Viêm phế quản uống thuốc gì? Có cần uống kháng sinh không?

Viêm phế quản uống thuốc gì, có nên uống kháng sinh không? là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân. Viêm phế quản là một bệnh lý khá phổ biến, có thể gây ra nhiều biến chứng nếu không được điều trị đúng cách. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc xung quanh các loại thuốc điều trị viêm phế quản.

Viêm phế quản nên uống thuốc gì? Thuốc Tây trị viêm phế quản

Phác đồ điều trị viêm phế quản bằng thuốc tây y bao gồm điều trị nguyên nhân, cải thiện triệu chứng và các biện pháp hỗ trợ kèm theo. Trong đó, thuốc điều trị nguyên nhân bao gồm thuốc kháng virus, thuốc kháng sinh. Thuốc điều trị triệu chứng thường bao gồm thuốc giảm ho, thuốc long đờm, thuốc hạ sốt, giảm đau, giãn phế quản, chống viêm – giảm phù nề…

Phác đồ điều trị viêm phế quản phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ và thể trạng của mỗi người
Phác đồ điều trị viêm phế quản phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ và thể trạng của mỗi người

Tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ biểu hiện triệu chứng viêm phế quản và thể trạng người bệnh, các bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc điều trị dưới đây. 

Thuốc kháng virus

Dùng để tiêu diệt các loại virus là nguyên nhân gây nên bệnh viêm phế quản. Thường dùng loại kháng virus cúm A. Thuốc kháng virus nên được sử dụng sớm trong 36 giờ đầu kể từ khi khởi phát triệu chứng. Người bệnh không được tự ý sử dụng thường xuyên thuốc kháng virus. 

Thuốc trị viêm phế quản – Thuốc kháng sinh

Kháng sinh chỉ được chỉ được bác sĩ chỉ định trong trường hợp viêm phế quản cấp tính do vi khuẩn. Dấu hiệu nhận biết viêm phế quản do vi khuẩn thường là ho có đờm mủ, màu vàng hoặc xanh, diễn biến trên 10 ngày mà không tự khỏi,

Các loại kháng sinh chữa viêm phế quản phổ biến là:

  • Nhóm Beta lactam: Penicillin, Benzylpenicillin
  • Nhóm Cephalexin: Cefixim, Cefaclor…
  • Nhóm Macrolid: Streptomycin, Clarithromycin, Erythromycin…
  • Nhóm Quinolon: Ofloxacin, Ciprofloxacin
Kháng sinh tiềm ẩn nhiều rủi ro, cần sử dụng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ
Kháng sinh tiềm ẩn nhiều rủi ro, cần sử dụng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ

Tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm của bệnh, bạn có thể được sử dụng loại kháng sinh nhẹ hay mạnh, dạng đơn độc hay kết hợp nhiều loại kháng sinh. Nếu bệnh nhẹ, người bệnh có thể chỉ cần dùng kháng sinh từ 8 đến 15 ngày. Với những trường hợp nặng hơn, người bệnh sẽ cần từ 4 đến 6 tuần để khỏi bệnh. Bên cạnh đó, để tránh những biến chứng nguy hiểm và tình trạng kháng kháng sinh, người bệnh nên tuyệt đối tuân thủ các hướng dẫn điều trị của bác sĩ điều trị.

Thuốc long đờm

Các hoạt chất trong thuốc long đờm có thể là cắt đứt các liên kết disulfua trong dịch đờm, làm chúng lỏng hơn, dễ trôi khỏi phế quản hơn. Từ đó giúp người bệnh dễ dàng khạc nhổ và đưa đờm ra ngoài, làm đường thở thông thoáng hơn.

Một số loại thuốc long đờm thường được sử dụng:

  • Thuốc làm loãng dịch nhầy: natri benzoat, terpin hydrat… thường dùng trong các trường hợp ho có đờm nhẹ.
  • Thuốc khử lưu huỳnh: acetylcystein, carbocystein… dùng cho trường hợp ho nhiều đờm, gây tắc nghẽn cổ họng liên tục.

Người bệnh có thể kết hợp sử dụng thuốc long đờm và thuốc giảm ho với liều thích hợp để tăng hiệu quả loại bỏ chất tiết, đờm đường hô hấp ra ngoài. 

