Viêm khớp vai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Cử động và chức năng cánh tay bị ảnh hưởng lớn khi mắc phải bệnh lý viêm khớp vai. Không những thế, những cơn đau âm ỉ khiến người bệnh khó chịu, bức bối không yên. Viêm khớp vai liệu có phải là một bệnh lý nguy hiểm và nên điều trị như thế nào?

Viêm khớp vai là gì? Đối tượng dễ mắc bệnh?

Viêm khớp vai hay còn được gọi là viêm quanh khớp vai là bệnh lý chỉ chung có những triệu chứng như đau, mỏi, cứng khớp tại vị trí vai và các đốt sống cổ xung quanh. Những hiện tượng này là do những tổn thương liên quan đến bao khớp, gân, dây chằng, cơ,…

Bệnh lý này không liên quan đến những sụn khớp, đầu xương hay màn dịch khớp, người bệnh nên chú ý để không nhầm lẫn với viêm khớp dạng thấp hay viêm khớp nhiễm khuẩn.

Viêm khớp vai được chia làm 4 thể:

  • Thể đơn thuần do các bệnh lý gân gây nên
  • Thể cấp do lắng đọng vi tinh thể
  • Thể giả liệt do đứt gân bó dài nhị đầu hoặc gân mũ cơ quay
  • Viêm quanh khớp vai thể đông cứng do bao khớp dày, dính bao hoạt dịch, co thắt bao khớp
Viêm khớp vai là một bệnh lý đặc biệt phổ biến
Viêm khớp vai là một bệnh lý đặc biệt phổ biến

Bệnh lý viêm quanh khớp vai có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào nếu bị chấn thương. Tuy nhiên, những khởi phát từ bên trong cơ thể sẽ thường xảy ra đối với những đối tượng sau:

Những người có tiền sử bị chấn thương ở vùng vai; gãy cánh tay, xương bả vai

  • Đã từng trải qua những phẫu thuật xương khớp vai, vùng bả vai
  • Những người bị bất động khớp vai do một vài bệnh lý gây nên
  • Những người gặp phải các vấn đề liên quan đến xương khớp, viêm khớp dạng thấp; bệnh lý ở lồng ngực; tiểu đường,…
  • Những người có đặc thù công việc thường xuyên phải mang vác bằng vai, dơ tay lên cao liên tục

Ngoài ra, thống kê cũng cho thấy nam giới có tỉ lệ mắc cao hơn nữ giới. Và những người bắt đầu bước sang độ tuổi 40 sẽ gia tăng nguy cơ mắc viêm khớp vai, điển hình nhất trong độ tuổi từ 40 – 60 tuổi.

Nguyên nhân gây viêm khớp vai là gì?

Nhiều yếu tố cộng hưởng gây nên chứng viêm khớp vai, người bệnh nếu muốn điều trị tận gốc bệnh cần phải nắm được đâu là nguyên nhân chính. Một vài nguyên nhân viêm khớp vai điển hình như:

Do chấn thương

Chấn thương là nguyên nhân ngoại sinh phổ biến nhất gây nên chứng viêm đau khớp vai. Chấn thương ở vài khá dễ để nhận biết, thường người bệnh sẽ cảm thấy khớp vai cứng, khó cử động hai cánh tay; cánh tay không còn lực;…

Một số chấn thương khớp vai phổ biến đó là rạn gãy xương bả vai, trật khớp vai do va chạm mạnh, tai nạn hoặc vận động khớp quá đà gây nên.

Chấn thương vai là nguyên nhân ngoại khoa điển hình
Chấn thương vai là nguyên nhân ngoại khoa điển hình

Do thói quen sinh hoạt

Những thói quen hàng ngày tưởng chừng vô hại nhưng có thể gây ra hậu quả khôn lường. Ví như việc bạn thường xuyên ngồi sai tư thế, nằm ngủ không đúng cách, mang vật nặng quá sức trên vai,… đều có thể dẫn đến những sự tổn thương cho xương khớp.

Thói quen xấu lặp đi lặp lại với tần suất lớn càng khiến xương khớp biến chứng từ từ khó lường hơn. Những người thuận tay phải sẽ dễ bị đau khớp vai phải và ngược lại.

