Viêm xoang sàng sau mãn tính: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Viêm xoang sàng sau mãn tính rất nguy hiểm nếu người bệnh không phát hiện và tiếp nhận điều trị nhanh chóng. Bởi xoang sàng sau có mối liên hệ mật thiết với não, mắt và hệ hô hấp. Tổ chức xoang sàng sau bị nhiễm trùng có thể kéo theo nhiều bệnh lý mãn tính nghiêm trọng khác. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan nhất về dạng viêm xoang này và biết cách điều trị, phòng tránh bệnh hiệu quả.

Nguyên nhân dẫn đến viêm xoang sàng sau mãn tính

Viêm xoang sàng sau mãn tính là tình trạng nhiễm trùng nặng các hốc xoang nằm ở phía sau xương hàm. Do xoang bị viêm nhiễm nên phù nề, chức năng dẫn lưu kém nên dịch mủ ứ đọng ngày càng nhiều và kéo dài dai dẳng. 

Hầu hết các trường hợp diễn tiến từ viêm xoang sàng sau cấp sang mãn tính đều do không đáp ứng tốt với phương pháp điều trị. Các vi khuẩn, virus, nấm kháng thuốc và tấn công mạnh hơn khiến tình trạng viêm nhiễm chuyển biến xấu. Ngoài ra còn có một số các yếu tố ảnh hưởng khác:

Nguyên nhân viêm xoang sàng sau
Nguyên nhân viêm xoang sàng sau
  • Môi trường ô nhiễm và sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, độ ẩm không khí khiến sức đề kháng suy giảm, các vi sinh vật dễ dàng tấn công.
  • Viêm mũi dị ứng kéo dài khiến niêm mạc xoang sàng sau bị nhiễm trùng thứ phát.
  • Cấu trúc giải phẫu bất thường khiến xoang dẫn lưu dịch kém, dịch ứ đọng nhiều và tạo điều kiện cho vi sinh gây hại phát triển.

Vì vậy, những người có tiền sử bị viêm xoang sàng cấp, có sức đề kháng yếu hoặc cơ địa dị ứng…sẽ là đối tượng dễ bị bệnh nhất. Nhóm đối tượng này cần tuân thủ triệt để phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa hơn để tình trạng viêm xoang sàng sau không tiếp tục chuyển biến theo chiều hướng xấu.

Triệu chứng của viêm xoang sàng sau mãn tính

Viêm xoang sàng sau mãn tính cũng có đầy đủ các triệu chứng bệnh ở giai đoạn cấp, bao gồm:

Viêm mũi xoang cấp
Bệnh nhân có các biểu hiện tương đồng với giai đoạn cấp và kéo dài trên 8 tuần
  • Đau nhức nhức ở hai hốc mắt, gáy và đỉnh đầu do vị trí của xoang sàng sau nằm ở ngay sau xương hàm, mắt, dưới trán.
  • Dịch mủ thường chảy xuống họng, từ đó người bệnh có biểu hiện các biểu hiện của viêm họng như sưng tấy, đau họng, khàn tiếng, ho nhiều…
  • Dịch mủ nhầy có mùi hôi khó chịu, màu sắc biến đổi nhiều so với giai đoạn cấp (xanh, vàng). Người bệnh bị nghẹt mũi, tắc ứ mũi, mất ngửi tạm thời
  • Bệnh nhân thường khịt mũi thay vì xì mũi như viêm xoang mũi, viêm xoang bướm. Bởi xoang sàng thuộc nhóm xoang sau nên chất dịch sẽ chảy ra cửa mũi sau.

Để nhận biết viêm xoang sàng đã chuyển từ giai đoạn cấp tính sang mãn tính hay chưa, người bệnh có thể căn cứ vào thời gian triệu chứng tồn tại. Ở giai đoạn mãn tính, các triệu chứng sẽ kéo dài từ 8-12 tuần hoặc tái phát liên tục trong năm cho dù người bệnh có thực hiện điều trị hay không.

Điều trị viêm xoang sàng sau mãn tính

Theo nguyên tắc điều trị bệnh lý viêm xoang, muốn chữa bệnh triệt để thì người bệnh cần loại bỏ hoàn toàn các tác nhân gây bệnh. Đồng thời triệt tiêu viêm nhiễm nhằm giúp các triệu chứng thuyên giảm nhanh chóng.

Chữa viêm xoang sàng sau mãn tính tại nhà

Đối với viêm xoang sàng sau mãn tính, người bệnh không sử dụng các bài thuốc dân gian để làm phương pháp điều trị chính. Bởi bài thuốc dân gian chỉ có tác dụng thuyên giảm triệu chứng tạm thời, hỗ trợ các phương pháp điều trị khác. Người bệnh có thể phối hợp sử dụng phác đồ điều trị viêm xoang sàng sau mãn tính của đông hoặc tây y với các biện pháp chăm sóc tại nhà như:

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý hàng ngày giúp diệt khuẩn
Rửa mũi bằng nước muối sinh lý hàng ngày giúp diệt khuẩn
  • Sử dụng nước muối: Mua nước muối sinh lý NaCl 0,9% để rửa mũi tại nhà. Đổ dung dịch muối ra một chiếc bát sạch, sau đó dùng mũi trái hít nước muối từ từ và thải dịch sang mũi phải. Bên mũi phải còn lại cũng thực hiện tương tự như vậy. Người bệnh cũng nên dùng nước muối sinh lý để súc họng sát khuẩn, hạn chế tình trạng sưng viêm họng.
  • Xông mũi bằng tinh dầu: Nếu người bệnh cảm thấy đau nhức đầu và chảy quá nhiều dịch, hãy mua các loại tinh dầu như bạc hà, khuynh diệp, chanh…để xông mũi. Các loại dung dịch này không chỉ hỗ trợ diệt khuẩn, thông mũi mà còn giúp giảm đau, an thần, ngủ ngon hơn…