Acetylcystein là thuốc long đờm phổ biến và được sử dụng thường xuyên trong điều trị
Acetylcystein là thuốc long đờm phổ biến và được sử dụng thường xuyên trong điều trị

Lưu ý: Với trẻ em, thuốc long đờm thường không mang lại nhiều hiệu quả điều trị. Thuốc chỉ phát huy tác dụng khi trẻ uống nhiều nước. Tuy nhiên, bản thân nước đã là một loại thuốc loãng đờm tốt nhất. Vì vậy, các bác sĩ không khuyến khích cho trẻ sử dụng thuốc long đờm.

Viêm phế quản uống thuốc gì – Thuốc giảm ho

Ho là một phản xạ tự nhiên của đường hô hấp để tống các chất đờm và dịch nhầy ra ngoài để làm thông thoáng đường thở. Vì vậy, các bác sĩ thường không khuyến khích người bệnh sử dụng thuốc giảm ho.

Thuốc giảm ho là những loại thuốc có tác dụng ức chế trung tâm ho, làm cắt cơn ho. Các loại thuốc này thường được sử dụng trong các trường hợp ho nhiều, làm người bệnh mệt mỏi, mất ngủ. 

Các thuốc trị viêm phế quản giảm ho thường được sử dụng bao gồm: Codein, Pholcodin, Dextromethorphan với các biệt dược như Neocodion, Codepect, Atussin, Rhumenol… 

Lưu ý:

  • Chỉ sử dụng thuốc ho chứa codein cho người lớn, không sử dụng cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 18 tuổi vừa được cắt hoặc nạo V.A.
  • Không dùng thuốc trị ho cho người bị suy hô hấp, hen suyễn, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
  • Không lạm dụng thuốc giảm ho chứa codein vì chúng có thể gây nghiện.

Thuốc chống viêm, giảm phù nề Corticoid

Viêm phế quản khiến cho niêm mạc đường hô hấp bị viêm nhiễm, phù nề, làm không khí khó lưu thông. Các thuốc chứa corticoid sẽ làm giảm hiện tượng viêm nhiễm, làm cho đường thở thông thoáng hơn. Tùy thuộc vào mức độ biểu hiện của các triệu chứng, người bệnh có thể sử dụng thuốc corticoid dạng uống hoặc tiêm. 

Các loại thuốc chống viêm chứa corticoid thường được sử dụng là: Prednisolon, Methylprednisolon, Dexamethason…

Các corticoid có thể gây ra một số tác dụng phụ như tăng men gan, suy thận cấp, rối loạn chuyển hóa, rối loạn phân bổ mỡ, tăng nhịp tim, tăng huyết áp… Do vậy, khi sử dụng, người bệnh nên tuân thủ tuyệt đối các chỉ định về liều lượng và thời gian sử dụng của bác sĩ.

Viêm phế quản uống thuốc gì – Thuốc giãn phế quản

Là những thuốc có tác dụng làm giãn phế quản quản, giảm sự tắc nghẽn đường thở, phù hợp trong những trường hợp viêm co thắt phế quản. Cơ chế tác dụng của các loại thuốc này là làm giãn cơ bọc quanh phế quản, tăng kích thước đường thở. Nhờ vật, không khí dễ dàng di chuyển qua đường thở, giúp người bệnh dễ chịu, giảm cảm giác khó thở.

Cần thận trọng khi sử dụng khí dung cho trẻ nhỏ vì dễ gây quá liều
Cần thận trọng khi sử dụng khí dung cho trẻ nhỏ vì dễ gây quá liều

Các loại thuốc giãn phế quản thường sử dụng gồm:

  • Theophyllin
  • Thuốc chủ vận beta – 2: Salbutamol, Terbutalin, Fenoterol, Formoterol, Salmeterol…

Các bác sĩ thường khuyến cáo người bệnh nên sử dụng thuốc giãn phế quản ở dạng khí dung để tăng hiệu quả và giảm các tác dụng không mong muốn như  run tay, hồi hộp, đánh trống ngực, đỏ mặt… Thận trọng khi sử dụng thuốc cho trẻ em, người suy hô hấp, người có tiền sử bệnh gan, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

Vitamin và các các loại thuốc bổ

Tăng cường một số loại vitamin và khoáng chất thiết yếu có thể giúp hồi phục thể trạng, nâng cao hệ miễn dịch và rút ngắn thời gian điều trị. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ về các loại vitamin và thuốc bổ có thể sử dụng trong đợt điều trị. Bởi một số loại có thể gây tương tác hoặc làm giảm khả năng hấp thu thuốc.

