Viêm phế quản co thắt ở trẻ em nguy hiểm thế nào? Cách chữa an toàn mẹ cần biết

Viêm phế quản co thắt ở trẻ em là tình trạng viêm niêm mạc phế quản, gây phù nề, bít tắc, dẫn đến khó thở, ho nhiều, khạc đờm. Nhìn chung, bệnh có thể chữa khỏi nếu cha mẹ phát hiện sớm, điều trị tích cực ngay từ đầu. Ngược lại, nếu để lâu không điều trị hoặc điều trị không đúng cách, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường. Cùng tìm hiểu các thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, mức độ nguy hiểm và cách điều trị căn bệnh này trong bài viết dưới đây.

Viêm phế quản co thắt ở trẻ em là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm phế quản co thắt ở trẻ em là tình trạng các cơ trơn phế quản của trẻ bị viêm. Dẫn đến lòng phế quản bị thu hẹp tạm thời, tăng tiết chất nhầy làm cản trở không khí lưu thông trong phổi. Đây là dạng nặng của bệnh viêm phế quản. Bệnh được đặc trưng bởi các triệu chứng khó thở, ho nhiều, khạc đờm, khò khè….

Viêm phế quản co thắt ở trẻ em là gì
Viêm phế quản co thắt ở trẻ em là gì

Viêm phế quản co thắt ở trẻ em thường xuất hiện trong độ tuổi từ 2 – 6 tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau, phổ biến là do nhiễm trùng và suy giảm đề kháng.

Viêm phế quản co thắt là một tình trạng viêm đường hô hấp nghiêm trọng ở trẻ em. Bệnh tiến triển nhanh và dễ gây ra một số biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách như:

  • Xẹp phổi
  • Áp xe phổi
  • Viêm phổi
  • Tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất
  • Tâm phế mạn
  • Suy hô hấp

Triệu chứng bệnh viêm phế quản co thắt ở trẻ em

Các triệu chứng ban đầu của viêm phế quản co thắt ở trẻ dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý hô hấp khác. Phụ huynh cần theo dõi và nắm vững các kiến thức bệnh lý để chủ động phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời.

Khi bị viêm phế quản co thắt, trẻ thường có một số triệu chứng sau:

  • Đau rát họng, cảm giác vướng trong cổ họng, khó nuốt
  • Ho nhiều, ho khan hoặc có đờm
  • Khó thở, thở gấp hoặc thở khò khè, thở rít
  • Đau tức ngực
  • Dấu hiệu co rút lồng ngực, cánh mũi phập phồng, co kéo cơ xung quanh cổ trong trường hợp nặng, khó thở nhiều
  • Buồn nôn, nôn trớ, tiêu chảy
  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao
  • Nổi hạch bạch huyết
  • Mệt mỏi, quấy khóc, biếng ăn, bỏ bú
Viêm phế quản co thắt khiến trẻ khó thở, ho nhiều, đau tức ngực
Viêm phế quản co thắt khiến trẻ khó thở, ho nhiều, đau tức ngực

Khi nào cần đưa trẻ bị viêm phế quản co thắt tới bệnh viện?

Nếu trẻ có các dấu hiệu nặng, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện để được các chuyên gia thăm khám và xử lý kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Các dấu hiệu nặng gồm:

  • Trẻ sốt cao trên 39 độ, dùng thuốc hạ sốt không đỡ hoặc có hiện tượng co giật
  • Khó thở nặng, co rút lồng ngực, dấu hiệu sùi bọt cua ở trẻ sơ sinh
  • Da xanh tím, tím đầu chi, môi, lưỡi
  • Li bì, khó đánh thức hoặc bất tỉnh
  • Trẻ dưới 2 tháng tuổi

Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm phế quản co thắt

Cũng giống như các trường hợp viêm phế quản khác, viêm phế quản co thắt ở trẻ em thường gây ra bởi các nguyên nhân sau:

