Viêm quanh khớp vai thể đông cứng là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Viêm quanh khớp vai thể đông cứng là một bệnh lý có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa ý thức được mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản nhất về viêm quanh khớp vai thể đông cứng.

Viêm quanh khớp vai thể đông cứng là gì?

Để trả lời được câu hỏi này, trước hết bạn cần hiểu được cấu tạo cơ bản của khớp vai. Vai gồm 1 khớp chỏm và 1 ổ chảo do 3 xương tạo thành, đó là xương cánh tay, xương bả vai và xương đòn.

Phần chỏm ở đầu xương cánh tay có cấu tạo vừa khớp với ổn chảo nông ở xương bả vai và được bao bọc bởi một lớp mô liên kết gọi là bao khớp vai. Trong quá trình hoạt động, cơ thể sẽ sản sinh ra chất hoạt dịch để bôi trơn bao khớp và khớp vai, giúp bạn cử động dễ dàng hơn.

Viêm quanh khớp vai thể đông cứng là gì?
Viêm quanh khớp vai thể đông cứng là gì?

Hiện tượng viêm quanh khớp vai thể đông cứng xảy ra khi bao khớp vai dày lên và co cứng lại. Theo đó, dải mô liên kết cũng sẽ dày lên và lượng dịch nhầy bôi trơn giảm đi đáng kể.

Ban đầu người bệnh sẽ nhận thấy những cơn đau nhức nhẹ. Theo thời gian, khớp vai sẽ khô cứng dần và rất khó để di chuyển. Theo các nghiên cứu khoa học, viêm quanh khớp vai thể đông cứng hay còn gọi là viêm dính bao khớp có thể tự hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, người bệnh sẽ phải chịu đựng tình trạng này trong nhiều năm.

Bệnh lý này phổ biến nhất ở những người trong độ tuổi trung niên và thường xảy ra ở nữ nhiều hơn là nam giới.

Nếu chuyển sang giai đoạn mãn tính, viêm quanh khớp vai thể đông cứng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Gân đứt.
  • Dây chằng xung quanh khớp bị chèn ép và tổn thương.
  • Cơ bắp yếu dần dẫn đến hiện tượng teo cơ, khớp biến dạng và tàn phế suốt đời.
  • Một số biến chứng khác: chảy máu và nhiễm trùng trong khớp, hội chứng tim,…

Nguyên nhân gây viêm quanh khớp vai thể đông cứng

Hiện nay, các nguyên nhân trực tiếp gây viêm quanh khớp vai thể đông cứng vẫn chưa được khẳng định rõ. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, một yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.

Nguyên nhân gây viêm cứng khớp vai hiện chưa được xác định rõ
Nguyên nhân gây viêm cứng khớp vai hiện chưa được xác định rõ

Những yếu tố làm tăng nguy cơ viêm quanh khớp vai thể đông cứng bao gồm:

  • Tuổi tác: Các nghiên cứu cho thấy, những người sau độ tuổi 40 có nguy cơ cao bị viêm khớp vai thể đông cứng. Nhiều khả năng là do quá trình thoái hóa tự nhiên của xương khớp, khiến lượng dịch nhầy bôi trơn và chức năng của bao hoạt dịch giảm đi đáng kể.
  • Giới tính: Tuy chưa có bằng chứng chỉ ra mối liên hệ giữa giới tính và nguy cơ mắc bệnh. Các số liệu thống kê cho thấy, viêm quanh khớp vai thể đông cứng xảy ra ở nữ giới nhiều hơn nam.
  • Bệnh tiểu đường: Những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao bị viêm quanh khớp vai thể đông cứng. Đồng thời, bệnh nhân đái tháo đường cũng thường bị cứng khớp vai nhiều hơn, quá trình hồi phục cũng mất nhiều thời gian hơn những người khác.
  • Bất động khớp: Tình trạng này thường xảy ra ở những người mới cố định vai sau chấn thương, phẫu thuật hoặc gãy xương. Việc bất động trong thời gian dài khiến vai dễ bị cứng dẫn đến viêm quanh khớp vai.
  • Bệnh lý khác: Các bệnh lý như suy giáp, cường giáp, bệnh tim, bệnh Parkinson,… cũng có liên quan đến viêm khớp vai thể đông cứng.
  • Trường hợp không rõ nguyên nhân: Phần đa các bệnh nhân bị viêm quanh khớp vai thể đông cứng thường không rõ nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, một số yếu tố vẫn có thể kích thích bệnh khởi phát: rối loạn hệ miễn dịch dẫn đến tự tấn công bao hoạt dịch khớp vai của chính mình, rối loạn nội tiết tố nữ sau thời kỳ mãn kinh, rối loạn thần kinh sinh dưỡng ở khớp vai,…