Điều trị bệnh theo tây y

Giống như ở giai đoạn cấp, người bệnh sẽ được sử dụng các loại thuốc kháng sinh kết hợp liệu pháp kháng viêm toàn thân và điều trị tại chỗ. Tuy nhiên, do việc điều trị kháng sinh ở giai đoạn cấp thất bại nên bác sĩ sẽ xem xét lại phổ kháng sinh sử dụng. Người bệnh cần thực hiện lấy mẫu đờm để nuôi cấy, xác định chủng vi khuẩn gây bệnh.

Thuốc kháng sinh trị viêm xoang
Thuốc kháng sinh trị viêm xoang

Nếu là Streptococcus Pneumoniae, người bệnh sẽ được sử dụng Penicillin hoặc Clindamycin. Còn Haemophilus Influenzae và Moraxella Catarrahalis sẽ đáp ứng tốt với các loại kháng sinh như Cephalosporins thế hệ 2 hoặc Trimethoprim/Sulfamethoxazole. Để điều trị triệu chứng tại chỗ, người bệnh vẫn tiếp tục sử dụng các loại thuốc xịt corticoid, Oxymetazoline Hydrochloride, thuốc tan nhầy Guaifenesin…

Đối với những người bị tắc nghẽn mũi khó thở, bác sĩ sẽ sử dụng thêm biện pháp rửa xoang bằng Proetz. Trường hợp bệnh nhân tiếp tục bị nhờn thuốc, kháng thuốc, bác sĩ sẽ xem xét và đề nghị thực hiện phẫu thuật mở xoang.

Đông y chữa viêm xoang sàng sau mãn tính như thế nào?

Khi viêm xoang sàng chuyển sang giai đoạn mãn tính, quá trình chữa trị trở nên rất khó khăn do các tạng phủ Thận – Tỳ – Phế đều bị suy yếu. Công năng của các tạng bị rối loạn nghiêm trọng có thể sinh ra nội tà, lại bị ngoại tà xâm nhập thêm. Cho nên các triệu chứng kéo dài dai dẳng, lâu ngày không thuyên giảm. 

Do đó, bên cạnh tác dụng điều trị triệu chứng, các bài thuốc đông y trị viêm xoang sàng sau mãn tính cần tập trung phục hồi chính khí và bồi bổ các tạng phủ bị suy yếu. Các thảo dược được chọn phải có tính tương trợ công hiệu cho nhau nhằm tăng hiệu quả điều trị, đồng thời hạn chế tối đa tương tác gây độc tính.

Lời khuyên của chuyên gia

Viêm xoang sàng sau mãn tính hình thành chủ yếu do quá trình điều trị ở giai đoạn cấp không hiệu quả. Hoặc có sự cộng hưởng của các yếu tố môi trường. Cho nên, để thể phòng tránh bệnh hiệu quả thì người bệnh cần thực hiện các biện pháp sau:

Đeo khẩu trang là cách giúp phòng chống dị nguyên gây bệnh hiệu quả
Đeo khẩu trang là cách giúp phòng chống dị nguyên gây bệnh hiệu quả
  • Lựa chọn hướng điều trị đúng đắn ngay ở giai đoạn cấp để bệnh được chữa triệt để, dứt điểm.
  • Tránh tiếp xúc với các chất kích hoạt dị ứng như lông bụi, phấn hoa, hóa chất, khói thuốc…
  • Không sử dụng các thực phẩm gây hại cho hệ miễn dịch (đồ uống có cồn, thuốc lá, thực phẩm chua cay…) hoặc các thực phẩm gây dị ứng (tôm, cua, cá mực…).
  • Luôn vệ sinh mũi sạch sẽ trong suốt quá trình điều trị viêm xoang. 
  • Mỗi ngày nên tập thể dục ít nhất 30 phút để tăng cường sức đề kháng.

Viêm xoang sàng sau mãn tính có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng hô hấp mãn tính, nhiễm trùng mắt và viêm màng não… Do đó, việc chữa trị dứt điểm và kịp thời là điều vô cùng cần thiết. 

5/5 - (1 bình chọn)

BÀI VIẾT XEM NHIỀU

Tin mới

Các cách chữa viêm đa khớp an toàn, nhanh chóng

Mổ Hở Lấy Sỏi Thận Là Phương Pháp Gì? Có Ưu Nhược Điểm Nào?

Biến Chứng Sau Mổ Sỏi Thận Nguy Hiểm Ra Sao? Lưu Ý Gì Sau Mổ?

TOP 10+ loại thuốc chữa viêm đa khớp tốt nhất 2020

Chi Phí Tán Sỏi Thận Qua Da Có Đắt Không? Địa Chỉ Tán Sỏi Uy Tín

Chụp X-quang Sỏi Thận Là Gì? Các Phương Pháp Chụp Thường Dùng

Thuốc Sỏi Thận Nhật Bản: Top 5 Loại Thuốc Đặc Trị Siêu Hiệu Quả

Thuốc Trị Sỏi Thận Của Mỹ: Top 4 Thuốc An Toàn, Hiệu Quả Cao

Mổ Sỏi Thận Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Tránh Biến Chứng Nguy Hiểm?

Sỏi Thận Nên Ăn Trái Cây Gì, Kiêng Gì Để Hết Sỏi Nhanh Nhất?

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?