  • Nhiễm trùng: Là nguyên nhân phổ biến nhất, gây nên phần đa các ca bệnh ở trẻ. Do hệ miễn dịch còn non kém, trẻ dễ bị nhiễm một số virus gây bệnh đường hô hấp như virus cúm, Adenovirus và đặc biệt là RSV – virus hợp bào đường hô hấp. Các loại vi khuẩn út gặp hơn, thường là phế cầu, tụ cầu, liên cầu và H.Influenzae type b…
  • Thay đổi thời tiết: Thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc giao mùa cũng có thể là tác nhân gây bệnh.
  • Dị ứng: Cơ địa dễ dị ứng với các dị nguyên như phấn hoa, lông động vật, nấm mốc, mạt gà… có nguy cơ bị viêm phế quản co thắt cao hơn.
  • Ô nhiễm môi trường: Bụi bẩn, hóa chất, khói thuốc lá…

Trẻ nào có nguy cơ mắc viêm phế quản co thắt cao hơn?

Một số nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, những đối tượng trẻ em dưới đây có nguy cơ cao mắc các bệnh hô hấp, trong đó có viêm phế quản co thắt:

  • Trẻ sơ sinh
  • Trẻ sinh non, thiếu cân
  • Trẻ béo phì
Trẻ béo phì có nguy cơ bị viêm phế quản co thắt cao hơn những trẻ khác
Trẻ béo phì có nguy cơ bị viêm phế quản co thắt cao hơn những trẻ khác
  • Trẻ bị dị ứng đường hô hấp
  • Trẻ thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá
  • Trẻ sống trong môi trường ẩm thấp, nấm mốc
  • Trẻ có tiền sử mắc các bệnh đường hô hấp trước đó, đặc biệt là hen suyễn.

Cách điều trị viêm phế quản co thắt ở trẻ em

Viêm phế quản co thắt ở trẻ em có thể hoàn toàn điều trị được nếu áp dụng đúng phương pháp, đúng liệu trình. Tùy vào thể trạng, mức độ bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp với trẻ. 

Phụ huynh có thể tham khảo 3 phương pháp điều trị sau:

Điều trị viêm phế quản co thắt cho trẻ bằng thuốc Tây

Hiện nay, sử thuốc thuốc tân dược điều trị viêm phế quản co thắt cho trẻ là lựa chọn phổ biến của đa số phụ huynh. Một số nhóm thuốc được sử dụng trong phác đồ điều trị gồm:

  • Thuốc giãn phế quản: Để giảm nhanh các cơn khó thở, trẻ có thể được chỉ định một số thuốc loại thuốc giãn phế quản như Albuterol, Theophylline, Metaproterenol, Ipratropium và nhóm corticosteroid… Thuốc này có thể dùng dạng khí dung hoặc phun hít.
  • Thuốc giảm ho, long đờm: Có thể sử dụng N – acetylcystein để làm long đờm, giảm ho cho trẻ. Các bác sĩ không khuyến cáo sử dụng thuốc giảm ho, long đờm cho trẻ trừ trường hợp trẻ ho nhiều, đờm đặc gây mệt mỏi, mất ngủ.
  • Thuốc hạ sốt, giảm đau không steroid: Phổ biến nhất là Paracetamol với liều 10 – 15mg/kg cân nặng. Trẻ lớn hơn có thể cân nhắc sử dụng Ibuprofen tùy trường hợp.
  • Thuốc chống dị ứng: Gồm Loratadin, Clorpheniramin, Diphenhydramin… dùng trong các trường hợp chảy nước mũi, ngạt mũi, ngứa mũi nhiều.
  • Thuốc chống viêm: Alphachymotrypsin hoặc chống viêm Steroid
  • Vitamin và các loại thuốc bổ
Sử dụng thuốc tây điều trị bệnh cần tuân thủ các hướng dẫn điều trị của bác sĩ
Sử dụng thuốc tây điều trị bệnh cần tuân thủ các hướng dẫn điều trị của bác sĩ

Thuốc tây y chữa viêm phế quản nên sử dụng đúng liều lượng và đối tượng mới mang lại hiệu quả cao và phòng tránh các tác dụng phụ nguy hiểm. Nếu sử dụng kéo dài hoặc lạm dụng thuốc tân dược, trẻ có thể gặp phải một số tác dụng phụ như phát ban, mề đay, vàng da, suy thận cấp, rối loạn nhịp tim và huyết áp… Do vậy, tuân thủ đúng các hướng dẫn điều trị của bác sĩ là điều bắt buộc trong điều trị viêm phế quản co thắt ở trẻ em bằng thuốc Tây.