Dấu hiệu nhận biết của bệnh

Bệnh nhân bị viêm quanh khớp vai thể đau cứng sẽ nhận thấy các cơn đau nhức xuất hiện ở bả vai và vùng cơ xung quanh. Ban đầu, cơn đau thường chỉ âm ỉ và không liên tục. Sau đó, mức độ sẽ tăng dần lên theo quá trình phát triển của bệnh.

Viêm quanh khớp vai thể đông cứng gây đau nhức nghiêm trọng
Viêm quanh khớp vai thể đông cứng gây đau nhức nghiêm trọng

Người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc di chuyển khớp vai. Khả năng cử động của cánh tay cùng bên cũng sẽ suy giảm đáng kể.

Cụ thể, các triệu chứng của viêm quanh khớp vai thể đông cứng thường tiến triển theo 3 giai đoạn sau đây:

  • Giai đoạn đóng băng

Ở giai đoạn này, cơn đau sẽ gia tăng từ từ cả về mức độ và tần suất, nhưng thường ít nghiêm trọng hơn viêm khớp vai thông thường. Người bệnh sẽ đau nhiều khi về đêm, đau cả khi nghỉ ngơi hay làm việc, đau buốt đến mất ngủ. Bất kỳ cử động nào tác động đến khớp vai đều khiến cơn đau tái phát.

Dần dần, vai sẽ cứng lại, làm giảm khả năng vận động khớp vai, đến cả những động tác cơ bản như đưa tay ra sau, chải đầu, gãi lưng,… người bệnh đều không thể thực hiện bình thường được. Các triệu chứng này sẽ kéo dài từ 6 tuần đến 9 tháng tùy theo từng trường hợp.

  • Giai đoạn đông cứng

Giai đoạn này các triệu chứng có thể đã được cải thiện rõ rệt, tuy nhiên, tình trạng cứng khớp vẫn còn và tương đối nghiêm trọng. Người bệnh vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động hàng ngày. Tình trạng này sẽ tiếp tục trong khoảng từ 4 – 6 tháng.

  • Giai đoạn tan băng

Có thể nói, đây là giai đoạn tự hồi phục của viêm quanh khớp vai thể đông cứng. Vai có thể vận động với phạm vi bình thường nhưng sẽ mất thêm vài tháng đau nhức để hồi phục hoàn toàn. Giai đoạn này thường kéo dài trong khoảng 6 tháng đến 2 năm.

Như vậy, phần đa các trường hợp viêm quanh khớp vai thể đông cứng có thể hồi phục hoàn toàn sau khi kết thúc quá trình tiến triển tự nhiên. Tuy nhiên, người bệnh sẽ phải chịu đựng các triệu chứng đau nhức và tê cứng trong suốt 3 – 4 năm.

Cách điều trị viêm quanh khớp vai thể đông cứng

Như đã đề cập ở trên, viêm quanh khớp vai thể đông cứng có thể tự biến mất hoặc chuyển biến tốt hơn theo thời gian. Tuy nhiên, một số trường hợp vẫn có thể chuyển thành bệnh mãn tính, dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề.

Do đó, người bệnh vẫn nên sử dụng một số phương pháp để kiểm soát cơn đau và đẩy nhanh quá trình hồi phục xương khớp. Quá trình điều trị sẽ mang đến kết quả tốt hơn nến được bắt đầu từ sớm. Hiện nay, viêm quanh khớp vai thể đông cứng có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp, bao gồm cả Đông Y, Tây y và các mẹo chữa trị tại nhà.

