Viêm xoang gây mệt mỏi nguy hiểm không? Phải làm sao để khắc phục?

Viêm xoang thường gây mệt mỏi, mất tập trung ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và công việc thường ngày. Đôi khi việc mệt mỏi quá mức cũng cảnh báo bệnh đang chuyển biến theo chiều hướng xấu. Vậy làm sao để khắc phục tình trạng này khi bị viêm xoang? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Viêm xoang gây mệt mỏi do đâu? Nguy hiểm không?

Viêm xoang là căn bệnh đem đến nhiều phiền toái cho người bệnh trong cả cuộc sống lẫn công việc. Những triệu chứng như đau nhức mặt, đau đầu, hốc mắt, thái dương, tắc nghẹt mũi, chảy nhiều dịch… khiến người bệnh chịu nhiều đau đớn và không thể tập trung làm bất cứ công việc gì.

Viêm xoang thường gây mệt mỏi nhiều nhất vào buổi sáng khi vừa thức dậy. Bởi dịch mũi bị tắc nghẽn tích tụ qua đêm sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó thở. Khi tiếp xúc với điều hòa hoặc khí lạnh mùa đông, bệnh nhân sẽ cảm thấy tần suất các triệu chứng tăng lên và khó chịu nhiều hơn, có thể dẫn đến mất ngủ.

Ngoài ra, dạng viêm xoang gây mệt mỏi nhiều nhất chính là viêm đa xoang. Toàn bộ hệ thống xoang từ xoang hàm, xoang trán, xoang sàng trước – sau, xoang bướm đều có thể bị viêm nhiễm và xuất hiện nhiều triệu chứng khiến người bệnh rất mệt mỏi.

Viêm xoang gây mệt mỏi có thể là dấu hiệu bệnh chuyển biến xấu
Viêm xoang gây mệt mỏi có thể là dấu hiệu bệnh chuyển biến xấu

Bị mệt mỏi khi mắc viêm xoang là dấu hiệu thường thấy do người bệnh bị các triệu chứng khó chịu hành hạ. Tuy nhiên, nếu tần suất mất tập trung, người uể oải, khó chịu tăng lên, thường xuyên hơn thì người bệnh nên xem xét đến các vấn đề:

  • Tác dụng phụ của thuốc điều trị: Việc gặp tác dụng phụ khi sử dụng thuốc tây y điều trị viêm xoang là khó tránh khỏi. Các thuốc kháng sinh kháng histamin trong điều trị viêm xoang dị ứng đi qua hàng rào máu não nhiều, có tác dụng an thần nên thường gây mệt mỏi, buồn ngủ. Thuốc xịt mũi chứa corticoid cũng tiềm ẩn tác dụng phụ buồn nôn, đau đầu, chóng mặt…       
  • Bệnh chuyển biến xấu: Nếu bệnh diễn tiến từ giai đoạn cấp sang viêm xoang mãn tính, các triệu chứng có xu hướng xuất hiện dai dẳng, kéo dài khiến bệnh nhân vô cùng mệt mỏi. Người bệnh thấy các triệu chứng viêm xoang kéo dài trên 12 tuần chính là dấu hiệu cảnh báo bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính.
  • Chế độ điều dưỡng không khoa học: Chế độ ăn uống không lành mạnh và chế độ sinh hoạt không khoa học có thể khiến cơ thể bệnh nhân bị suy nhược, sức đề kháng giảm và các vi sinh gây bệnh tấn công ồ ạt hơn. Việc lơ là trong điều dưỡng cũng là nguyên nhân khiến thuốc điều trị không đạt được như mong muốn.

Thêm vào đó, hệ thống xoang có vị trí rất đặc biệt, kề cận nhiều cơ quan như mắt, họng, tai nên khi bị nhiễm trùng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Người bệnh có thể gặp các biến chứng viêm xoang ở mắt, hô hấp, não, dạ dày khi bị viêm xoang. Vì vậy, việc điều trị dứt điểm bệnh nhanh chóng là vô cùng cần thiết. Điều này vừa giúp người bệnh thoát khỏi các triệu chứng mệt mỏi, khó chịu vừa ngăn ngừa các nguy cơ xấu về sức khỏe. 

Biện pháp khắc phục viêm xoang gây mệt mỏi

Khi quá mệt mỏi do các triệu chứng viêm xoang hành hạ, người bệnh có thể tham khảo các biện pháp chăm sóc sức khỏe tại nhà trước. Tuy nhiên, việc thăm khám và điều trị chuyên sâu luôn phải ưu tiên hàng đầu để loại bỏ viêm xoang triệt để.

