Suy Thận Nên Ăn Gì Và Không Nên Ăn Gì? Lời Khuyên Từ Chuyên Gia

Suy thận nên ăn gì, kiêng ăn gì là một câu hỏi nhận được sự quan tâm của nhiều người bệnh. Bởi chế độ dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng tác động đến tình trạng, mức độ bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên và biết cách xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học. 

Người bị suy thận nên ăn gì?

Suy thận là một căn bệnh xảy ra khi chức năng lọc máu và bài tiết của thận bị suy giảm. Bệnh có thể khởi phát do một số nguyên nhân như lạm dụng thuốc điều trị, bị bệnh tiểu đường, ăn nhiều thực phẩm chứa chất đạm…

Suy thận ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người bệnh như gây đau nhức xương khớp, suy giảm chức năng sinh lý, mất ngủ, rụng tóc… Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, người bệnh nên phối hợp chữa bệnh với một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học để phục hồi chức năng của thận. Vậy bệnh suy thận nên ăn gì?

Các loại rau xanh 

Rau xanh không chỉ là một loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa mà còn hỗ trợ các hoạt động của thận. Rau xanh có chứa nhiều hợp chất thực vật tốt cho cơ thể như beta-carotene, riboflavin, glucosinolate… Các hoạt chất này đảm nhận vai trò hỗ trợ quá trình thanh lọc và bài tiết độc tố ra khỏi cơ thể.

Người bị suy thận nên bổ sung nhiều rau xanh
Người bị suy thận nên bổ sung nhiều rau xanh

Hầu hết các loại rau xanh đều có độ pH cao, nhờ đó rau có khả năng trung hòa dịch vị dạ dày và kiềm hóa nước tiểu. Điều này sẽ giúp thận bài tiết nước tiểu một cách dễ dàng và tránh gây áp lực lên thận. Vì vậy, dung nạp rau xanh trong chế độ ăn uống mỗi ngày sẽ giúp làm sạch máu và hỗ trợ chức năng ở thận.

Suy thận nên ăn gì tốt? Cá hồi

Cá hồi chứa một hàm lượng omega 3 dồi dào tốt cho cơ thể. Omega 3 là một loại axit béo không no đóng vai trò chống oxy hóa, phục hồi tổn thương và giảm viêm nhiễm. 

Vì thế, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích người bị suy thận nên bổ sung cá hồi trong các bữa ăn nhằm giảm mức độ tổn thương ở các tế bào thận và hỗ trợ điều trị tình trạng suy thận. 

Khoai lang 

Suy thận ăn khoai lang được không là một thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Theo đó, khoai lang được đánh giá là một trong những thực phẩm lành mạnh và tốt cho người mắc các căn bệnh mãn tính. Khoai lang chứa một hàm lượng vitamin, chất xơ, khoáng chất cao nên có thể cung cấp một nguồn năng lượng dồi dào cho các hoạt động ở thận và các cơ quan khác.

Ngoài ra, hàm lượng đường trong khoai lang thấp hơn các loại thực phẩm khác nên sẽ không gây áp lực lên thận. Bởi thận còn đảm nhận vai trò ổn định đường huyết trong cơ thể. Chưa hết, khoai lang còn chứa beta-carotene giúp thúc đẩy phục hồi các tế bào thận bị tổn thương và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. 

Lòng trắng trứng

Suy thận ăn được gì? Lòng trắng trứng gà là một loại thực phẩm tốt cho người bị suy thận. Bởi lòng trắng trứng gà bổ sung một lượng đạm vừa đủ cùng với nhiều vitamin và các khoáng chất cần thiết. 

Tuy nhiên, người bệnh không nên lạm dụng lòng trắng trứng vì thành phần dinh dưỡng trong trứng cao và có thể làm tăng nồng độ cholesterol, từ đó gây áp lực lên thận. 

Các loại đậu

Các loại đậu bao gồm đậu xanh, đậu đỏ, đậu nành là nguồn đạm thực vật lành mạnh có thể thay thế đạm động vật. Khi ăn các thực phẩm này, cơ thể vẫn được cung cấp đầy đủ protein và những chất dinh dưỡng cần thiết mà không gây hại đến thận.