Tây Y điều trị viêm quanh khớp vai

Khi bị viêm quanh khớp vai thể đông cứng, người bệnh sẽ gặp tình trạng xơ hóa, dày và viêm dính bao khớp, dẫn đến đau nhức. Vì vậy, cách tốt nhất là sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm từ bên trong. Đồng thời, kết hợp với vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật để phá dính và kéo giãn bao khớp.

Dùng thuốc

Sử dụng thuốc Tây thường đem lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng, nên được rất nhiều bệnh nhân sử dụng.

Thuốc Tây mang lại hiệu quả nhanh
Thuốc Tây mang lại hiệu quả nhanh

Đau khớp vai nên uống thuốc gì? Người bệnh có thể trực tiếp sử dụng một số loại thuốc chống viêm, giảm đau theo đường uống hoặc đường tiêm, với mức độ nặng nhẹ tùy theo tình trạng bệnh:

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol, Panadol, Aspirin,… Đây là những loại thuốc giảm đau đường uống nhẹ nhất, có thể sử dụng mà không cần đơn kê của bác sĩ.
  • Thuốc chống viêm: Các loại thuốc thuộc nhóm non – steroid đều có tác dụng chống viêm, tiêu sưng hiệu quả.
  • Thuốc tiêm Cortisone: Trong một số trường hợp đau nhiều và đau ở mức độ nặng, người bệnh có thể cân nhắc sử dụng Cortisone. Loại thuốc này cần được tiêm trực tiếp vào khớp vai bị viêm. Do đó, bệnh nhân nên đến các cơ sở thăm khám để được hỗ trợ.
  • Thuốc tiêm Corticoid: Thường được sử dụng trong giai đoạn đông cứng, nhằm hỗ trợ việc bóc tách xơ dính ở bao khớp vai. Corticoid cũng cần được bơm trực tiếp vào ổ khớp viêm.

Một số loại thuốc không cần đến đơn kê của bác sĩ. Tuy nhiên, người bệnh vẫn nên cẩn trọng và không lạm dụng thuốc quá mức, gây ra các tác dụng không mong muốn.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng không nên tự ý sử dụng thuốc đường tiêm. Kỹ thuật này yêu cầu điều kiện vô trùng, vô khuẩn tuyệt đối, nếu không có thể gây nhiễm trùng khớp vai.

Vật lý trị liệu

Các loại thuốc kể trên chỉ có tác dụng giảm đau, chống viêm nhất thời. Để bóc tách các bao khớp bị dính và tăng cường phạm vi vận động của ổ khớp vai, người bệnh nên kết hợp với một số phương pháp vật lý trị liệu khác.

Các phương pháp vật lý trị liệu phổ biến bao gồm:

  • Phương pháp vật lý: Sử dụng sóng ngắn và sóng cực ngắn, chiếu bức xạ hồng ngoại, điện xung, vi sóng, điện di ion,… để tác động trực tiếp lên vùng bị viêm, tăng cường tuần hoàn máu và cung cấp chất dinh dưỡng nuôi ổ khớp.
  • Các bài tập vật lý trị liệu: Bài tập con lắc, động tác xoay vai ngoài và kéo giãn thụ động, đan chéo và kéo căng cánh tay,… giúp làm giãn và giảm độ dày của bao khớp, phá vỡ các điểm viêm dính và nâng tầm cử động cho vai.

Can thiệp ngoại khoa

Đây là phương pháp điều trị cuối cùng của viêm quanh khớp vai trong y học hiện đại. Nếu những phương pháp kể trên không hiệu quả, hoặc khớp bị suy giảm chức năng nghiêm trọng, các bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật và thực hiện một số kỹ thuật ngoại khoa như:

Phẫu thuật khớp vai
Phẫu thuật khớp vai
  • Mổ nội soi: Một số trường hợp sẽ được chỉ định mổ nội soi để bóc tách các điểm viêm dính trên bao khớp, cắt gọt gai xương, loại bỏ các ổ viêm mạn ở khớp vai.
  • Kéo giãn khớp vai: Đầu tiên người bệnh sẽ được sử dụng các loại thuốc chống viêm, giảm đau trong vòng một tuần. Sau đó, các bác sĩ sẽ gây tê thần kinh trên vai bằng thuốc, bắt đầu thực hiện phẫu thuật kéo giãn.

