TOP 7 cách chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt hiệu quả, đơn giản

Chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt là một mẹo dân gian được lưu truyền rộng rãi. Lá lốt có công dụng giảm ngứa ngáy, đau rát, nổi mề đay trên da. Bạn có thể tham khảo các cách chữa bệnh bằng lá lốt hiệu quả, đơn giản trong bài viết bên dưới.

Chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt có hiệu quả hay không?

Trước sự thay đổi đột ngột của thời tiết, người có cơ địa nhạy cảm sẽ phản ứng lại với nhiệt độ nóng hoặc lạnh với môi trường bên ngoài. Đây là nguyên nhân làm bùng phát tình trạng dị ứng thời tiết với các triệu chứng như ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, châm chích trên da khó chịu.

Đối với những trường hợp nhẹ, triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm trong vòng 1 – 2 ngày hoặc biến mất sau vài tiếng. Khi căn bệnh trở nên nghiêm trọng, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như nhiễm trùng da, tụt huyết áp kèm theo khó thở, viêm mũi…

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc Tây y, một số người bệnh sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên để chữa bệnh ở mức độ nhẹ. Các loại thảo dược này luôn được tin dùng vì chúng rất an toàn, lành tính và không gây ra các tác dụng phụ. Trong đó, lá lốt là một vị thuốc dân gian được lưu truyền lâu đời có công dụng chữa bệnh dị ứng hiệu quả. 

Lá lốt là bài thuốc dân gian chữa bệnh dị ứng thời tiết hiệu quả
Lá lốt là bài thuốc dân gian chữa bệnh dị ứng thời tiết hiệu quả

Theo các nghiên cứu, lá lốt có chứa piperidin và piperin là những chất kháng sinh tự nhiên rất mạnh. Các hoạt chất này có thể làm giảm triệu chứng ngứa ngáy, đau rát, châm chích trên da. Ngoài các thành phần trên, lá lốt còn chứa nhiều hoạt chất có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch trong cơ thể và chống lại các tác nhân gây bệnh.

Theo y học cổ truyền, lá lốt là vị thuốc có vị nồng, tính ấm, thường được dùng để điều trị bệnh viêm da, phong hàn, giảm ngứa ngáy, thải độc… Do đó, bạn có thể sử dụng lá lốt để điều trị bệnh dị ứng thời tiết. 

Top 7 cách chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt

Có rất nhiều cách chữa dị ứng thời bằng lá lốt như sử dụng độc vị hoặc kết hợp với các thảo dược khác. Dưới đây là một số cách điều trị bệnh từ lá lốt mang lại hiệu quả tích cực:

Tắm hoặc ngâm rửa nước lá lốt

Nguyên liệu: 100g lá lốt tươi, 1 lít nước lọc và một ít muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Bạn rửa sạch lá lốt rồi ngâm với nước muối khoảng 5 phút để tiêu diệt vi khuẩn bám trên lá.
  • Vớt lá lốt ra và rửa sạch lại với nước, để ráo lá rồi vò nát.
  • Bạn cho lá lốt vào nước, cho thêm một ít muối rồi đun sôi trong khoảng 20 phút.
  • Đợi đến khi nước nguội thì cho ra chậu, pha thêm một ít nước lạnh để nước giảm độ nóng.
  • Bạn làm sạch vùng da bị dị ứng thời tiết. Sau đó, tắm hoặc ngâm rửa vùng da này với nước lá lốt. 
  • Mỗi ngày, bạn thực hiện cách này từ 1 – 2 lần đến khi các triệu chứng của bệnh giảm hẳn. 

Đắp lá lốt chữa dị ứng thời tiết

Khi bị dị ứng thời tiết kèm theo triệu chứng nổi mẩn đỏ, mề đay khó chịu, bạn có thể áp dụng bài thuốc đắp lá lốt chữa dị ứng thời tiết. 

Nguyên liệu: 50g lá lốt, lá tía tô và lá ráy mỗi vị 30g, 15g chanh (lấy cả vỏ).

Cách thực hiện:

  • Bạn rửa sạch tất cả các thảo dược trên, phơi khô rồi mang đi nghiền thành bột mịn.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da nhiễm bệnh với nước ấm hoặc nước muối sinh lý.
  • Bạn lấy một lượng hỗn hợp đã nghiền pha với một ít nước. Khuấy cho hỗn hợp sệt lại rồi đắp lên vùng da bị dị ứng.
  • Giữ yên khoảng 1 – 1,5 tiếng đồng hồ rồi rửa sạch da với nước ấm. 

Chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt và lá tía tô

Lá tía tô là một vị thuốc có vị cay nồng, tính ấm. Thuốc có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm và được dùng để kiểm soát các triệu chứng ngoài da. Khi kết hợp lá lốt với lá tía tô, bạn sẽ có một hỗn hợp chữa bệnh dị ứng thời tiết với dược tính cao và không gây ra các tác dụng phụ.

Nguyên liệu: 1 nắm lá lốt tươi, 1 nắm lá tía tô tươi, 1 ít nước lọc và một ít muối.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch tất cả các thảo dược trên, ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn.
  • Bạn rửa lá một lần nữa với nước sạch, vò nát lá.
  • Cho lá tía tô và lá lốt vào nước, thêm vào một ít muối rồi đun sôi khoảng 20 phút.
  • Bạn chờ nước nguội bớt, cho nước ra chậu và pha thêm một ít nước mát để nước giảm độ nóng.
  • Người bệnh làm sạch vùng da bị tổn thương, sau đó tắm và ngâm rửa vùng da bị bệnh trong nước thuốc. Bạn có thể tận dụng bã thuốc đắp lên khu vực bị dị ứng thời tiết. Điều này sẽ giúp các dưỡng chất còn sót lại trong lá thấm sâu vào bên trong da.

Nhỏ mũi bằng nước lá lốt chữa dị ứng thời tiết

Với trường hợp dị ứng thời tiết kèm theo cơn ngứa mũi, viêm mũi, bạn có thể áp dụng cách chữa bệnh dưới đây:

Nguyên liệu: 1 nắm lá lốt còn tươi.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá lốt, ngâm với nước muối khoảng 10 phút để loại bỏ vi khuẩn bám trên lá.
  • Bạn rửa lại lá lốt với nước sạch một lần nữa rồi để ráo.
  • Giã nát hoặc xay nhuyễn lá rồi lọc lấy nước cốt lá lốt.
  • Bạn dùng tăm bông thấm với nước lá lốt rồi nhỏ trực tiếp vào mũi.
  • Mỗi tuần thực hiện cách này 2 – 3 ngày. Mỗi ngày nhỏ 2 – 3 lần để cải thiện tình trạng viêm mũi. 

Xông mũi từ lá lốt

Bạn có thể chữa dị ứng thời tiết tại nhà bằng cách kết hợp nhỏ mũi với xông mũi bằng lá lốt để đạt được hiệu quả gấp đôi. 

Nguyên liệu: 1 nắm lá lốt tươi, không sâu.

Bạn có thể áp dụng nhiều cách chữa dị ứng thời tiết từ lá lốt khác nhau
Bạn có thể áp dụng nhiều cách chữa dị ứng thời tiết từ lá lốt khác nhau

Cách thực hiện:

  • Bạn cũng rửa sạch lá lốt, ngâm với nước muối pha loãng. Sau khoảng 10 phút rồi rửa lại với nước sạch.
  • Cho lá lốt vào một lượng nước vừa đủ, đun sôi trong khoảng 10 – 15 phút. Bạn nên đậy nắp khi đun để tinh dầu không bị thoát hơi ra ngoài.  
  • Khi nước sôi, bạn cho nước ra thau và dùng chăn phủ kín người rồi xông hơi. 
  • Mỗi ngày bạn xông hơi từ 1 – 2 lần, một tuần thực hiện 2 – 3 ngày. Kiên trì áp dụng cách này trong vài tuần sẽ thấy các triệu chứng của bệnh cải thiện đáng kể.  

Bài thuốc uống chữa dị ứng thời tiết

Đối với trường hợp bị dị ứng thời tiết ở mức độ nặng và kèm theo triệu chứng viêm mũi, người bệnh có thể áp dụng bài thuốc Đông y chữa bệnh như sau:

Nguyên liệu: Lá lốt, kinh giới, cam thảo và kim ngân hoa mỗi vị 8g, bèo cái, đinh lăng và đậu ván mỗi vị 12g, sầu riêng 10g.

Cách thực hiện:

  • Bạn rửa sạch các vị thuốc trên và để ráo nước. 
  • Cho tất cả các thảo dược vào nồi đun với 750ml nước. Đợi nước sôi và sắc còn khoảng 20ml thì tắt bếp.
  • Bạn chia thuốc thành 2 lần uống trong ngày vào buổi sáng và buổi trưa. Bạn nên uống thuốc lá lốt trước khi ăn khoảng 30 phút. 
  • Kiên trì uống thuốc nhiều ngày đến khi các triệu chứng của bệnh khỏi hẳn. 