Thuốc nam trị viêm phế quản

Một số bài thuốc nam có thể giúp cải thiện các triệu chứng bệnh viêm phế quản, đồng thời làm giảm tác dụng phụ trên cơ thể hơn so với thuốc tây. Người bệnh có thể sử dụng một số bài thuốc nam trị viêm phế quản sau:

Lê hấp đường phèn

Được sử dụng trong các trường hợp viêm phế quản cấp tính.

  • Thành phần: 1 quả lê, 10g bối mấu và 1 ít đường phèn.
  • Cách dùng: Rửa sạch quả lê, khoét bỏ hạt rồi cho bối mẫu và đường phèn vào hấp cách thủy. Chia quả lê thành 2 phần bằng nhau và ăn trong ngày.

Cao gừng

Thường sử dụng trong các trường hợp viêm phế quản kèm khó thở, ho nhiều, có đờm xanh hoặc vàng.

Gừng có tính ấm, quy kinh phế, có hiệu quả trong điều trị viêm phế quản
Gừng có tính ấm, quy kinh phế, có hiệu quả trong điều trị viêm phế quản
  • Thành phần: 1kg gừng tươi, 400g mật ong nguyên chất
  • Cách dùng: Gừng tươi, rửa sạch, ép lấy nước cốt. Đun nước cốt này cùng mật ong thành cao rồi bảo quản trong tủ mát, dùng dần. Mỗi lần dùng 1 thìa cao gừng với 1 cốc nước ấm.

Trà quất

  • Tác dụng: Giảm kích thích niêm mạc ống phế quản, giảm viêm, giảm ho, long đờm.
  • Cách dùng: Dùng 2g vỏ quất khô và 1 nhúm trà mạn hãm với nước sôi vừa đủ. Uống hằng ngày khi còn ấm.

Các bài thuốc nam trị viêm phế quản có tác dụng cải thiện triệu chứng bệnh, khá an toàn và lành tính. Nhưng thuốc cần thời gian điều trị lâu dài và chỉ phù hợp với những thể bệnh nhẹ. Người bệnh cần tìm hiểu kỹ và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Những lưu ý khi dùng thuốc điều trị viêm phế quản

Để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả trong quá trình sử dụng thuốc điều trị viêm phế quản, người bệnh cần lưu ý:

  • Bất kể loại thuốc nào cũng có thể gây tác dụng phụ nếu lạm dụng hoặc sử dụng sai liều, sai thời gian. Vì vậy, người bệnh chỉ nên dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Không tự ý dùng hoặc ngừng thuốc khi chưa có y lệnh.
  • Kết hợp dùng thuốc và xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, tập luyện và phòng tránh các tác nhân gây bệnh hợp lý, hiệu quả
  • Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường, cần đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra và xử lý kịp thời.

Qua bài viết trên đây, bạn đọc chắc hẳn đã giải đáp được thắc mắc “bệnh viêm phế quản uống thuốc gì?”. Tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh lý và thể trạng, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp nhất. Hãy chú ý sử dụng thuốc đúng hướng dẫn, kết hợp chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý để nhanh chóng khỏi bệnh. Nếu có bất thường trong quá trình điều trị, hãy liên hệ chuyên gia y tế để được giải đáp kịp thời.

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

5/5 - (1 bình chọn)

Tin mới

Giá mổ nội soi sỏi thận là bao nhiêu? Nên mổ ở đâu uy tín nhất

Các cách chữa viêm đa khớp an toàn, nhanh chóng

Mổ Hở Lấy Sỏi Thận Là Phương Pháp Gì? Có Ưu Nhược Điểm Nào?

Biến Chứng Sau Mổ Sỏi Thận Nguy Hiểm Ra Sao? Lưu Ý Gì Sau Mổ?

TOP 10+ loại thuốc chữa viêm đa khớp tốt nhất 2020

Chi Phí Tán Sỏi Thận Qua Da Có Đắt Không? Địa Chỉ Tán Sỏi Uy Tín

Chụp X-quang Sỏi Thận Là Gì? Các Phương Pháp Chụp Thường Dùng

Thuốc Sỏi Thận Nhật Bản: Top 5 Loại Thuốc Đặc Trị Siêu Hiệu Quả

Thuốc Trị Sỏi Thận Của Mỹ: Top 4 Thuốc An Toàn, Hiệu Quả Cao

Mổ Sỏi Thận Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Tránh Biến Chứng Nguy Hiểm?

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?