Do bệnh lý lao xương khớp

Lao xương khớp là một bệnh lý mà hệ thống xương khớp bị trực khuẩn Mycobacterium tuberculosis lao tấn công. Bệnh lao xương khớp thường xảy ra ở độ tuổi khá trẻ, 20 – 40 tuổi. Không chỉ xảy ra ở khớp vai mà các khớp cột sống và khớp gối cũng rất dễ mắc phải. Tuy nhiên, tỉ lệ viêm khớp vai do lao xương khớp không quá cao.

Do viêm gân chóp xoay

Viêm gân chóp xoay là hiện tượng các dây chằng của cơ quay khớp vai bị chấn thương, hư tổn. Những chấn thương này có thể là do canxi bị lắng đọng, gân bị kẹp hoặc chèn ép giữ xương cánh tay với xương vai. Một số trường hợp khác là do người bệnh bị rách gân, hậu quả của ngã, tai nạn, va đập mạnh,…

Viêm gân chóp xoay khiến người bệnh liên tục phải chịu những cơn đau âm ỉ, kéo dài ở một hoặc hai bên vai. Lâu dần có thể khiến viêm khớp vai, thoái hóa khớp vai, cứng khớp vai,…

Chóp xoay vai bị tổn thương gây sưng viêm
Chóp xoay vai bị tổn thương gây sưng viêm

Do thoát vị đĩa đệm cổ

Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng lệch, lồi bao xơ đĩa đệm khiến nhân nhầy tràn ra ngoài chèn ép lên dây thần kinh gây đau đớn cho bệnh nhân. Các đốt sống cổ có nguy cơ thoát vị đĩa đệm khá cao vì phải chịu nhiều áp lực ở phần đầu.

Thoát vị đốt sống cổ không chỉ gây đau ở phần cổ mà còn lan ra vùng vai và cánh tay gây tê bì, sưng viêm. Nặng hơn nữa có thể khiến đau khớp vai trái, phải; cánh tay mất sức lực; lan rộng cơn đau xuống tận các ngón tay.

Do thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ xảy ra chủ yếu ở những người bước vào độ tuổi trung niên. Tuy nhiên giới trẻ cũng không nên chủ quan vì bệnh đang ngày càng có dấu hiệu trẻ hóa.

Thoái hóa đốt sống cổ khiến dịch khớp bị khô, các khớp xương cọ xát với nhau gây ra tình trạng viêm đau, chèn ép rễ thần kinh xung quanh gây viêm khớp vai. Thoái hóa lâu này còn khiến xương yếu, giòn, dễ gãy, dễ tổn thương khi có những tác động lực từ bên ngoài.

Thoát vị đĩa đệm cổ có thể là nguyên nhân gây ra viêm khớp quanh vai
Thoát vị đĩa đệm cổ có thể là nguyên nhân gây ra viêm khớp quanh vai

Triệu chứng nhận biết viêm khớp vai

Đau khớp bả vai phải, bả vai trái là triệu chứng điển hình và xảy ra ở hầu hết mọi bệnh nhân viêm khớp vai. Cơn đau có thể xuất hiện khi cử động hay xoay cánh tay, có khi là tự nhiên đau mặc dù không cử động tay, cổ. Sáng sớm và đêm là lúc cơn đau rõ rệt nhất.

Những trường hợp viêm nặng, cơn đau thường kéo dài âm ỉ khiến người bệnh luôn cảm thấy khó chịu. Ngoài triệu chứng cơ bản này, người mắc viêm khớp vai sẽ có thể gặp phải một số biểu hiện khác như:

  • Cứng khớp: Cứng khớp là hiện tượng cơ cứng, không thể cử động khớp vai sau một thời gian dài không cử động, ví dụ sau khi ngủ dậy. Cứng khớp khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc tự ngồi dậy hay đứng lên. Thường triệu chứng này sẽ mất đi khi được xoa bóp một lúc.
  • Giới hạn phạm vi cánh tay: Những cơn đau, cứng cơ khiến cánh tay không thể hoạt động như bình thường. Những động tác tay cơ bản như vươn vai, co duỗi tay, xoay cánh tay,.. đều sẽ bị giới hạn. Ví dụ, thông thường bạn có thể xoay tay một vòng tròn thì lúc này chỉ có thể xoay nửa vòng, nếu cố gắng sẽ khiến khớp vai đau nhói.
  • Nóng ran ở vai: Những vùng viêm đau ở khớp vai có thể khiến người bệnh có cảm giác nóng ran. Cảm giác này có thể kèm sưng hoặc ửng đỏ. Đây là những dấu hiệu chuyển biến nặng của viêm khớp bả vai.
  • Tê bì cánh tay, bàn tay: Những trường hợp đau vai, cổ kèm theo chứng tê bì ở phần tay tức là các rễ thần kinh đang bị chèn ép. Người bệnh không nên chủ quan với tình trạng này bởi lúc này có thể triệu chứng viêm đã rất nặng.

