Viêm Xoang Khi Mang Thai Nguy Hiểm Không? Phải Làm Sao?

Cập nhật: 26/03/2024

Viêm xoang khi mang thai rất dễ xảy ra do hệ miễn dịch của mẹ bầu bị suy yếu. Vậy bệnh có gây ảnh hưởng đến thai nhi hay không và mẹ bầu nên làm cách nào để điều trị an toàn, hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp mọi vấn đề mà bà bầu bị viêm xoang cần quan tâm.

Nguyên nhân gây viêm xoang khi mang thai

Viêm xoang là tình trạng nhiễm trùng tại lớp lót của các xoang. Do niêm mạc bị phù nề, chức năng dẫn lưu dịch bị ảnh hưởng nên mũi thường xuyên có tình trạng tắc nghẽn và tăng áp lực ở mắt và má gây đau đớn.

Bệnh thường do vi khuẩn, virus, nấm gây ra và khởi phát sau một đợt cảm lạnh, cảm cúm hay tiếp xúc với môi trường ô nhiễm… Đối tượng mắc bệnh phổ biến nhất là những người có hệ miễn dịch suy yếu và thường xuyên bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây hại từ môi trường. Trong đó tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc viêm xoang là tương đối cao.

Bà bầu là một trong những đối tượng dễ bị viêm xoang
Bà bầu là một trong những đối tượng dễ bị viêm xoang

Theo bác sĩ Lê Phương – Viện phó Viện Y dược cổ truyền Dân tộc (TradiMec): “Sở dĩ phụ nữ mang thai dễ bị viêm xoang là do sự suy yếu của hệ miễn dịch và sự thay đổi của nội tiết tố. Các hoocmon progesterone và estrogen tăng cao có thể khiến mũi bị sưng, phù nề, tăng tiết dịch nhầy dẫn đến tình trạng mũi bị tắc nghẽn. 

Ngoài ra, cơ thể của người mẹ phải thích nghi với sự có mặt của thai nhi nên hệ miễn dịch cũng ngày càng suy yếu. Đó có thể là điều kiện thuận lợi để các vi sinh gây hại tấn công. Sự rối loạn của hệ thống miễn dịch cũng khiến cơ thể trở nên mẫn cảm, dễ bị dị ứng, cảm lạnh và dẫn đến bị viêm xoang”.

Dấu hiệu nhận biết bà bầu bị viêm xoang

Viêm xoang rất dễ bị nhầm lẫn với tình trạng viêm mũi do virus bởi triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, chảy dịch. Do đó, mẹ bầu hãy quan sát cẩn thận và đến bệnh viện thăm khám ngay nếu có các triệu chứng dưới đây:

Chảy dịch mũi đặc, có mùi hôi là dấu hiệu nhận biết bệnh
Chảy dịch mũi đặc, có mùi hôi là dấu hiệu nhận biết bệnh
  • Hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi
  • Dịch mũi ngày càng đặc hơn, chuyển sang màu xanh hoặc vàng
  • Dịch mũi bắt đầu có mùi hôi, khó ngửi
  • Sốt nhẹ đến sốt cao
  • Đau nhức mặt, đầu, thái dương hoặc hốc mắt

Ngoài ra, mỗi dạng viêm xoang sẽ có dấu hiệu điển hình như:

  • Viêm xoang sàng trước thường đau nhức hốc mắt đến thái dương
  • Viêm xoang hàm thường có hiện tượng đau nhức răng
  • Viêm xoang sàng sau, xoang bướm thường gây đau ở gáy và dịch xuất tiết xuống họng, thường khịt mũi chứ ít khi xì mũi.

Viêm xoang khi mang thai có nguy hiểm không?

Các bác sĩ chuyên khoa hô hấp khẳng định viêm xoang khi mang thai không ảnh hưởng đến thai nhi. Nhau thai của bé có khả năng loại bỏ các độc tố để không hình thành bệnh. Tuy nhiên, viêm xoang có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người mẹ.

Hệ thống xoang có mối liên hệ mật thiết với tai, họng, mắt, xoang tĩnh mạch hang… Do các cơ quan này nằm gần hoặc nối thông nhau nên các vi sinh gây bệnh có thể gây nhiễm trùng lân cận nhanh chóng. Mẹ bầu có khả năng gặp các biến chứng nguy hiểm như:

Viêm xoang khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Viêm xoang khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?
  • Viêm họng mãn tính
  • Viêm amidan mãn tính
  • Viêm thanh quản mãn tính
  • Viêm dây thần kinh thị giác
  • Nhiễm trùng mắt, viêm mí mắt, viêm túi lệ…
  • Viêm màng não
  • Viêm tắc tĩnh mạch xoang hang

Do đó mẹ bầu cần nhanh chóng điều trị bệnh khi phát hiện các dấu hiệu viêm xoang. Càng điều trị dứt điểm bệnh sớm thì nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm càng giảm.

Bị viêm xoang khi mang thai phải làm sao? Cách điều trị an toàn

Các loại thuốc chữa viêm xoang khi mang thai phải được kiểm soát chặt chẽ và có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh việc tuân thủ tốt phác đồ điều trị, mẹ bầu cũng cần xây dựng chế độ dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe lành mạnh.