Sau phẫu thuật, người bệnh có thể mất từ 6 tuần đến 3 tháng để hồi phục tùy theo cơ địa từng người. Bệnh nhân vẫn cần áp dụng phương pháp vật lý trị liệu để duy trì tình trạng ổn định, tránh để bao khớp bị viêm dính trở lại.

Phương pháp Đông Y

Theo quan niệm của Đông Y, viêm quanh khớp vai thể đông cứng thuộc phạm vi chứng tý. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra nên tính chất tương đối khác nhau, các vị thuốc sử dụng cũng rất đa dạng.

Tuy nhiên, mục đích chủ yếu vẫn là điều trị từ căn nguyên, khu phong, trừ thấp, kết hợp bồi bổ cơ thể từ từ bên trong.

Bài thuốc Quyên tý thang gia giảm

Bài thuốc điều trị viêm quanh khớp vai thể đông cứng trong giai đoạn đầu, với tác dụng khu phong tán hàn, tăng cường lưu thông khí huyết. Đồng thời, giảm viêm, tiêu sưng, bổ sung dịch nhầy bôi trơn ở ổ khớp.

Bài thuốc Quyên Tý Thang
Bài thuốc Quyên Tý Thang

Nguyên liệu:

  • Hoàng kỳ dùng 16g.
  • Khương hoạt, xích thược, đương quy, khương hoàng, đại táo mỗi thứ dùng 12g.
  • Phòng phong, quế chi, trần bì mỗi vị dùng 8g.
  • Cam thảo, sinh khương dùng mỗi vị 6g.

Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 2 lần sáng và chiều.

Bài thuốc trị thể Kiên ngưng

Bài thuốc này thường được sử dụng trong giai đoạn đông cứng, với tác dụng hoạt huyết tiêu ứ, giảm đau chống viêm tại chỗ và thư cân hoạt lạc, đả thông kinh mạch.

Nguyên liệu:

  • 16g Hoàng kỳ.
  • 12g Xích thược, đương quy, khương hoàng, đại táo.
  • 10g Tô mộc, đào nhân.
  • 8g Khương hoạt, phòng phong, xuyên sơn giáp.
  • 6g Sinh khương, trần bì, cam thảo.

Cách dùng: Đem các nguyên liệu sắc lấy nước uống, dùng mỗi ngày một thang vào buổi sáng và chiều.

Các bài thuốc Đông Y được ưa chuộng với nhiều ưu điểm như lành tính, ít gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, thường có tác dụng chậm, đòi hỏi sự kiên trì của người dùng trong thời gian dài.

[middle_link]

Các mẹo chữa trị tại nhà

Khi bệnh mới khởi phát, bạn có thể sử dụng những bài thuốc dân gian để khắc phục nhanh các triệu chứng đau nhức. Nguyên liệu của bài thuốc thường là các loại cây, cỏ dễ tìm, dễ kiếm, có thể giúp bạn tiết kiệm chi phí và điều trị an toàn hơn.

Một số bài thuốc dân gian được nhiều người sử dụng hiện nay.

Bài thuốc trị viêm quanh khớp bả vai từ cây cỏ xước

Cỏ xước là một vị thuốc tự nhiên với nhiều công dụng có ích cho sức khỏe, đặc biệt là với những người mắc gặp vấn đề về xương khớp như: Tổn thương cột sống, thoái hóa khớp, viêm khớp,…

Trị viêm quanh khớp vai thể đông cứng với cây cỏ xước
Trị viêm quanh khớp vai thể đông cứng với cây cỏ xước

Nguyên liệu: Vài bó cây cỏ xước.

Cách thực hiện:

  • Cỏ xước nhặt và loại bỏ lá hỏng, đem rửa sạch rồi phơi khô để sử dụng dần.
  • Mỗi ngày sắc một nắm cỏ xước khô đã chuẩn bị để lấy nước. Lưu ý đun lửa nhỏ liu diu trong khoảng 20 phút để các tinh chất ngấm hết ra ngoài.
  • Tắt bếp và sử dụng phần nước cốt thu được. Chỉ sử dụng trong ngày, đun ấm mới vào ngày tiếp theo.
  • Chỉ sau 1 tuần sử dụng liên tục, bạn sẽ thấy những hiệu quả rõ rệt của phương pháp này.