Khi nhận thấy bản thân có những biểu hiện như trên, bạn không nên chủ quan ngó lơ, đặc biệt là triệu chứng kéo dài liên tiếp trong thời gian dài.

Cứng khớp khiến việc vận động trở nên khó khăn
Cứng khớp khiến việc vận động trở nên khó khăn

Biến chứng của bệnh lý viêm quanh khớp vai

Nhiều người chưa thực sự biết đến những nguy hiểm mà viêm khớp vai có thể gây ra nên vẫn còn thờ ơ với các triệu chứng lâm sàng. Nếu không nhanh chóng đưa ra phương án cải thiện có thể gây ra những biến chứng:

  • Biến dạng khớp: Viêm khớp bả vai kéo dài sẽ gây ra một vài hiện tượng như tràn dịch khớp, phá hỏng cấu trúc gây biến dạng khớp một cách nghiêm trọng
  • Vận động khó khăn: Ban đầu cơn đau âm ỉ nên người bệnh không mấy quan tâm. Bởi thế mà cơn viêm nhiễm ngày càng nặng hơn, cơn đau trầm trọng hơn mỗi ngày làm hạn chế khả năng vận động của người bệnh. Điển hình nhất là cánh tay không thể vận động như bình thường.
  • Tàn phế, bại liệt: Biến chứng nguy hiểm nhất của những bệnh viêm quanh khớp vai chính là mất hoàn toàn khả năng vận động. Những trường hợp này rất khó để điều trị và phục hồi lại như ban đầu.

Đây chính là những lý do vì sao chúng ta không nên chủ quan với những cơn đau nhức ở vùng vai, cổ, cánh tay. Vậy, khi phát hiện bệnh viêm khớp vai thì điều trị như thế nào?

Chẩn đoán và điều trị viêm khớp vai hiệu quả

Chẩn đoán viêm khớp vai chủ yếu dựa vào những biểu hiện lâm sàng ở vị trí xuất hiện cơn đau và một vài kỹ thuật chuyên say để xác định thể bệnh.

  • Chẩn đoán lâm sàng: Bệnh nhân thực hiện một số động tác như co cánh tay, dơ tay lên xuống để đánh giá mức độ hoạt động. Ngoài ra các bác sĩ sẽ tiến hành ấn nắn, quan sát ngoài ra tại vị trí đau xem có các biểu hiện như sưng, ửng đỏ, bầm tím, nổi cục,…hay không.
  • Chẩn đoán cận lâm sàng: Bệnh nhân được chỉ định thực hiện các xét nghiệm máu, chụp X-quang, siêu âm,… để xác định chính xác căn nguyên gây bệnh, từ đó các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Nguyên tắc trong điều trị viêm khớp vai đó là sự kết hợp giữa việc dùng thuốc với các phương pháp vật lý trị liệu nhằm đẩy nhanh hiệu quả phục hồi. Những trường hợp bệnh chuyển nặng, nguy cơ biến chứng nguy hiểm mới tính đến phương án can thiệp phẫu thuật.

