Dị Ứng Thời Tiết Bao Lâu Thì Khỏi? [Bác Sĩ Giải Đáp]

Dị ứng thời tiết bao lâu thì khỏi? Điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như mức độ tổn thương, thể trạng của mỗi người và phương pháp điều trị. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên cũng như hướng dẫn cách xử lý khi bị dị ứng thời tiết.   

Bệnh dị ứng thời tiết có tự khỏi không?

Dị ứng thời tiết là một bệnh lý xảy ra phổ biến ở những người có cơ địa nhạy cảm. Khi thời tiết thay đổi đột ngột, da sẽ nổi sần, nổi mề đay, phát ban… 

Hiện nay, giới y khoa vẫn chưa xác định được căn nguyên gây bệnh. Tuy nhiên, triệu chứng của bệnh có thể bùng phát dữ dội và nghiêm trọng khi gặp điều kiện thuận lợi. 

Hắt hơi, sổ mũi là những triệu chứng cảnh báo bạn bị dị ứng thời tiết
Hắt hơi, sổ mũi là những triệu chứng cảnh báo bạn bị dị ứng thời tiết

Theo các chuyên gia, các triệu chứng của bệnh dị ứng thời tiết sau một thời gian bùng phát. Và nó sẽ có xu hướng thuyên giảm, biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày mà không cần điều trị. Do đó, có nhiều người bệnh chủ quan cho rằng bệnh có thể tự khỏi mà không cần chữa trị. 

Theo thống kê, có đến 90% người bệnh bị dị ứng thời tiết tái phát và diễn biến phức tạp hơn. Tình trạng tái phát sẽ có xu hướng trầm trọng hơn trước. Do đó, dị ứng thời tiết sẽ không khỏi hoàn toàn nếu không được chữa trị đúng cách. 

Dị ứng thời tiết bao lâu thì khỏi?

Bệnh dị ứng thời tiết kéo dài bao lâu? Để xác định được bệnh dị ứng thời tiết bao lâu thì khỏi dựa vào nhiều yếu tố. Đó là mức độ viêm nhiễm, tình trạng sức khỏe của mình và các phương pháp điều trị bệnh. 

  • Dị ứng thời tiết ở mức độ nhẹ: Với trường hợp dị ứng nhẹ, tổn thương chưa lan rộng, biện pháp y tế sẽ kiểm soát được các triệu chứng nhanh chóng. Biểu hiện của bệnh có thể được cải thiện đáng kể sau vài giờ bùng phát bệnh. Sau 1 – 2 ngày điều trị, bệnh có thể biến mất..
  • Dị ứng thời tiết mãn tính: Tình trạng này thường có xu hướng tái đi tái lại nhiều lần, tổn thương lan rộng sang các vùng da khác, và viêm nhiễm. Do đó, thời gian chữa khỏi bệnh sẽ kéo dài lâu hơn và gặp nhiều khó khăn.   

Tóm lại, mức độ viêm nhiễm và cơ địa của mỗi người khác nhau. Vì thế thời gian khỏi bệnh cũng không giống nhau. 

Ngoài việc can thiệp y khoa, bạn nên chủ động kết hợp với các biện pháp chăm sóc da tại nhà. Việc này giúp kết quả điều trị đạt kết quả tốt nhất. 

Cách xử lý khi bị dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết là căn bệnh có nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ có hướng chữa trị phù hợp với mỗi người bệnh. Bệnh nhân có thể tham khảo các cách chữa bệnh dị ứng thời tiết như sau:

Mắc bệnh dị ứng thời tiết nên uống thuốc gì?

Khi bị dị ứng thời tiết, người bệnh thường sử dụng các loại thuốc Tây y để chữa trị. Bởi vì chúng nhanh chóng kiểm soát triệu chứng và hạn chế bệnh tái phát hiệu quả.