Bài thuốc với tỏi ngâm

Tỏi là một gia vị quen thuộc trong bữa ăn gia đình. Tuy nhiên, dược liệu này cũng được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc dân gian trị bệnh về xương khớp, nhờ tính kháng khuẩn, chống viêm tự nhiên.

Nguyên liệu:

  • Vài củ tỏi tươi.
  • Rượu trắng.
  • Bình thủy tinh.

Cách sử dụng:

  • Tỏi tươi đem lột sạch vỏ và cho vào bình thủy tinh.
  • Đổ từ từ rượu trắng vào bình cho đến khi phần tỏi bị ngập hết.
  • Dùng nắp đậy kín bình và đặt ở những nơi khô ráo.
  • Ngâm một thời gian cho đến khi tỏi chuyển sang màu vàng là có thể sử dụng. Lưu ý, nên lắc bình mỗi ngày để tỏi được ngấm đều trong rượu.
  • Sau đó, mỗi ngày đổ một ít rượu tỏi ra tay và xoa bóp trực tiếp lên vùng khớp vai bị viêm.

Biện pháp phòng ngừa chứng viêm khớp vai

Các nguyên nhân dẫn đến viêm quanh khớp vai thể đông cứng hiện vẫn chưa được xác định và làm rõ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bạn vẫn có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh bằng một số nguyên tắc sau đây:

  • Tránh lao động quá sức, vận động mạnh, mang vác nặng làm tổn thương đến khớp vai.
  • Cẩn thận khi tham gia giao thông và chơi thể thao để hạn chế chấn thương bả vai.
  • Người lớn tuổi cần đi đứng cẩn thận, tránh những đoạn đường trơn trượt, dễ té ngã.
  • Trước khi chơi thể thao hoặc tập luyện tại nhà, bạn nên khởi động kỹ, làm nóng cơ thể, đặc biệt là khớp vai để tránh những tổn thương không mong muốn. Người từng bị viêm khớp dù ở độ tuổi nào cũng nên hạn chế các môn thể thao như tennis, cầu lông,… vì những bộ môn này rất dễ làm bệnh tái phát.
  • Kiểm soát tốt quá trình tiến triển của các bệnh mãn tính như tiểu đường, viêm phổi, viêm khớp dạng thấp,…
  • Quan tâm đến cơ thể, phát hiện nhanh các triệu chứng bất thường để được thăm khám và có biện pháp khắc phục kịp thời.
  • Phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh cần hết sức chú ý đến tình trạng sức khỏe, điều hòa và bổ sung nội tiết tố nữ để làm giảm nguy cơ mắc bệnh.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung ngay các thực phẩm hỗ trợ tốt cho quá trình hồi phục xương khớp như các loại rau xanh, hoa quả tươi, các loại cá, dầu thực vật, món ăn giàu canxi, omega – 3,…
  • Hạn chế ăn các món chiên rán, nhiều dầu mỡ, đồ đóng hợp nhiều chất bảo, đồ ăn nhanh,… Không nên ăn đồ ngọt và nội tạng động vật quá nhiều.
  • Tuyệt đối tránh xa các loại chất kích thích, rượu bia và thuốc lá.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể, kích thích quá trình tự đào thải độc tố, từ đó loại bỏ ngay các tác nhân kích thích phản ứng viêm đau bên trong cơ thể.
  • Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, chế độ sinh hoạt khoa học, đúng giờ, ngủ đủ giấc.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về căn bệnh viêm quanh khớp vai thể đông cứng. Trong hầu hết các trường hợp, cơ thể sẽ tự hồi phục khi kết thúc quá trình tiến triển của bệnh. Tuy nhiên, một số ít có thể chuyển thành bệnh lý mãn tính, dẫn đến những biến chứng nặng nề như teo cơ, tàn phế.

Do đó, người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan, cần đến ngay các cơ sở thăm khám khi phát hiện bản thân có các triệu chứng ban đầu của viêm quanh khớp vai thể đông cứng. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về bệnh lý này, đồng thời biết khắc phục và xử trí đúng cách khi bản thân hay các thành viên trong gia đình không may mắc bệnh.

4.4/5 - (7 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?