Bên cạnh đó, các loại đậu còn chứa nhiều axit amin có công dụng ức chế các gốc tự do, thanh lọc cơ thể và làm giảm nồng độ cholesterol. 

Một số loại trái cây

Trái cây là một nguồn thực phẩm tốt mà bạn nên bổ sung mỗi ngày. Một số loại trái cây cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể và tốt cho thận như:

  • Xoài: Suy thận có ăn xoài được không? Xoài là một loại trái cây cung cấp nhiều vitamin và chất dinh dưỡng cho cơ thể. Cũng giống như những loại trái cây khác, xoài bổ sung nhiều nước giúp làm đẹp và hỗ trợ đào thải độc tố qua hệ bài tiết của thận. Chính vì thế, người bị suy thận ăn xoài sẽ rất tốt cho sức khỏe và hỗ trợ chức năng thận. 
  • Bơ: Bơ là một loại trái cây thích hợp cho những bệnh nhân bị suy thận. Bơ cung cấp một nguồn năng lượng dồi dào và giúp cơ thể dễ chuyển hóa. Đồng thời, bơ còn chứa nhiều vitamin, axit béo không no, khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Táo: Tương tự như quả bơ, táo có công dụng giảm lượng cholesterol trong máu và duy trì huyết áp ở mức độ ổn định. Bổ sung táo mỗi ngày sẽ giúp giảm nguy cơ đột quỵ và tăng lượng máu đến thận. 
Táo là loại trái cây tốt cho người bị suy thận
Táo là loại trái cây tốt cho người bị suy thận
  • Dưa lưới: Dưa lưới chứa nhiều khoáng chất, vitamin, không chứa đạm nên rất thích hợp cho người bị suy giảm chức năng thận. Bên cạnh đó, dưa lưới còn hỗ trợ phá hủy các gốc tự do, thanh lọc cơ thể bởi nó có chứa nhiều hợp chất như quercetin, beta-carotene…

Bổ sung đủ nước

Thận yếu nên uống nước gì? Nước lọc được xem là sự lựa chọn tốt nhất dành cho bệnh nhân mắc bệnh suy thận. Nước lọc có tác dụng giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, đào thải các độc tố. 

Đối với người suy thận, bạn nên uống nước lọc với một lượng hợp lý, không nên uống quá nhiều hoặc quá ít. Cụ thể, mỗi ngày người bệnh nên uống từ 2 – 2,5 lít nước lọc, chia nhỏ lượng nước ra uống nhiều lần. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung một số loại thức uống tự nhiên như nước dừa, nước ép củ dền, trà bồ công anh, nước chanh, nước ép cà rốt…

Suy thận kiêng ăn gì?

Suy thận kiêng ăn uống gì là một thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân. Theo đó, bệnh nhân nên hạn chế và kiêng cữ một số loại thức ăn, đồ uống dưới đây vì chúng không tốt cho sức khỏe và làm tăng áp lực lên thận. 

Sầu riêng

Suy thận có ăn được sầu riêng không? Đối với người mắc bệnh thận, kali là một hoạt chất tuyệt đối không được dung nạp quá nhiều. Mà sầu riêng lại chứa một hàm lượng kali cao đến mức nguy hiểm và có thể vượt ngưỡng 6,5mmol/l.

Do vậy, ăn sầu riêng quá nhiều có thể gây ra tình trạng loạn nhịp tim, ngừng tim và dẫn đến tử vong. Do đó, người mắc bệnh suy thận được khuyến cáo không nên ăn sầu riêng. 

Mướp đắng

Suy thận có ăn mướp đắng được không? Người bị suy thận nên hạn chế ăn mướp đắng vì thực phẩm này có thể gây đầy hơi và rất khó tiêu hóa. Hạt mướp đắng có chứa chất vicine – đây là một loại độc tố gây ngộ độc tạo nên hội chứng cấp tính bao gồm nhức đầu, hôn mê, gây hại cho thận.

Mướp đắng chứa nhiều độc tố gây hại cho thận
Mướp đắng chứa nhiều độc tố gây hại cho thận

Vì thế, những người mắc bệnh suy thận cần tránh ăn mướp đắng vì những độc tính của chúng sẽ tác động trực tiếp vào thận. 

