Viêm xoang gây ho là do đâu? Điều trị bệnh như thế nào hiệu quả?

Viêm xoang có gây ho không là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Mặc dù dấu hiệu điển hình của viêm xoang thường biểu hiện ở mũi nhưng đôi khi các triệu chứng viêm họng cũng cảnh báo bệnh viêm xoang. Vậy tại sao bị ho khi viêm xoang và làm cách nào để điều trị? Tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Viêm xoang có gây ho không? Các nguyên nhân thường gặp 

Người bị viêm xoang có biểu hiện ho nhiều, đau họng, sưng họng là do các chất dịch viêm ở mũi chảy thẳng xuống thành họng. Hoặc do bị viêm xoang lâu ngày dẫn đến biến chứng viêm họng mãn tính. Đôi khi, người bị viêm xoan có cơ địa dị ứng cũng thường bị ho.

Viêm xoang bướm và viêm xoang sàng sau gây ho

Lý giải chi tiết về vấn đề này, bác sĩ Lê Phương cho hay: Nhiều trường hợp người bệnh có các triệu chứng viêm xoang ở họng còn rõ rệt hơn là biểu hiện ở mũi. Nhất là với những người bị viêm xoang sàng sau và viêm xoang bướm. Bởi đây là hai vùng xoang thuộc nhóm xoang sau, có vị trí nằm ở sâu dưới nền sọ.

Trong khi xoang sàng sau đổ ra ngách mũi trên thì xoang bướm đổ ra vùng khứu giác của hố mũi. Các chất dịch theo đó sẽ chảy xuống thành họng thay vì đổ về ngách mũi trước để đào thải ra ngoài. 

Viêm xoang sàng và xoang bướm sẽ gây ho nhiều
Viêm xoang sàng và xoang bướm sẽ gây ho nhiều

Cho nên người bệnh bị hai dạng viêm xoang này sẽ thường có các biểu hiện như khịt mũi (không xì mũi), có dịch chảy từ mũi xuống họng gây sưng viêm họng và ho kéo dài. Như vậy, viêm xoang gây ho chính là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm xoang sàngviêm xoang bướm

Biến chứng ho do viêm xoang mãn tính

Người bị viêm xoang có biểu hiện ho kéo dài có thể còn do bị biến chứng viêm họng. Khi viêm xoang không được điều trị dứt điểm, các vi khuẩn, virus gây bệnh di chuyển đến họng và gây viêm tại đây. 

Nếu người bệnh không điều trị nhanh chóng, các vi sinh ngày càng phát triển sẽ tạo thành ổ áp xe tại họng, amidan… Đặc biệt, người bị viêm xoang mãn tính cũng thường bị viêm họng mãn tính. Nhất là ở dạng viêm họng hạt… 

Người bị viêm xoang dị ứng

Người có cơ địa mẫn cảm, dễ dị ứng khi bị viêm xoang cũng thường có biểu hiện ho. Khi tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng như phấn hoa, nấm mốc, mạt bụi, lông động vật… ngoài những biểu hiện như ngạt mũi, sổ mũi thì người bệnh có thể sẽ bị ho.

Viêm xoang dị ứng có thể gây ho
Viêm xoang dị ứng có thể gây ho

Nhìn chung, người bị viêm xoang có biểu hiện ho nhiều đều nguy hiểm. Cả viêm xoang sàng, viêm xoang bướm, viêm xoang mũi dị ứng đều có xu hướng diễn tiến mãn tính và điều trị tương đối phức tạp. Người bệnh cần nhanh chóng thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt.

Cách chữa viêm xoang gây ho nhanh và hiệu quả

Để chữa ho do bị viêm xoang dứt điểm, người bệnh phải loại bỏ căn nguyên dẫn đến bệnh. Đó là điều trị triệt để bệnh lý viêm xoang. Trong quá trình chữa trị, người bệnh có thể áp dụng các mẹo chữa ho tại nhà để giảm bớt cảm giác khó chịu đau đớn. 

Mẹo dân gian chữa viêm xoang gây ho kéo dài tại nhà

Để chữa bệnh viêm xoang bướm và viêm xoang sàng bằng mẹo dân gian, người bệnh có thể tham khảo các biện pháp có tác động sâu vào ngách mũi để triệt tiêu viêm nhiễm. Chẳng hạn như xông tinh dầu, tắm lá bạch đàn, xông bằng cây giao… Với các triệu chứng tại họng, người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc chữa ho bằng nam dược. 

1. Điều trị triệu chứng tại mũi:

  • Dùng tinh dầu xông mũi: Người bệnh có thể lựa chọn các loại tinh dầu chuyên trị bệnh về đường hô hấp như bạc hà, khuynh diệp (bạch đàn), tỏi, tràm… để xông mũi chữa viêm xoang. Mỗi lần xông mũi chỉ cần lấy 3-4 giọt tinh dầu nhỏ vào nồi nước sôi 95 độ C. Sau đó trùm khăn kín đầu và bắt đầu xông trong khoảng 15 phút. Một tuần xông khoảng 3 lần.
  • Tắm lá bạch đàn: Người bệnh có thể treo lá bạch đàn tươi ở trong phòng tắm, ngay trên đầu vòi hoa sen (không treo dưới vòi hoa sen khiến nước vào lá gây hỏng nhanh). Dùng nước ấm để tắm, hơi nóng từ nước sẽ giải phóng tinh dầu trong lá bạch đàn tươi, đi từ không khí vào mũi và hỗ trợ điều trị bệnh.