Mẹo chữa viêm phế quản co thắt tại nhà cho trẻ nhỏ

Phương pháp này sử dụng một số nguyên liệu dân gian để cải thiện các triệu chứng bệnh viêm phế quản. Một số mẹo thường được sử dụng gồm:

  • Dùng gừng: Hãm một vài lát gừng tươi với nước ấm, khuấy thêm 1 – 2 thìa mật ong sẽ giúp làm ấm cổ họng, giảm viêm, giảm ho. 
  • Dùng chanh: Pha 1 chén trà chanh, sả, mật ong uống mỗi ngày 2 – 3 lần sẽ giúp giải độc tố, thanh nhiệt, giảm các tổn thương tại niêm mạc cổ họng và phế quản do ho nhiêu.
  • Dùng dứa: Nước ép dứa tươi chứa nhiều enzym Bromelain có thể làm dịu cổ họng, giảm ho, long đờm.
  • Dùng cam thảo: Mẹ có thể cho trẻ ngậm trực tiếp 1 vài lát cam thảo trong 5 – 10 phút hoặc hòa loãng với nước ấm, uống hằng ngày.

Phương pháp chữa viêm phế quản co thắt cho trẻ bằng mẹo dân gian có tính an toàn và phù hợp với những trường hợp bệnh nhẹ. Hiệu quả của các phương pháp này còn phụ thuộc vào cơ địa từng bé. Do vậy, mẹ cần cân nhắc trước khi áp dụng chữa bệnh cho trẻ. 

Chữa viêm phế quản co thắt ở trẻ em bằng thuốc Đông y

Thầy thuốc ưu tú, Ths.Bs. Lê Phương, Giám đốc chuyên môn Trung tâm Đông y Việt Nam cho biết: “Các tài liệu y học cổ truyền cho rằng, viêm phế quản co thắt ở trẻ em là do phong hàn, nhiệt độc bên ngoài xâm nhập vào phế (phổi). Tình trạng này khiến phế khí bị tắc nghẽn, tân dịch hao tổn, thủy thấp ứ đọng. Từ đó gây ra các triệu chứng ho, khạc đờm, khò khè, thở rít, khó thở.”

Do vậy, nguyên tắc quan trọng nhất để chữa dứt điểm bệnh viêm phế quản co thắt ở trẻ em là bổ chính khu tà, vừa tăng cường chính khí, vừa thanh nhiệt giải độc, loại bỏ tà khí.

Đông y có nhiều bài thuốc chữa viêm phế quản co thắt có thể sử dụng cho trẻ em như:

  • Bài thuốc Tiểu thanh long thang: Ma hoàng, Quế chi, Bán hạ, Bạch thược, Can khương, Chích thảo mỗi vị 12g, Tế tân, Ngũ vị tử mỗi vị 6g. Sắc nước uống trong ngày, chia 3 lần.
  • Bài thuốc Xạ can ma hoàng thang: Xạ can, Ma hoàng 12g, Tử uyển, Sinh khương, Khoản đông hoa, Bán hạ mỗi vị 12g, Tế tân 4g, Ngũ vị tử 6g, Đại táo 3 quả. Sắc nước uống trong ngày, chia 3 lần.
  • Bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang: Gồm hơn 50 vị thuốc (cát cánh, bạc hà, bạch truật, bạch cương tàm, quất hồng bì, tạng diệp…) Đây là bài thuốc được nghiên cứu và áp dụng điều trị bởi Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam. Hiệu quả chữa bệnh được kiểm chứng cho hơn 25000 trẻ em và người lớn mắc các chứng bệnh viêm phế quản, viêm phế quản co thắt. Bên cạnh công dụng chữa triệt để và ngừa tái phát bệnh, Thanh hầu bổ phế thang còn tập trung nâng cao sức đề kháng, điều hòa thể trạng, kích thích trẻ ăn ngon, hấp thu dinh dưỡng và ngủ sâu giấc hơn. 100% thành phần dược liệu được chính trung tâm trồng và thu hái theo tiêu chuẩn GACP – WHO, nên luôn đảm bảo tính an toàn và không gây tác dụng phụ cho trẻ.
Thuốc đông y khá an toàn và phù hợp với trẻ nhỏ
Thuốc đông y khá an toàn và phù hợp với trẻ nhỏ

Phương pháp chữa viêm phế quản co thắt cho trẻ bằng thuốc Đông y mang lại hiệu quả lâu dài, an toàn và lành tình. Tuy nhiên, để các bài thuốc phát huy tối đa công dụng chữa bệnh, đảm bảo an toàn cho trẻ, cha mẹ nên lựa chọn các cơ sở khám chữa uy tín. Đồng thời cho trẻ kiên trì sử dụng trong thời gian dài. 