Một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh dị ứng thời tiết như:

  • Thuốc kháng histamin: Thuốc này được kê đơn cho những bệnh nhân bị dị ứng, ngứa ngáy thông thường.
  • Thuốc Corticoid: Nhóm thuốc Corticoid thường có tác dụng cải thiện triệu chứng, phòng ngừa và hạn chế bệnh kéo dài.
  • Thuốc kháng thụ thể H2: Cimetidin hoặc doxepin là hai loại thuốc kháng thụ thể H2 thường được sử dụng nhiều nhất. Nhóm thuốc này thường kết hợp với thuốc kháng histamin dùng cho bệnh nhân bị dị ứng nặng. 
Các loại thuốc Tây y giúp kiểm soát triệu chứng bệnh dị ứng thời tiết nhanh chóng
Các loại thuốc Tây y giúp kiểm soát triệu chứng bệnh dị ứng thời tiết nhanh chóng

Khi sử dụng các loại thuốc tân dược, người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bạn không được tự ý mua thuốc về uống vì có thể gây hại cho gan, thận, dạ dày. 

Mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà

Áp dụng các mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà cũng là cách điều trị dị ứng thời tiết. Phương pháp này lành tính, an toàn và đạt hiệu quả cao trong việc đẩy lùi tạm thời các triệu chứng do bệnh gây ra.

Một số mẹo dân gian chữa dị ứng thời tiết như: 

  • Lá lốt: Lá lốt có chứa tinh dầu piperidin như chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng kiểm soát triệu chứng mề đay, phát ban trên da. Bệnh nhân vò một nắm lá lốt vừa đủ, nấu sôi. Sau đó dùng khăn sạch thấm vào nước lá lốt và đắp lên da. Bạn thực hiện cách này từ 2 lần/ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất. 
  • Khoai tây: Ít người biết rằng chất nhựa trong khoai tây là kháng sinh tự nhiên giúp đẩy lùi các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mề đay trên da. Người bệnh cắt khoai tây thành từng lát mỏng, đắp lên vùng da bị dị ứng trong khoảng 20 phút và rửa sạch lại với nước.
  • Chanh, mật ong: Lượng vitamin C trong mật ong có tác dụng loại bỏ tác nhân gây viêm nhiễm và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bạn sử dụng nửa quả chanh pha cùng 2 thìa mật ong và nước ấm. Uống hỗn hợp này vào mỗi buổi sáng để chữa bệnh. 

Các mẹo dân gian kể trên chỉ thích hợp điều trị khi bệnh chưa chuyển biến nặng. Do đó, người bệnh không nên quá phụ thuộc vào cách chữa này. Bạn nên đến gặp bác sĩ thăm khám kịp thời khi tình trạng dị ứng trở nặng. 

Bài thuốc Đông y chữa bệnh dị ứng thời tiết

Y học cổ truyền cho rằng dị ứng thời tiết là bệnh do chức năng tạng phủ trong cơ thể bị rối loạn. Để điều trị, thầy thuốc sẽ kết hợp các loại thảo dược để đẩy lùi căn nguyên gây bệnh. Đồng thời tăng cường thải độc gan và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. 

Dưới đây là các bài thuốc Đông y có công dụng chữa dị ứng thời tiết hiệu quả:

  • Bài thuốc số 1: Phòng phong, đan sâm mỗi vị 12g, ý dĩ, lá đơn, kinh giới mỗi vị 16g, quế chi và bạch chỉ mỗi vị 8g, tế tân, sinh khương mỗi vị 6g. Bạn cho tất cả nguyên liệu vào ấm đun với lượng nước phù hợp. Chia thuốc thành 2 phần, uống trong ngày.  
  • Bài thuốc số 2: Sinh địa, ngưu bàng, liên kiều, kim ngân hoa, đại thanh diệp mỗi vị 10g, cam thảo, kinh giới, phòng phong, thuyền toái mỗi vị 6g. Người bệnh sắc thuốc và uống theo sự hướng dẫn của bác sĩ Đông y. 
Các bài thuốc Đông y giúp tăng cường thải độc gan và tăng sức đề kháng cho cơ thể
Các bài thuốc Đông y giúp tăng cường thải độc gan và tăng sức đề kháng cho cơ thể

Các bài thuốc Đông y thường có tác dụng chậm hơn Tây y. Vì vậy người bệnh phải kiên trì dùng thuốc trong một thời gian dài, không được bỏ giữa chừng. Chưa kể, thuốc Đông y thường có mùi vị khó uống. 

