kết hợp kháng sinh với các loại thảo dược tự nhiên để trị bệnh. Tránh tình trạng tương tác thuốc gây ảnh hưởng đến hiệu quả của kháng sinh và tác động xấu đến sức khỏe.
  • Hầu hết các trường hợp dùng kháng sinh trị bệnh đều gặp phải một số tác dụng phụ ở đường tiêu hóa. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ diễn ra với mức độ nhẹ và tự hết sau khi kết thúc liệu trình trị bệnh.
  • Trong quá trình dùng thuốc trị bệnh nếu có các triệu chứng như đau quặn bụng, sốt cao, tiêu chảy, phân có dịch nhầy hoặc mủ,… cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cách xử lý kịp thời.
  • Để hạn chế các tác dụng phụ của thuốc Tây y, bạn nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho đường ruột vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày như trái cây tươi, rau xanh, sữa chua, đồ uống lên men,…
Chỉ nên dùng thuốc điều trị vi khuẩn Hp khi đã có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
Chỉ nên dùng thuốc điều trị vi khuẩn Hp khi đã thăm khám và có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
  • Bên cạnh đó người bệnh cũng nên hình thành cho bản thân thói quen ăn uống khoa học và lối sống lành mạnh giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể, hạn chế phát sinh tác dụng phụ của thuốc và đẩy nhanh tốc độ hồi phục.
  • Chủ động có các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm virus cho người khỏe mạnh như ăn riêng, không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác, xử lý phân sạch sẽ,… Đồng thời, tuân thủ theo nguyên tắc ăn chín uống sôi để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.
  • Tiến hành thăm khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa giúp kiểm tra mức độ đáp ứng thuốc của cơ thể. Để từ đó bác sĩ có thể điều chỉnh phương án điều trị sao cho phù hợp.

Trên đây là thông tin về các loại thuốc trị vi khuẩn Hp dạ dày mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo. Khi có các dấu hiệu của bệnh bạn cần nhanh chóng thăm khám chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị đúng cách. Người bệnh tuyệt đối không tự ý dùng thuốc trị bệnh tại nhà để tránh nguy cơ vi khuẩn kháng kháng sinh, gây khó khăn cho việc điều trị dứt điểm sau này.

Có thể bạn quan tâm:

Đánh giá bài viết

Tin mới

Sỏi Thận Uống Bia Được Không? – Giải Đáp Từ Chuyên Gia Tiết Niệu

Sỏi thận có uống được mật ong không? Chuyên gia giải đáp

Sỏi Thận Có Nên Ăn Dứa? Cách Chữa Sỏi Thận Bằng Dứa Hiệu Quả

Ăn Rau Muống Có Bị Sỏi Thận Không? Sỏi Thận Có Nên Ăn Rau Muống?

Bị sỏi thận nên ăn rau gì để tan sỏi nhanh nhất? Gợi ý dinh dưỡng

Bài Thuốc Nam Trị Sỏi Thận Hiệu Quả Thật Hay Không? 12 Bài Thuốc Tốt

Điều Trị Sỏi Thận Bằng Thuốc Đông Y Có Hiệu Quả Hay Không?

Chạy Thận Nhân Tạo Là Gì? Quy Trình Chạy Thận Và Lưu Ý Cần Biết

Chữa suy thận bằng cây cỏ mực có hiệu quả không? Cách chữa trị tốt nhất

Suy Thận Có Con Được Không? Làm Sao Để Tăng Khả Năng Có Thai

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?