Lá nhọ nồi chữa rong kinh – Bài thuốc đơn giản, hiệu quả cực nhanh

Dùng lá nhọ nồi chữa rong kinh là một trong những mẹo dân gian được nhiều người áp dụng. Đây là biện pháp được nhiều người đánh giá cao về hiệu quả. Tuy nhiên, nhọ nồi có tác dụng như thế nào đối với chị em phụ nữ bị rong kinh? Bài thuốc áp dụng ra sao? Dưới đây là cách áp dụng cụ thể.

Công dụng chữa rong kinh bằng nhọ nồi 

Cây nhọ nồi (cỏ mực) có tên khoa học là Eclipta alba Hassk (họ Asteraceae). Đây là cây thân thảo, mọc hoang, được biết đến như một loại thảo dược có công dụng chữa bệnh.

Nhọ rồi (cỏ mực) có nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người
Nhọ rồi (cỏ mực) có nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người

Theo Y học cổ truyền, nhọ nồi có vị ngọt, hơi chua, tính mát đi vào hai kinh Can, Thận. Cây nhọ nồi có tác dụng chỉ huyết, bổ thận, thanh can nhiệt. Nó thường được dùng chữa xuất huyết nội tạng. Do đó, từ lâu cỏ mực được dùng để chữa nhiều bệnh như thổ huyết, tiểu tiện ra máu, hoặc cơ thể gặp tình trạng rong kinh

Nghiên cứu của y học hiện đại cho biết, trong cây nhọ nồi có tinh dầu, tanin, chất đắng, ecliptin. Ngoài ra, có nhiều nghiên cứu khẳng định cỏ mực giống như một loại vitamin K, tác dụng chống discumarin, chống chảy máu tử cung.

Từ những thông tin trên có thể thấy, việc dùng lá nhọ nồi chữa rong kinh là có cơ sở. Do đó, chị em phụ nữ nếu bị hiện tượng rong kinh có thể áp dụng các bài thuốc từ cây cỏ mực để giảm hiện tượng này.

Lá nhọ nồi chữa rong kinh – Áp dụng ngay 2 cách sau

Chữa rong kinh bằng cây nhọ nồi được lưu truyền trong dân gian từ lâu với nhiều bài thuốc khác nhau. Tuy nhiên, dưới đây là hai cách được nhiều người áp dụng và cho biết nó đạt hiệu quả cao nhất.

Lá nhọ nồi chữa rong kinh với nước ép

Sử dụng nước ép lá nhọ nồi là cách chữa bệnh đơn giản và dễ thực hiện nhất. Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị: Cây nhọ nồi (2 – 3 năm)
  • Thực hiện: Bạn rửa sạch, ngâm với nước muối loãng trong khoảng 3 phút. Để ráo rồi đó cho vào máy xay nhuyễn. Tiếp đó bạn lọc bỏ bã, để lại nước cốt. Trong thời gian hành kinh, bạn hãy uống nước ép nhọ nồi này thường xuyên để cải thiện tình hình bệnh.
  • Công dụng: Nước ép nhọ nồi không quá khó uống, cho nên bạn có thể uống ngày 2 – 3 lần sẽ cho thấy giảm hẳn tình trạng rong kinh mà trước đó bạn mắc phải.

Chữa rong kinh bằng cây nhọ nồi và các vị thuốc khác

Sự kết hợp của lá nhọ nồi với các vị thuốc Đông y giúp tăng hiệu quả điều trị. Cách làm như sau:

  • Chuẩn bị: Cỏ mực, ích mẫu, đào nhân, bách thảo sương, uất kim, nga truật (liều lượng bằng nhau); tóc rối (1 ít).
  • Thực hiện: Tóc rối bạn đem đốt thành than. Tất cả các vị thuốc khác rửa sạch sau đó cho vào nồi cùng 600ml nước. Bạn cho cả tóc rối đã đốt vào và đun sôi. Bạn đun cho đến khi thuốc cạn còn khoảng 200ml thì tắt bếp. Chia nước thuốc thành 2 phần uống vào buổi sáng hoặc tối.
  • Công dụng: Kiên trì dùng bài thuốc lá nhọ nồi chữa rong kinh hằng ngày. Trong thời gian bị rong kinh, mỗi ngày một thang sẽ thấy hiện tượng rong kinh giảm dần. Sau một vài đợt dùng thuốc, tình trạng rong kinh sẽ hết.

Những điều cần lưu ý khi chữa rong kinh bằng cây nhọ nồi        

Có thể nói, áp dụng bài thuốc chữa rong kinh bằng nhọ nồi mang đến kết quả khá khả quan, phù hợp cho nhiều người. Nó còn tốt cho người bị đầy bụng, tiêu chảy, người bị chứng khó tiêu.

[pr_middle_post]

Chỉ áp dụng bài thuốc từ cây nhọ nồi cho người bị rối loạn nội tiết tố nữ
Chỉ áp dụng bài thuốc từ cây nhọ nồi cho người bị rối loạn nội tiết tố nữ

Do đó, để áp dụng bài thuốc từ lá nhọ nồi chữa rong kinh có hiệu quả tốt nhất, chị em phụ nữ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không chữa rong kinh bằng lá nhọ nồi cho phụ nữ mang thai. Trong cỏ mực có chất kích thích tử cung, có thể dẫn đến sảy thai. Cho nên, cần cẩn trọng khi áp dụng bài thuốc này.
  • Chữa rong kinh bằng cây nhọ nồi chỉ áp dụng cho người bị rối loạn nội tiết tố nữ. Ngoài ra, rong kinh do viêm nhiễm sẽ không áp dụng bài thuốc này. Cho nên, chị em phụ nữ cần hiểu về sức khỏe của bản thân để có cách điều trị đúng đắn nhất.
  • Bài thuốc dùng lá nhọ nồi chữa rong kinh chỉ nên áp dụng cho những người bệnh ở mức độ nhẹ, người bị bệnh nặng không nên thực hiện.
  • Những bài thuốc kể trên chưa có cơ sở khoa học, cho nên chị em phụ nữ cần chọn lọc thông tin kĩ lưỡng trước khi áp dụng để có kết quả tốt nhất.
  • Bài thuốc chữa rong kinh bằng cỏ mực chỉ là kinh nghiệm dân gian, tùy vào cơ địa của từng người mà có kết quả khác nhau.
  • Trong khi áp dụng bài thuốc điều trị nên không thấy đạt kết quả, ngược lại tình trạng bệnh ngày càng nặng, chị em nên ngừng lại, đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời.
  • Trong thời gian chữa rong kinh bằng nhọ nồi, chị em cần có lối sống lành mạnh, vệ sinh thân thể sạch sẽ, bổ sung dinh dưỡng và tránh xa thực phẩm có hại. Ngoài ra, cần chăm tập thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng.

Trên đây là những thông tin về việc dùng lá nhọ nồi chữa rong kinh. Tuy nhiên khi sử dụng các loại lá cây trong tự nhiên để điều trị rong kinh, chị em có thể không đạt được kết quả như mong muốn vì các mẹo dân gian này chỉ là thông tin truyền miệng mà chưa được kiểm chứng. Để điều trị rối loạn kinh nguyệt nói chung và rong kinh nói riêng thì chị em nên lựa chọn giải pháp điều trị tận gốc và đã được kiểm nghiệm cẩn thận. 

5/5 - (2 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?