Lời khuyên từ chuyên gia khi bị dị ứng thời tiết

Để kiểm soát tốt các triệu chứng khi bị dị ứng thời tiết, bạn nên tuân thủ các chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, bạn nên lưu ý một số lời khuyên dưới đây:

  • Tránh cào gãi mạnh: Chà xát, cào gãi mạnh ở vùng da bị tổn thương sẽ gây trầy xước. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng da. Bạn nên sử dụng các loại thuốc giảm ngứa theo chỉ định của bác sĩ.
  • Dưỡng ẩm cho da thường xuyên: Dị ứng thời tiết có thể khiến da trở nên khô ráp, nứt nẻ, ngứa ngáy và dễ bị kích ứng. Vì thế, người bệnh nên dưỡng ẩm da mỗi ngày 2 lần. Bạn nên chọn những sản phẩm dịu nhẹ, có nguồn gốc tự nhiên. Cách này giúp cung cấp độ ẩm cần thiết cho da, làm dịu da và cải thiện triệu chứng.
  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh: Bệnh sẽ diễn biến trầm trọng hơn nếu người bệnh thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như hóa chất, phấn hoa, bụi bẩn, mỹ phẩm… Khi phải tiếp xúc, bạn nên bảo vệ da bằng cách đeo khẩu trang, mang bao tay, mang ủng…
  • Giữ ấm cơ thể: Khi thời tiết chuyển lạnh, bạn nên giữ ẩm cơ thể tránh để các triệu chứng dị ứng bùng phát dữ dội. Ngược lại, nếu thời tiết nóng nực thì bạn nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái. Đồng thời, bạn nên hạn chế vận động thể thao quá mức gây đổ mồ hôi, tiết bã nhờn. 
  • Tránh tắm bằng nước quá nóng hoặc lạnh: Thói quen tắm nước lạnh hoặc nước nóng sẽ gây mất cân bằng độ ẩm cho da. Từ đó làn da sẽ trở nên nhạy cảm hơn và dễ bị kích ứng. Người bệnh nên tắm nước ấm khi trời lạnh và tắm nước mát khi trời nóng. Thời gian tắm chỉ nên kéo dài từ 10 – 15 phút. 
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Người bị dị ứng thời tiết kiêng gì, ăn gì? Để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và phòng ngừa bệnh tật, người bệnh nên bổ sung các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, vitamin cho cơ thể như trái cây, rau củ quả, các loại cá béo…
  • Uống đủ nước: Các chuyên gia khuyến khích người bệnh nên uống từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Uống đủ nước sẽ giúp cơ thể cung cấp đủ độ ẩm cho da, tránh bong tróc, khô rát. 
  • Thiết lập chế độ nghỉ ngơi hợp lý: Bệnh nhân nên biết cách thiết lập thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Không nên làm việc quá sức, thức khuya, mệt mỏi kéo dài khiến căn bệnh ngày một trầm trọng hơn. 
Bệnh nhên xây dựng thói quen nghỉ ngơi, làm việc hợp lý để cải thiện tình trạng bệnh
Bệnh nhân nên tự xây dựng thói quen nghỉ ngơi, làm việc hợp lý để cải thiện tình trạng bệnh

Ngoài ra, có nhiều bệnh nhân thắc mắc dị ứng thời tiết có lây không? Theo bác sĩ, tuy dị ứng thời tiết gây nên tình trạng tổn thương da trên diện rộng. Thế nhưng bệnh hoàn toàn không lây nhiễm từ người này sang người khác. Vì thế, người thân có thể yên tâm chăm sóc người bệnh mà không sợ bị lây nhiễm. 

Bài viết trên đã chia sẻ cho bạn đọc thông tin dị ứng thời tiết bao lâu thì khỏi. Người bệnh nên chủ động thăm khám và điều trị bệnh để hạn chế các ảnh hưởng xấu đến cơ thể. 

5/5 - (8 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?