Các biện pháp giảm mệt mỏi do viêm xoang

Với tình trạng đau nhức mũi, khó thở, tắc nghẽn do chất dịch ứ đọng lại, người bệnh có thể tham khảo các mẹo dân gian giúp làm thông thoáng mũi sau:

Mát xa mũi xoang vừa giúp lưu thông dịch vừa giảm mệt mỏi do viêm xoang
Mát xa mũi xoang vừa giúp lưu thông dịch vừa giảm mệt mỏi do viêm xoang
  • Dùng nước muối sinh lý rửa mũi: Nước muối sẽ giúp tống chất dịch nhầy dễ dàng hơn và hỗ trợ diệt khuẩn tại mũi xoang. Người bệnh sử dụng xi lanh 20ml bơm đầy nước muối, nghiêng đầu sang một bên và đẩy dung dịch nước muối vào khoang mũi. Thực hiện động tác này ở cả hai bên mũi, 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối.
  • Dùng các loại lá chứa tinh dầu để xông mũi: Tinh dầu có tác dụng an thần, giảm nhức đầu, thư giãn đồng thời làm loãng dịch nhầy đường hô hấp và đào thải dịch viêm dễ dàng hơn. Người bệnh nên chọn các loại lá tươi như bạc hà, bạch đàn, trầu không…
  • Massage mũi xoang: Massage có thể giúp khí huyết lưu thông tốt và đào thải dịch mũi dễ dàng hơn. Ngoài việc tác động khu trú vùng mũi, người bệnh có thể massage xung quanh đầu để làm giảm nhức đầu. Cách thực hiện đơn giản nhất là dùng ngón trỏ và ngón giữa day tròn dọc sống mũi, quanh thái dương trong vòng 5-10 phút.

Nếu người bệnh bị viêm xoang sàng sau hoặc viêm xoang bướm, người bệnh có thể xuất hiện thêm triệu chứng viêm họng. Để điều trị các triệu chứng đau rát, nhức cổ họng, ho nhiều…người bệnh có thể thực hiện các biện pháp đơn giản như ngậm chanh muối hoặc uống trà (trà gừng, trà chanh mật ong…).

Thuốc điều trị viêm xoang hiệu quả

Để làm giảm các triệu chứng viêm xoang tạm thời, người bệnh có thể sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc xịt mũi. Bên cạnh đó, người bệnh có thể dùng thêm Immunoglobulin để tăng cường hệ miễn dịch. Các loại thuốc này chỉ nên sử dụng khi có kê đơn của bác sĩ để tránh gặp phải tác dụng phụ do dùng thuốc không phù hợp và không đúng liều lượng.

Phụ nữ có thai và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi phải đặc biệt thận trọng trong việc dùng thuốc tây y để điều trị viêm xoang. Đây là nhóm đối tượng có hệ miễn dịch yếu và tương tác rất kém với thuốc tân dược.

Người bệnh cần thận trọng trong việc lựa chọn thuốc điều trị
Người bệnh cần thận trọng trong việc lựa chọn thuốc điều trị

Bên cạnh tây y, người bệnh có thể tham khảo các bài thuốc chữa viêm xoang của đông y. Hiện nay, đây là biện pháp duy nhất có khả năng chữa dứt điểm viêm xoang và ngăn ngừa tái phát sau điều trị. Thuốc đông y cũng sử dụng thảo dược tự nhiên nên phù hợp với mọi cơ địa, mọi đối tượng, kể cả trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người đang cho con bú…

Thuốc đông y chữa viêm xoang cũng chú trọng nhiều vào bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng nên càng dùng lâu dài càng bổ dưỡng. Thuốc cũng không gây bất cứ tác dụng phụ nào cho người bệnh. Nhưng để đảm bảo có bài thuốc đặc trị tốt, người bệnh cần đến các trung tâm đông y uy tín để chẩn trị.

Chế độ chăm sóc khi viêm xoang gây mệt mỏi

Người bệnh cần lưu tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khi cảm thấy mệt mỏi nhiều do bị viêm xoang. Cơ thể suy nhược ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả của thuốc điều trị và làm tăng nguy cơ tái phát bệnh. Theo đó, người bệnh nên:

  • Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc và hoạt động thể chất (tập yoga, đi bộ…) hợp lý để sức đề kháng được nâng cao.
  • Cân bằng chế độ dinh dưỡng, nạp đủ các nhóm đường – đạm – chất béo – vitamin và khoáng chất từ những thực phẩm lành mạnh. Chẳng hạn như tiêu thụ đường của hoa quả, nước ép; chất béo lành mạnh từ quả bơ, đậu nành…
  • Tránh tiêu thụ những thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, trứng, sữa; các thực phẩm cay nóng, thực phẩm lạnh, đồ uống có cồn như rượu, bia…
  • Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây viêm xoang như khói bụi, hóa chất, lông động vật, phấn hoa… Bảo vệ tốt hệ hô hấp khi trời chuyển lạnh và điều trị dứt điểm các bệnh lý cảm cúm, cảm lạnh…
  • Cải thiện chất lượng không khí bằng cách sử dụng máy tạo độ ẩm, không để nhiệt độ phòng quá thấp, thường xuyên dọn dẹp và vệ sinh.

Hy vọng bạn đọc đã giải đáp được vấn đề bị viêm xoang gây mệt mỏi có nguy hiểm không và làm thế nào khắc phục hiệu quả triệu chứng này. Trong quá trình điều trị, nếu người bệnh nhận thấy tình trạng mệt mỏi, khó thở ngày càng tăng thì cần đến bệnh viện tái khám ngay để phòng biến chứng nguy hiểm xảy ra.

4.4/5 - (5 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?