XEM THÊM: Hiệu quả thực sự đằng sau các giải pháp chữa viêm xoang tại nhà nhiều người vẫn cho là an toàn

Dùng các loại tinh dầu trị viêm đường hô hấp để xông mũi
Dùng các loại tinh dầu trị viêm đường hô hấp để xông mũi

2. Điều trị triệu chứng tại họng

  • Uống trà: Người bệnh nên sử dụng các loại trà có tác dụng giảm viêm, tiêu sưng, trị ho như trà bạc hà, trà gừng, trà hoa cúc, trà khuynh diệp… Khi họng bị khô, rát thì uống một tách trà để cổ họng được tạo độ ẩm.
  • Diếp cá: Lấy một nắm là diếp cá sơ chế sạch sẽ và cho vào máy ép để ép lấy nước cốt. Người bệnh có thể pha thêm một chút đường để dễ uống hơn. Mỗi ngày uống 2 lần để đạt được hiệu quả tốt.

Ngoài ra, trong suốt quá trình điều trị người bệnh cũng cần lưu ý thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ để hạn chế vi khuẩn phát triển. Súc miệng bằng nước muối sinh lý sau khi đánh răng để hỗ trợ diệt khuẩn tốt hơn. Các mẹo dân gian chỉ là phương pháp điều trị hỗ trợ bên cạnh phác đồ chính. Người bệnh không được lạm dụng và thay thế thuốc chữa bệnh. 

XEM THÊM: 17 cách TRỊ VIÊM XOANG TẠI NHÀ với chi phí rẻ, hiệu quả bất ngờ

Thuốc tây y chữa viêm xoang gây ho kéo dài

Đối với viêm xoang sàng sau và viêm xoang bướm, phác đồ điều trị của tây y thường bao gồm thuốc kháng sinh và loại thuốc điều trị triệu chứng giúp giảm đau, kháng viêm:

  • Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh có tác dụng để diệt khuẩn, chống nhiễm trùng thường được sử dụng là Amoxicillin, Clarithromycin, Erythromycin, Roxithromycin. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp bị viêm xoang đều là do virus và số trường hợp do vi khuẩn chỉ chiếm khoảng 10-20%.
  • Thuốc kháng viêm, giảm đau: Để điều trị triệu chứng sưng viêm, phù nề tại các xoang sàng, xoang bướm, các bác sĩ thường sử dụng liệu pháp corticoid toàn thân. Ngoài ra, các loại thuốc giảm đau như aspirin, ibuprofen, acetaminophen cũng có thể được sử dụng tùy theo trường hợp cụ thể.
Kháng sinh trị viêm xoang gây ho
Kháng sinh trị viêm xoang gây ho

Sau khi người bệnh khỏi viêm xoang, triệu chứng ho cũng sẽ biến mất. Tuy nhiên, trong trường hợp người bệnh bị viêm họng mãn tính, ho khan nhiều thì có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng các loại thuốc giảm ho khan như Dextromethorphan, codein…

Việc kết hợp thuốc cần có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Các loại thuốc điều trị bệnh viêm xoang đều tiềm ẩn tác dụng phụ nên người bệnh phải tuân thủ chặt chẽ phác đồ của bác sĩ đưa ra. Tuyệt đối không mua thuốc về điều trị nếu chưa thăm khám, không có chỉ định của bác sĩ, dược sĩ.

Thuốc đông y trị dứt điểm viêm xoang gây ho

Đông y có thể trị cả viêm xoang và ho chỉ trong một bài thuốc. Bởi dược tính của thảo dược đông y khá phong phú. Khi kết hợp với nhau, các dược liệu vừa có thể tăng tác dụng tiêu viêm, giảm ho, chống phù nề, vừa làm giảm kích ứng niêm mạc họng, giảm ho hiệu quả. Một vị thuốc có thể đặc trị viêm nhiễm lẫn giảm ho, tiêu sưng viêm toàn thân như tang diệp, xuyên khung, thục địa, kỷ tử, tế tân…

Tuy nhiên, việc kết hợp các dược liệu đòi hỏi cần có sự nghiên cứu, kiểm nghiệm kỹ lượng để tránh không làm mất tác dụng dược liệu hay gây ra những tác dụng không mong muốn.

Điều trị viêm xoang bằng đông y cho tác dụng bền lâu
Điều trị viêm xoang bằng đông y cho tác dụng bền lâu

Mặc dù viêm xoang không phải là nguyên nhân chính gây ho, nhưng nếu bệnh không được điều trị kịp thời hoặc nặng nề, ho có thể là một trong các triệu chứng phụ xuất hiện. Trong trường hợp này, việc điều trị viêm xoang gây ho một cách hiệu quả có thể giúp giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn triệu chứng ho. Để điều trị viêm xoang bằng phương pháp đông y, người bệnh cần tìm đến các cơ sở y học cổ truyền uy tín, có chất lượng, và đã được Bộ Y tế cấp phép hoạt động.

4.1/5 - (10 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?