[pr_middle_post]

Món ăn từ lá lốt chữa bệnh dị ứng thời tiết – Bò xào lá lốt

Ngoài các cách kể trên, người bệnh có thể sử dụng lá lốt chế biến thành nhiều món ăn ngon. Các món ăn này vừa dùng để chữa bệnh vừa cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. 

Bò xào lá lốt

Nguyên liệu: 10 – 15g lá lốt tươi, 100g thịt bò, 1 củ hàng, 1 củ tỏi và các loại gia vị.

Cách thực hiện:

  • Bạn rửa sạch lá lốt, ngâm với nước muối và thái sợi vừa ăn.
  • Thịt bò rửa sạch, cắt thành từng miếng vừa ăn và ướp thêm gia vị tùy ý. 
  • Bạn bóc vỏ hành và tỏi, rửa sạch rồi băm nhỏ.
  • Cho chảo lên bếp, cho vào một ít dầu ăn, thêm hành và tỏi vào phi cho vàng đều. Bạn cho thịt bò vào xào trên lửa đến khi chín.
  • Cuối cùng, bạn cho lá lốt vào xào và nêm nếm gia vị cho vừa ăn. 

Lá lốt cuốn thịt heo

Nguyên liệu: 300g thịt bỏ chỉ, 1 quả trứng gà, 1 nắm lá lốt, 3 củ hành tím.

Bạn có thể ăn các món ăn từ lá lốt chữa dị ứng thời tiết
Bạn có thể ăn các món ăn từ lá lốt chữa dị ứng thời tiết

Cách thực hiện:

  • Bạn rửa sạch lá lốt. Ngâm lá với nước muối, rửa sạch với nước một lần nữa rồi để ráo.
  • Rửa sạch thịt ba chỉ, để ráo rồi cho vào cối xay nhuyễn. Bạn rửa sạch hành tím rồi bóc vỏ và tách lấy lòng đỏ trứng gà. 
  • Cho lá lốt, hành tím, một ít ớt vào cối băm nhỏ và thêm vào một ít gia vị. Bạn cho lòng đỏ trứng gà vào trộn đều, ướp trong vòng 20 phút. 
  • Lấy một ít thịt cho vào giữa lá lốt và bắt đầu cuốn, dùng que tăm xiên ngang để cố định cuốn thịt.
  • Sau khi cuốn xong, bạn cho cuốn lên chảo rán đều, đến khi cuốn thịt vàng 2 mặt thì cho ra đĩa. 

Một số lưu ý khi sử dụng lá lốt chữa dị ứng thời tiết

Tuy lá lốt là một bài thuốc dân gian quen thuộc được sử dụng để điều trị bệnh dị ứng thời tiết, người bệnh cũng nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt chỉ nên áp dụng cho những trường hợp nhẹ, bệnh mới khởi phát. Khi triệu chứng ngày một nặng hơn, người bệnh nên chủ động đến bệnh viện thăm khám. Bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng các biện pháp điều trị chuyên khoa. 
  • Trước khi sử dụng lá lốt, người bệnh phải rửa lá lốt thật kỹ để loại bỏ bụi bẩn, đất cát, thuốc trừ sâu bám trên lá. Nếu dùng lá lốt bị nhiễm khuẩn thì các triệu chứng của bệnh sẽ nặng hơn.
  • Theo các chuyên gia, mỗi ngày bạn chỉ nên dùng khoảng 100g lá lốt để chữa bệnh.
  • Đối với trường hợp bị dị ứng thời tiết kèm theo triệu chứng như táo bón, khát nước, sưng lưỡi, bạn không nên dùng lá lốt để chữa bệnh. 
  • Trong thời gian điều trị bệnh bằng lá lốt, nếu có bất kỳ dấu hiệu khác thường nào, bạn nên ngưng điều trị. Đồng thời bạn phải báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.
  • Phương pháp chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt vẫn chưa được khoa học kiểm chứng. Vì vậy trước khi sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn.  
  • Bên cạnh việc áp dụng các mẹo dân gian, người bệnh dị ứng thời tiết nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Cùng với đó, bạn nên xây dựng một lối sống hợp lý, lành mạnh. Điều này giúp rút ngắn thời tiết gian điều trị bệnh và hạn chế bệnh tái phát. 

Chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt là một phương pháp tự nhiên và an toàn, thường không gây tác dụng phụ so với các loại thuốc điều trị ứng thời tiết. Tuy nhiên, nếu triệu chứng của bạn không cải thiện, hãy đi đến trung tâm y tế gần nhất để được vấn của bác sĩ về cách điều trị.

4.9/5 - (7 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?