Chữa viêm xoang cho mẹ bầu không cần dùng kháng sinh

Đối với tình trạng viêm xoang cấp và không có nhiều triệu chứng nghiêm trọng, mẹ bầu có thể tự điều trị tại nhà bằng các biện pháp đơn giản như:

Gừng và ngó sen giúp triệt tiêu viêm nhiễm và làm thông thoáng xoang
Gừng và ngó sen giúp triệt tiêu viêm nhiễm và làm thông thoáng xoang
  • Nước muối sinh lý: Mỗi ngày, mẹ bầu hãy sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi 2-3 lần. Khi rửa thì nghiêng đầu sang một bên và đổ trực tiếp nước muối sinh lý từ bên mũi cao hơn.
  • Xông mũi: Đun một nồi nước sôi và nhỏ 2-3 giọt tinh dầu bạc hà để xông hơi mũi trong khoảng 15 phút. Sau khi dịch mũi loãng ra, mẹ bầu xì thật nhẹ nhàng để dịch viêm được đào thải ra ngoài.
  • Đắp gừng và ngó sen: Lấy ngó sen và gừng xay nhuyễn cùng với nhau, đắp dọc sống mũi trong khoảng 10 phút. Không để hỗn hợp này quá gần mắt.

Ngoài các bài thuốc dân gian trị viêm xoang lành tính và không gây ảnh hưởng đến thai nhi, mẹ bầu khi ngủ nên nâng cao gối để dễ thở hơn. Trong phòng có thể đặt máy lọc không khí để cải thiện chất lượng không khí và máy tạo độ ẩm để tránh niêm mạc mũi bị khô.

Viêm xoang khi mang thai uống thuốc gì?

Nếu các mẹo dân gian không mang lại hiệu quả tốt và mẹ bầu bị viêm xoang nặng thì cần sử dụng thuốc đặc trị. Thông thường, phác đồ điều trị viêm xoang của tây y thường bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc xịt mũi, thuốc giảm đau, trị ho… Việc phối hợp các loại thuốc này như thế nào sẽ tùy thuộc vào triệu chứng xuất hiện.

Tuy nhiên, bất kỳ loại thuốc tây y nào cũng tiềm ẩn tác dụng phụ nguy hiểm đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi. Cho nên mẹ bầu phải đến bệnh viện thăm khám cẩn thận và sử dụng theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Quá trình dùng thuốc phải tuân thủ chặt chẽ về liều lượng, tránh lạm dụng thuốc bừa bãi. Nhất là với thuốc kháng sinh và thuốc xịt mũi.

Bị viêm xoang khi mang thai cần được điều trị nhanh chóng
Bị viêm xoang khi mang thai cần được điều trị nhanh chóng

Với việc hạn chế được những hạn chế của cả phương pháp điều trị bằng mẹo dân gian và thuốc tây, đông y được coi là biện pháp an toàn và hiệu quả nhất trong chữa trị viêm xoang khi mang thai. Thuốc đông y sử dụng thảo dược tự nhiên và có cơ chế điều trị bệnh từ gốc. Đồng thời nâng cao sức đề kháng cho mẹ bầu trong suốt quá trình điều trị. Đặc biệt, thầy thuốc có thể gia thêm các thảo dược an thai, hỗ trợ cho thai nhi phát triển khỏe mạnh trong bài thuốc trị viêm xoang cho mẹ.

Chăm sóc và phòng tránh viêm xoang khi mang thai

Theo bác sĩ Lê Phương, ngoài việc tuân thủ đúng phác đồ điều trị, phụ nữ có thai bị viêm xoang cũng cần đặc biệt lưu ý đến chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt. Trong chế độ ăn uống hàng ngày nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng thiết yếu, đồng thời tăng cường dùng các thực phẩm:

  • Nước ép trái cây chứa nhiều vitamin C: chanh, ổi, cà rốt, cam, lựu, nho, táo…
  • Các loại trà giúp thanh nhiệt, giải độc: Trà bạc hà, trà gừng, trà lá mâm xôi, trà phúc bồn tử, trà bồ công anh, trà tía tô đất…
  • Thực phẩm giàu kẽm: Rau xanh như súp lơ xanh, cải xoăn, rau bina, nấm; Các loại hạt như hạt điều, hạt lạc, óc chó, hạt chia.
Chế độ chăm sóc cho bà bầu bị viêm xoang
Chế độ chăm sóc cho bà bầu bị viêm xoang

Bà bầu bị viêm xoang cũng cần tránh các thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng, sữa, cá sống hoặc đồ uống lạnh, quá ngọt. Các đồ ăn gây tích tụ nhiệt độc như đồ muối chua, ủ chua, đồ ăn nhiều dầu mỡ cũng nên được hạn chế.

Về chế độ sinh hoạt hàng ngày, mẹ bầu cần lưu ý những điều sau:

  • Ngủ đủ giấc, không thức khuya khiến hệ miễn dịch bị suy giảm.
  • Bảo vệ hệ hô hấp, tránh tiếp xúc với các dị nguyên dễ gây kích ứng như lông động vật, phấn hoa, mỹ phẩm…
  • Giữ ấm cơ thể vào mùa đông để tránh bị cảm lạnh, cảm cúm.
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát để hạn chế sự phát triển của nấm mốc, vi khuẩn.
  • Để nhiệt độ phòng vừa phải, hạn chế sử dụng điều hòa quá nhiều.
  • Uống nhiều nước để giúp dịch nhầy loãng hơn và dễ đào thải ra ngoài.

Viêm xoang khi mang thai rất dễ xảy ra nên mẹ bầu cần cẩn trọng bảo vệ sức khỏe, thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh bệnh. Khi nhận thấy các dấu hiệu cảnh báo viêm xoang thì cần đến ngay bệnh viện thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.

Bài viết liên quan

EMC Đã kết nối EMC