Thuốc Tây y chữa viêm quanh khớp vai

Không thể phủ nhân tác dụng giảm đau, ngừa viêm hiệu quả của những loại thuốc Tây y trong điều trị viêm khớp nói chung và viêm khớp vai nói riêng. Một số loại thuốc đang được chỉ định trong phác đồ điều trị bao gồm:

  • Thuốc giảm đau cơ bản: Acetaminophen, Tramadol, Acetaminophen kết hợp với Codein,…
  • Thuốc kháng viêm không chứa Steroid: Celecoxib, Meloxicam, Piroxicam,…
  • Thuốc ngăn ngừa thoái hóa khớp tác dụng chậm: Diacerein, Glucosamin sulfat,…
  • Thuốc corticoid dạng tiêm: Methylprednisolon acetat, Betamethason dipropionat,…

Thuốc Tây y có tác dụng nhanh nhưng cũng có mặt trái là gây nhiều tác dụng phụ. Bệnh nhân cần cân nhắc và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Những bệnh nhân đang mắc các bệnh lý mãn tính như tiểu đường, huyết áp, tim mạch,… đã hoặc đang dùng thuốc điều trị đều phải khai báo với bác sĩ khi thăm khám.

Thông tin hữu ích

11+ thuốc trị viêm đau khớp cho hiệu quả tốt nhất hiện nay
Thuốc tiêm sử dụng trong điều trị viêm đau quanh khớp vai
Thuốc tiêm sử dụng trong điều trị viêm đau quanh khớp vai

Chữa viêm khớp vai an toàn theo y học cổ truyền

Thuốc Đông y chủ trị tập trung vào các thể bệnh và tùy vào cơ địa của bệnh nhân. Thuốc được bốc và gia giảm tùy vào từng trường hợp cụ thể:

  • Bài thuốc điều trị thể Kiên thống: Khương hoạt, quế chi, xích thược, đại táo, đương quy, hoàng kỳ, cam thảo, phòng phong, sinh khương, trần bì.
  • Bài thuốc điều trị thể Kiên ngưng: Khương hoạt, vảy tê tê, xích thược, hoàng kỳ, sinh khương, đào nhân, tô mộc, đại táo, đương quy, khương hoàng, cam thảo, phòng phong, trần bì.
  • Bài thuốc điều trị thể Kiên phong: Thục địa, hoàng kỳ, bạch thược, hồng hoa, đào nhân, xuyên khung, đảng sâm, đương quy.

Thuốc Đông y cần được sắc theo thang uống trong ngày, không nên để đến ngày hôm sau vì sẽ làm giảm tác dụng của thuốc. Một vài loại thuốc phải canh giờ uống chính xác. Chữa viêm quanh khớp vai YHCT thường phải dùng 1 – 2 liệu trình, mỗi liệu trình kéo dài 1 tháng mới bắt đầu phát huy tác dụng.

Người bệnh lưu ý chọn nhà thuốc uy tín, bác sĩ có chuyên môn để bốc. Hiện nay có rất nhiều cơ sở bốc thuốc kém chất lượng nên cần đặc biệt cẩn thận.

Bài thuốc dân gian chữa viêm khớp vai

Bên cạnh các bài thuốc kê đơn, bệnh nhân viêm khớp vai cũng có thể tận dụng những cây thuốc thảo dược quanh nhà nhằm hỗ trợ cải thiện các triệu chứng đau, nhức, mỏi.

  • Quả đu đủ và mễ nhân: Dùng đu đủ xanh thái miếng nhỏ vừa ăn, mễ nhân còn sống đem đun cùng nhau ở mức lửa nhỏ. Khi chín mềm thì thêm đường ăn khi còn nóng.
  • Cà tím: Cà tím tươi cắt lát mỏng rồi cho vào nồi đun. Đun sôi đậy kín nồi, tắt bếp ủ cà tím đến khi nguội hẳn. Dùng nước đun uống trong ngày.
  • Lá ngải cứu: Lá ngải tươi rửa sạch, để ráo. Bắc chảo nóng rồi cho ngải cứu và chút rượu trắng vào sao đến khi nóng. Dùng một tấm khăn vải mỏng bọc lá ngải cứu còn nóng, đắp lên vùng vai bị đau. Khi lá nguội có thể sao lại dùng thêm 1 – 2 lần nữa.
  • Cây tướng quân, dạ cẩm: Sơ chế sạch sẽ hai nguyên liệu, để ráo nước rồi cho vào cối giã nát. Dùng hỗn hợp lá đắp trực tiếp lên vị trí vai bị đau. Đắp trong khoảng 15 – 20 phút là được.

Khi sử dụng các bài thuốc dân gian chữa viêm đau khớp cũng nên lưu ý tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị để yên tâm nhất. Những bài thuốc này cần sử dụng liên tục trong nhiều ngày mới mang lại hiệu quả như ý muốn.