Chăm sóc trẻ bị viêm phế quản co thắt ở trẻ em

Theo các chuyên gia, bên cạnh việc dùng thuốc, các biện pháp chăm sóc và điều trị hỗ trợ hằng ngày có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều trị và phòng ngừa.

Các biện pháp chăm sóc bao gồm:

  • Nếu trẻ sốt nhẹ dưới 38,5 độ C, mẹ có thể chườm ấm toàn thân để hạ sốt. Chỉ sử dụng thuốc hạ sốt nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ C.
  • Giữ ấm cho trẻ
  • Cho trẻ uống nhiều nước ấm, có thể khuyến khích trẻ uống nước trái cây tươi, không thêm đường nếu trẻ có dấu hiệu tiêu chảy
  • Vệ sinh mũi, họng, tai bằng nước muối sinh lý 0.9 % 
  • Tiến hàng vỗ rung hoặc dẫn lưu với trẻ sơ sinh nếu trẻ không có phản xạ ho tốt, chưa khạc đờm được.
  • Tăng cường các thực phẩm giàu kẽm, vitamin như tôm, cá, trái cây, rau củ tươi, cá béo, thịt đỏ…
  • Chế biến thực phẩm dạng lỏng, chia nhỏ các bữa ăn, số lượng thức ăn mỗi bữa ít hơn
  • Với trẻ còn bú mẹ, tăng các cữ bú, mỗi cữ bú ít hơn để tránh nôn trớ
  • Hạn chế cho trẻ sử dụng thực phẩm nhiều đường muối, dầu mỡ, nước ngọt có ga
  • Khuyến khích trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn
  • Bù oresol nếu trẻ có dấu hiệu mất nước do sốt cao kéo dài hoặc tiêu chảy
  • Xông hơi ẩm hoặc sử dụng máy tạo không khí ẩm

Biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả

  • Sử dụng nước muối sinh lý nhỏ mũi, rửa mũi hoặc súc họng thường xuyên
  • Rửa tay bằng xà phòng ít nhất 20 giây trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Cha mẹ cũng cần rửa tay trước khi tiến hành chăm sóc cho trẻ.
  • Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và kéo dài đến năm 2 tuổi. Nếu mẹ không đủ sữa hãy chọn các loại sữa công thức có đủ chất dinh dưỡng, phù hợp với độ tuổi của trẻ.
  • Vệ sinh môi trường sống của trẻ sạch sẽ, thường xuyên giặt giũ, thay ga trải giường, chăn, màn, gối và rèm cửa tránh tích tụ bụi bẩn và nấm mốc.
  • Cho trẻ ăn dặm khi đến tuổi (thường là 6 tháng tuổi), chế biến thực phẩm từ lỏng đến đặc dần, đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất: protein, lipid, tinh bột, vitamin và khoáng chất.
  • Cách ly, hạn chế để trẻ tiếp xúc với người đang mắc các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp
  • Tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh. Chú ý tiêm ngừa cúm hằng năm để tránh nguy cơ mắc bệnh.
  • Khuyến khích trẻ vận động thể chất, vui chơi để nâng cao sức đề kháng.

Viêm phế quản co thắt ở trẻ em là tình trạng bệnh lý phức tạp, diễn tiến nhanh, có thể gây ngừng thở, suy hô hấp nếu không được điều trị kịp thời. Cha mẹ cần chủ động nắm bắt các kiến thức bệnh lý, biết cách xử lý khi trẻ có dấu hiệu mắc bệnh. Liên hệ với chuyên gia hoặc đưa trẻ đến các cơ sở y tế trong các trường hợp nặng của bệnh.

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

Đánh giá bài viết

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?