Mít

Người mắc bệnh suy thận mạn tính nên tránh sử dụng các loại trái cây giàu kali như mít. Do khi bị suy thận, kali sẽ bị ứ đọng dẫn đến tình trạng tăng kali trong máu. Khi ăn quá nhiều mít, cơ thể có nguy cơ bị ngừng tim và dẫn đến tử vong mà không có các dấu hiệu báo trước. Từ thông tin trên, người bệnh đã giải đáp được thắc mắc suy thận có ăn mít được không. 

Chất đạm

Các loại thực phẩm giàu chất đạm là nhóm thức ăn mà người bị suy thận nên hạn chế sử dụng. Các loại thực phẩm giàu chất đạm như cá, tôm, nội tạng động vật, thịt gà sẽ dễ chuyển hóa thành ure và creatinin. Hai chất này với hàm lượng cao trong máu sẽ gây áp lực lên thận. Về lâu dài, chức năng của thận sẽ dần suy yếu. Vậy người bệnh đã biết được suy thận có nên ăn thịt gà không.

Rượu bia

Suy thận có được uống rượu không? Thận đóng vai trò bài tiết và loại bỏ các độc tố trong máu, trong khi đó rượu bia là những loại đồ uống có chứa chất kích thích gây hại.

Khi uống quá nhiều rượu bia, áp lực lên thận sẽ gia tăng và bắt buộc cơ quan này phải làm việc nhiều lần để đào thải độc tố. Đây chính là nguyên nhân khiến chức năng của thận dần suy yếu, lâu dần dẫn đến tình trạng suy thận và mất hoàn toàn chức năng lọc máu. 

Nếu người bệnh chủ quan và cứ tiếp tục uống nhiều rượu thì tình trạng suy thận sẽ ngày một trầm trọng hơn vì các chất độc, cặn bã sẽ lắng đọng trong máu và không thể đào thải ra khỏi cơ thể. Trên thực tế, đa số các trường hợp mắc bệnh lý về thận đều có liên quan mật thiết đến thói quen sử dụng rượu bia. 

[pr_middle_post]

Thực phẩm chứa nhiều đường và muối

Suy thận không nên ăn gì? Thực phẩm chứa nhiều muối và đường được chuyên gia khuyến cáo không tốt cho người bị bệnh suy thận. Khi dung nạp nhóm thức ăn này, thận sẽ phải hoạt động với hiệu suất cao hơn để đào thải lượng muối và đường dư thừa qua nước tiểu.

Chính vì thế, thức ăn nhiều đường và muối sẽ khiến áp lực lên thận tăng lên đáng kể và bệnh suy thận sẽ diễn biến trầm trọng hơn. 

Bị suy thận nên kiêng ăn các thực phẩm chứa nhiều muối
Bị suy thận nên kiêng ăn các thực phẩm chứa nhiều muối

Một số loại thực phẩm chứa nhiều muối và đường mà người bệnh nên loại bỏ như thức ăn nhanh, bánh kẹo, snack, thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, lạp xưởng, thịt xông khói… 

Một số lưu ý về chế độ ăn uống của người bị suy thận

Người bị suy thận cần biết cách xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên kiêng cữ quá mức khiến cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi và thận không đủ năng lượng để hoạt động.

Bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận nên tuân thủ theo những nguyên tắc sau:

  • Cân bằng thành phần dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày bao gồm các chất đạm, vitamin, khoáng chất, tinh bột… Người bệnh không nên tập trung ăn một nhóm chất dinh dưỡng nhất định.
  • Không nên loại trừ hoàn toàn nhóm thực phẩm chứa đạm khỏi chế độ ăn uống. Mà người bệnh nên bổ sung một lượng đạm vừa đủ để duy trì năng lượng cho cơ thể. 
  • Bệnh nhân nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần ăn trong ngày.
  • Lựa chọn nguồn thực phẩm vệ sinh, có nguồn gốc rõ ràng và cần sơ chế cẩn thận trước khi chế biến. 

Bài viết trên đã giải đáp cho bạn suy thận nên ăn gì và không nên ăn gì. Thông qua những thông tin trên, người bệnh có thể nắm bắt và biết cách lựa chọn nhóm thực phẩm nào tốt và không tốt cho cơ thể. Từ đó, căn bệnh suy thận sẽ nhanh chóng thuyên giảm và rút ngắn quá trình điều trị.

4.7/5 - (9 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?