Cà tím cũng là một nguyên liệu điều trị viêm khớp rất tốt
Cà tím cũng là một nguyên liệu điều trị viêm khớp rất tốt

Tập luyện hỗ trợ điều trị viêm quanh khớp vai

Tập luyện kết hợp với các phương pháp điều trị dùng thuốc trên đây giúp dẻo dai xương khớp, rút ngắn thời gian phục hồi chức năng.

  • Vắt chéo tay: Đứng thẳng người, từ từ đưa cánh tay đau vắt chéo sang trước ngực, hướng sang vai đối diện. Dùng tay còn lại kéo tay đau ép sát vào người kéo dãn tối đa và giữ trong vòng 30s.
  • Kéo dây: Dùng dây có độ đàn hồi tốt buộc vào cột hoặc vị trí cố định. Dùng hai tay nắm dây kéo về phía sau, tay áp sát thân, vai cố định.Thực hiện liên tục 15 lần.
  • Duỗi khuỷu tay: Đứng thẳng người, hai tay dơ lên cao, có thể cầm tay tạ nhẹ hoặc 1 chai nước. Từ gập khuỷu tay về phía sau, giữ khoảng 2s rồi duỗi thẳng về vị trí ban đầu. Thực hiện liên tục 15 lần.
  • Xoay xương bả vai: Đứng thẳng người, hai tay để tự nhiên dọc theo hai bên người. Từ từ nâng phần vai, hướng lên phía trên, ra phía trước, xuống dưới, ra phía sau, trở lại vị trí ban đầu. Thực hiện liên tục 15 lần.
  • Cánh tay con lắc: Đứng gập người, lấy một vị trí làm điểm tựa như mặt bàn. Đặt tay không đau chống lên mặt bàn, tay bị đau vai buông thả tự do. Bắt đầu lắc tay theo hướng vòng trong, tự do như con lắc đồng hồ. Lưu ý chỉ lắc tay theo vòng tròn bán kính nhỏ và thực hiện khoảng 3 – 5 phút.

Các bài tập cần được thực hiện với cường độ vừa phải để không gây tổn thương sâu hơn ở khớp vai.

Các bài tập vai đều dễ thực hiện mọi lúc mọi nơi
Các bài tập vai đều dễ thực hiện mọi lúc mọi nơi

Phẫu thuật chữa viêm khớp vai

Không nhiều trường hợp cần đến can thiệp phẫu thuật để điều trị viêm khớp vai. Tuy nhiên, những tổn thương quá sâu, điều trị nội khoa 3 – 4 năm vẫn không có tiến triển, bệnh ngày càng nặng hơn cần phải phẫu thuật mới có thể giúp giảm thiểu cơn đau cho bệnh nhân. Có thể lựa chọn phương án mổ hở hoặc mổ nội soi khớp vai, những kỹ thuật phẫu thuật có thể thực hiện như:

  • Cắt bỏ các gai xương
  • Điều chỉnh chóp xoay
  • Điều chỉnh dây chằng
  • Chỉnh khớp bị lệch
  • Loại bỏ các mô bị viêm
  • Cắt bỏ viền sụn

Phẫu thuật mổ nội soi sẽ tốn nhiều chi phí hơn so với mổ hở. Tuy nhiên, kỹ thuật này sẽ hạn chế tối đa những biến chứng trong phẫu thuật và nhanh chóng lành hơn.

Phòng ngừa viêm khớp vai tại nhà hiệu quả

Nếu không muốn phải đối diện với những cơn đau dữ dội gây mất ngủ, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, bạn nên nghĩ ngay tới việc phòng ngừa càng sớm càng tốt bằng những cách sau:

Ăn uống khoa học

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những dưỡng chất đến từ thực đơn ăn uống hàng ngày giúp cho việc cải thiện chức năng xương khớp cực kỳ tốt. Một chế độ ăn uống khoa học không chỉ giúp phòng ngừa viêm khớp vai, viêm đa khớp mà chúng có tác dụng với mọi loại bệnh tật.

  • Viêm khớp vai nên ăn gì: Trái cây (cam, quýt, ổ, dâu tây,…), rau xanh(bông cải xanh, rau ngót, rau chân vịt,…), các loại cá béo (cá hồi, cá trích, cá ngừ,…), dầu thực vật (dầu hạnh nhân, dầu oliu, dầu mè,…), thực phẩm giàu vitamin D, K, canxi, acid folic…
  • Viêm khớp vai nên kiêng gì: Đồ chiên rán, thức ăn nhanh, chất béo động vật, thịt đỏ, đồ ngọt, rượu bia, thuốc lá, cà phê, đồ uống có cồn, đồ uống có gas,…

Ngoài ra, đừng quên uống đủ nước mỗi ngày để cơ thể được thải độc tự nhiên, giúp xương khớp trơn tru linh hoạt hơn.

Chế độ ăn uống khoa học luôn cần thiết trong quá trinh điều trị
Chế độ ăn uống khoa học luôn cần thiết trong quá trinh điều trị

Tập luyện điều độ

Rất nhiều bài tập dành riêng cho phần vai, cổ, cánh tay có thể áp dụng bất kể lúc nào, bất kể nơi đâu. Vì vậy, đừng trì hoãn bản thân mà hãy liên tục tập luyện một cách đều đặn. Khi được vận động thường xuyên, các khớp xương sẽ có độ linh hoạt nhất định, ngăn ngừa xảy ra các trình trạng như khô khớp, cứng khớp,…

Điều quan trọng nhất khi tập luyện đó là tập đúng thao tác với cường độ phù hợp. Rất nhiều trường hợp, tự tập luyện tại nhà khiến xảy ra chấn thương, đau nặng nề hơn đó là do tập chưa đúng cách. Những người cố gắng tập thật nhiều, tập với cường độ mạnh lại càng nguy hiểm.

Nếu xương khớp đã yếu sẽ không thể chịu được những vận động mạnh như vậy, càng dễ viêm đau, tổn thương. Tất nhiên, đừng quên khởi động kỹ càng trước khi tập luyện để làm nóng cơ thể.

Thay đổi chế độ sinh hoạt

Có thể nói, một chế độ sinh hoạt lành mạnh sẽ quyết định thời gian điều trị bệnh cũng như cải thiện nguy cơ mắc bệnh. Bởi lẽ, những thói quen sinh hoạt của chúng ta sẽ diễn ra hằng ngày, hằng giờ. Một thói quen không đúng, sẽ khiến khớp vai liên tục phải chịu áp lực dồn nén lên.

Không phải ai cũng tự có ý thức thay đổi chế độ và thói quen sinh hoạt, bởi vậy tỷ lệ bệnh nhân viêm khớp vai do thói quen xấu khá cao. Chúng ta nên loại bỏ các thói quen như ngủ sai tư thế, cúi đầu quá lâu, vung tay mạnh, mang balo nặng, vác vật nặng,…

Với những kiến thức về bệnh viêm khớp vai và cách phòng ngừa hiệu quả trên đây, chắc hẳn bạn đọc đã chắt lọc được những thông tin thực sự hữu ích. Đừng quên áp dụng vào cuộc sống hàng ngày để luôn có một cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai.

4.9/5 - (7 bình chọn)

Gợi ý xem thêm:

Tin mới

Các cách chữa viêm đa khớp an toàn, nhanh chóng

Mổ Hở Lấy Sỏi Thận Là Phương Pháp Gì? Có Ưu Nhược Điểm Nào?

Biến Chứng Sau Mổ Sỏi Thận Nguy Hiểm Ra Sao? Lưu Ý Gì Sau Mổ?

TOP 10+ loại thuốc chữa viêm đa khớp tốt nhất 2020

Chi Phí Tán Sỏi Thận Qua Da Có Đắt Không? Địa Chỉ Tán Sỏi Uy Tín

Chụp X-quang Sỏi Thận Là Gì? Các Phương Pháp Chụp Thường Dùng

Thuốc Sỏi Thận Nhật Bản: Top 5 Loại Thuốc Đặc Trị Siêu Hiệu Quả

Thuốc Trị Sỏi Thận Của Mỹ: Top 4 Thuốc An Toàn, Hiệu Quả Cao

Mổ Sỏi Thận Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Tránh Biến Chứng Nguy Hiểm?

Sỏi Thận Nên Ăn Trái Cây Gì, Kiêng Gì Để Hết Sỏi Nhanh Nhất?

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?